Đức Phật răn dạy "nóng giận là bản năng, tĩnh lặng là bản lĩnh": Vì sao nói thế?
BÀI LIÊN QUAN
Đức Phật dạy về "tín nghĩa": Sống ở đời, đừng bao giờ đánh mất chữ tínNgẫm về lời Đức Phật dạy về "đạo làm con" không phải ai cũng thấu tỏ: Trăm thiện không có gì thiện bằng hiếu thảo, trăm ác không có gì ác bằng bất hiếu!Thấm thía lời Đức Phật dạy về chữ "tâm": Tâm lệch lạc thì cuộc sống đảo điên, tâm gian dối thì cuộc sống bất anTheo Phật giáo, sai lầm lớn nhất của chúng ta chính là đem những tật xấu, những cảm xúc tiêu cực trút bỏ lên những người xung quanh và càng là người thân thì càng dễ gây ra thương tổn. Những cái gì mà nói toạc ra, cái gì cũng bộc lộ hết đó không phải là thẳng tính mà đó chính là thiếu bản lĩnh. Suy cho cùng thì tất cả những cảm xúc tiêu cực của con người đều là sự phẫn nộ dành cho sự bất lực của bản thân. Nếu như bạn đúng thì bạn chẳng cần phải nổi giận còn nếu bạn sai thì bạn không có tư cách để nổi giận.
Một người khi có cảm xúc ổn định thì vẻ mặt sẽ thường ôn hòa khiến cho người khác dễ chịu giống như được một cơn gió mát thổi qua từ đó giúp cho mọi người xích lại gần nhau hơn. Ngược lại, một người động một chút là nổi giận thì ai gặp cũng không ưa nổi và trốn tránh.
Khi đem một nắm muối bỏ vào cốc nước, cốc nước sẽ trở nên mặn chát. Đem một nắm muối bỏ vào hồ nước thì hồ nước vẫn ngọt. Lòng người cũng thế, càng nông cạn thì càng dễ biến chất, càng sâu thì càng khó lung lay. Ý nghĩa của đời người không ngoài việc tu tâm dưỡng tính để cho lòng bao la như biển hồ và trước những nắm muối thị phi của cuộc đời vẫn thản nhiên không xao động.
Giác ngộ lời Đức Phật dạy về "chấp niệm": Một người quyết vứt bỏ chấp niệm trong lòng thì xung quanh sẽ tràn đầy tình yêu thương
Khi lắng nghe lời Phật dạy về chấp niệm trong cuộc đời của mỗi con người để hiểu rõ nên vứt bỏ điều gì trong cuộc đời này thì mới có thể sống một cách thanh thản và tự do. Vậy, chấp niệm mà Đức Phật khuyên cần vứt bỏ đó là gì? Những lời Phật dạy dưới đây sẽ giúp cho mọi người có thể tìm ra câu trả lời cho câu hỏi này.Đức Phật dạy về "tín nghĩa": Sống ở đời, đừng bao giờ đánh mất chữ tín
Người xưa thường rất coi trọng chữ tín. Họ cho rằng lời nói ra là phải có sự tin tưởng hoàn toàn. Những lúc bản thân đã chủ định giữ chữ tín với ai mà không thể làm được thì họ sẽ cảm thấy những năm tháng cuộc đời về sau là không còn giá trị và ý nghĩa gì nữa.Con người sống đều là đang vác trên vai gánh nặng
Cũng có câu nói rất hay rằng, con người đều là đang vác nặng mà tiến về phía trước. Vậy nên, khi con người đến một độ tuổi nhất định thì cần phải học được cách buông bỏ những gì cần buông bỏ và giữ lấy những gì nên cần quý trọng. Những người trưởng thành cần phải ném bỏ một số đồ vật trên hành trang của mình giống như những người bạn hư tình giả ý, những thú vui rượu chè vô nghĩa hay những câu chuyện phiếm vô dụng. Thay vào đó là phải biết nắm giữ và trân quý sự tự tin, tấm lòng lương thiện, khiêm tốn và giản dị,...
Cần từ bỏ tam độc, tu dưỡng cho mình một trái tim trong sáng
Khi từ bỏ tham - bớt đi một ham muốn thì sẽ thêm một phần tự do.
Từ bỏ sân - bớt đi một phần tranh chấp và thêm một phần ung dung.
Từ bỏ si - bớt đi một phần mê muội và thêm một phần tĩnh tâm.
Trong cuốn sách của Tống Mặc - đây là tập hợp những bài học và lời tâm sự về nhân sinh, luận về cuộc đời của đại sư Hoằng Nhất (là vị tài tử buông mọi trần tục để quy y cửa Phật và là người được mệnh danh tinh thông kim cổ và cũng có tầm ảnh hưởng lớn trong Phật giáo. Khi trưởng thành thì hãy để lòng rộng mở, tiến gần đến với chữ Người, học được cách bao dung và học được cách khống chế cảm xúc. Đừng để cho những cảm xúc nhất thời như ngọn lửa và tưởng thiêu rụi được kẻ thù mà thực chất là lại làm bỏng tay ta trước.