Dự thảo Luật đất đai sửa đổi: Bốn nhóm vấn đề trọng tâm
BÀI LIÊN QUAN
Luật sư Nguyễn Tiến Lập: Sửa Luật Đất đai cần gắn với đổi mới tư duyGóp ý Luật Đất đai (sửa đổi): Năm đề xuất về thu hồi đấtGóp ý Luật Đất đai (sửa đổi): Thu hồi đất như thế nào cho hợp lýSửa đổi là điều cần thiết
Phát biểu khai mạc kỳ họp 4 Quốc hội XV mới đây, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ đã nhấn mạnh các yêu cầu rất cao với việc sửa luật Đất đai được thảo luận tại kỳ họp lần này.
Đầu năm 2023, lấy ý kiến nhân dân về Dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi)
Thời gian lấy ý kiến nhân dân về Dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi) dự kiến trong khoảng từ tháng 1 đến 2/2023.Sửa đổi luật Đất đai: Khó đưa giá đất sát với thị trường
"Đi tìm giá đất chẳng khác gì tìm lá diêu bông", một nhận định về giá thị trường đối với bất động sản hiện nay của TS Trần Du Lịch - Thành viên của Hội đồng Tư vấn chính sách tài chính, tiền tệ quốc gia.Luật Đất đai liên quan tới gần 200 luật khác
Đó là ý kiến của nhiều đại biểu tại Tọa đàm với chủ đề “Nghị quyết 18 và Dự thảo Luật Đất đai sửa đổi” vừa được tổ chức mới đây.Chủ tịch Quốc hội đã đề nghị các đại biểu bám sát chủ trương, định hướng của Đảng và thể chế hóa đầy đủ, chính xác, kịp thời thành các quy định cụ thể; chỉ đưa vào Luật những vấn đề đã chín, đã đủ rõ và đã có định hướng của Trung ương.
Bên cạnh đó, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ cũng đề nghị, dự thảo Luật cũng phải kế thừa các quy định mang tính chất ổn định với thực tiễn, phù hợp của pháp luật về đất đai qua các thời kỳ; khắc phục các vướng mắc, bất cập trong thực tiễn nhưng phải bảo đảm tính tổng thể, đồng bộ, chiến lược, lâu dài.
Bên cạnh đó, Chủ tịch Quốc hội nhấn mạnh không hợp thức hóa những vướng mắc có tính chất vi phạm; không đưa vào luật những vấn đề mang tính sự vụ, hiện tượng, nhỏ lẻ, cá thể, không thể hiện đúng bản chất của quan hệ đất đai phát sinh trong thực tiễn.
Ngoài ra, theo Chủ tịch Quốc hội, cần tách bạch rõ để đưa vào luật những quan hệ đất đai mang tính chất công và quan hệ đất đai mang tính chất tư, bảo đảm đất đai thuộc sở hữu toàn dân do nhà nước là đại diện chủ sở hữu thống nhất quản lý; tính phù hợp và đồng bộ với thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, tạo điều kiện cho các chủ thể xã hội được tiếp cận, sử dụng đất công bằng, công khai, hiệu quả, bền vững.
Theo Phó Trưởng Đoàn chuyên trách Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Bắc Giang, Ủy viên Ủy ban Tài chính - Ngân sách của Quốc hội kỳ vọng - Đại biểu Trần Văn Lâm đánh giá, Luật Đất đai ban hành từ năm 2013 đã có 10 năm áp dụng dù đã đóng góp quan trọng cho sự phát triển của đất nước. Tuy nhiên, trong quá trình thực thi cũng đặt ra nhiều vấn đề cản trở. Ví dụ như nhiều nơi có đơn thư khiếu nại, tố cáo về đất đai, phát sinh tiêu cực, tham nhũng, lãng phí. Chính vì vậy, việc sửa đổi Luật đất đai đã trở thành mong mỏi của đông đảm cử tri, nhân dân và người làm công tác quản lý trong lĩnh vực này.
Cũng theo đại biểu Trần Văn Lâm, việc sửa đổi Luật Đất đai là vô cùng cần thiết để đất đai trở thành nguồn lực được khai thác hiệu quả, đóng góp cho phát triển đất nước, xử lý các vấn đề tham nhũng, lãng phí giảm đi các bức xúc trong xã hội có liên quan.
4 nhóm vấn đề trọng tâm
Bộ Tài nguyên và Môi trường là Bộ được Chính phủ giao chủ trì xây dựng, tham mưu, soạn thảo Luật đất