Đức Phật dạy về "tín nghĩa": Sống ở đời, đừng bao giờ đánh mất chữ tín
BÀI LIÊN QUAN
Thấm thía lời Đức Phật dạy về chữ "tâm": Tâm lệch lạc thì cuộc sống đảo điên, tâm gian dối thì cuộc sống bất anGiác ngộ lời Đức Phật dạy giúp gia đình hưng thịnh: Mỗi người đều phải nhắm đến cái đích là sự giàu có thì mới đạt được hạnh phúc!Giác ngộ lời Đức Phật dạy: Tình yêu giữa hai người “tỉnh thức” sẽ như thế nào?Chữ tín là gì?
Theo Phật giáo, chữ tín là coi trọng lòng tin của mọi người đối với mình, biết trọng lời hứa và biết tin tưởng. Xã hội ngày nay, lời hứa không còn đáng giá một đồng. Và ngay cả khi hợp đồng lập ra cũng có thể là giả hay các công văn giả, văn bằng giả, giấy chứng nhận giảm... đều có ở khắp mọi nơi. Người xưa khi nói sẽ thường dùng từ "tín nghĩa" - nghĩa là một lời khi nói ra thì cả đời nhất định phải làm được. Và ngày nay, chữ tín nghĩa thường được ghi thành tín dự, chỉ khác một chữ nhưng ý nghĩa lại sai hàng vạn dặm. Đa số từ đó đều chỉ để thỏa mãn ham muốn cá nhân của bản thân chứ không hề nói đến đạo nghĩa. Đừng vì tùy hứng mà lỡ thất tín với người khác. Chúng ta cũng cần phải noi gương người xưa, coi trọng chữ tín - chỉ có thế mới khiến cho xã hội này trở nên tốt đẹp hơn.
Ngẫm về lời Đức Phật dạy về "đạo làm con" không phải ai cũng thấu tỏ: Trăm thiện không có gì thiện bằng hiếu thảo, trăm ác không có gì ác bằng bất hiếu!
Có thể thấy, trong trăm thiện không có gì thiện bằng hiếu thảo, trăm ác không có gì ác bằng bất hiếu. Khi làm người, muốn hướng thiện, tu tâm dưỡng tính thì việc đầu tiên cần phải làm đó chính là giữ được đạo làm con để đền đáp mọi công ơn sinh thành, dưỡng dục của cha mẹ.Cảm niệm mối nhân duyên trong đời theo lời Đức Phật: Vì nợ nhau nên biết ơn, bởi mang ơn nên có sự trân trọng!
Thực tế cho thấy, mọi mối quan hệ trên đời đều là quá trình đôi bên không ngừng nợ nhau. Nếu như không nợ nhau chỉ là người lạ. Mong rằng mọi việc mà chúng ta làm đều có người thấu hiểu, mỗi sự vất vả đều sẽ có người quan tâm.Có thể thấy, chúng ta đã gặp không ít người trong lúc trò chuyện chuyên cường điệu mọi thứ và nói những điều không thành có như một điều hiển nhiên để có thể gây ra ấn tượng hoặc chứng tỏ bản thân của mình với người khác. Hay có một sự thật rằng những người này không biết được rằng những điều mà họ vừa nói ra đó lại chẳng để lại một ấn tượng nào nhưng chỉ làm cho người nghe cảm thấy chán và thậm chí là hạ thấp bản thân mình trước mắt người nghe hay tệ hơn nữa là họ cũng có thể trở nên vô hình cùng với lời nói có cánh của mình trước những người đối diện. Không một ai có thể bắt bản thân của mình phải hứa hay làm bất kỳ điều gì mà chính bản thân của bạn phải hứa làm bất kỳ điều gì mình đã nói không chỉ tạo được lòng tin mà còn giúp cho bản thân thấy hài lòng về cuộc sống cũng như thăng tiến nhiều trên con đường sự nghiệp và được mọi người quý mến.
Sự thật chính là nền tảng của chữ tín
Sống trên đời, bạn đừng bao giờ đánh giá thấp sức mạnh của sự thành thật bởi vì nó như một bước ngoặt để giúp bạn có thể có được những thứ mình cần và nó cũng là nguyên nhân giúp cho bạn cảm thấy thoải mái, thanh thản hơn so với việc làm tổn hại đến sự trung thực của chính mình. Tinh thần của bạn sẽ ra sao nếu như nói một việc nào đó mà không đúng với sự thật? Bạn có mệt mỏi khi bản thân lúc nào cũng cảm thấy phập phồng, lo sợ sự thật sẽ bị phơi bày?
Thực tế thì tâm an mới có thể vui được, hãy nói những gì mình có bởi bản chất của ngôn từ chính từ tâm trí của mỗi con người và truyền tải từ người người này đến người khác thông qua hình dung, tưởng tượng mà những lời nói đó sẽ thay đổi đi ít nhiều. Mặc dù vậy, những lời nói dối không mang giá trị cũng có thể làm tổn hại đến chữ tín của bạn, cũng như việc làm người khác thất vọng về những điều mà bản thân bạn nói ra. Đừng để đến lúc niềm tin của người khác về bạn chẳng còn thì lúc đó mọi chuyện chẳng còn thể cứu vãn được bởi vì tất cả các mối quan hệ đều dựa trên niềm tin và sự tôn trọng.
Những điều như “nhân, nghĩa, lễ, trí, tín” thực tế luôn có đối ứng rất thân mật với thân thể con người
Trong cuộc sống này, nếu như sống không có chữ tín thì chắc chắn không có nghĩa, chưa nói đến lòng biết ơn. Khi đó, họ sẽ có những đề phòng lẫn nhau và dẫn đến việc coi nhau như kẻ địch , quan hệ giữa người với người cũng sẽ trở nên rất căng thẳng. Vậy nên mới có câu nói: "Tín như cầu nối giữa con người với nhau, là nền tảng, cũng như cơ sở để con người sống chân thành hơn". Cũng từ đó có thể nhìn rộng ra hơn, nếu như một quốc gia mà ở đó dâm loạn khắp nơi, loạn luân và không tin tưởng nhau, hay vô nghĩa cũng như đạo đức suy đồi thì chắc chắn thiên tai sẽ không ngừng xảy ra, cũng như đạo đức suy đồi thì chắc chắn thiên tai không ngừng đến, trăm dân lầm than. Chính vì thế, quốc gia cũng có thể khó giữ vững. Vì thế, đề cao những giá trị về chữ tín cũng giống như hình thức bảo vệ trực tiếp cho chính sinh mạng của mỗi con người hay mỗi quốc gia.
Người xưa đã nói rằng: “Một lần bất tín, vạn lần bất tin”. Trong đời sống hiện nay có quá nhiều người sẵn sàng bán rẻ danh dự và nhân phẩm của mình hay uy tín của cả doanh nghiệp để thu về những lợi ích không chính đáng. Họ đã lợi dụng lòng tin của người khác để đánh tráo những giá trị ban đầu. Điều này không có nghĩa là chặt đứt năng lực phát triển lâu dài của thương hiệu mà còn đẩy tương lai vào một ngõ cụt không có lối thoát. Hay thậm chí, người xưa cũng cho rằng: “Nhân nhi vô tín, bất tri kỳ khả dã" - nghĩa là người mà không có chữ tín thì không thể trở thành người được không.
Vậy nên, chữ tín chính là cầu nối để liên kết giữa người với người và cũng là nền tảng để cho chúng ta sống với nhau trong một cộng đồng từ đó hình thành sự hòa thuận và chân thành. Chỉ khi có tin tưởng thì mới hình thành nên nghĩa tình, có nghĩa tình thì các mối quan hệ mới trở nên lâu dài và bền chặt. Con người khi biết đặt trọn niềm tin vào nhau thì mới có thể đoàn kết, gắn bó và cùng nhau chung sức tạo nên những sức mạnh to lớn cho cả đời sống và công việc.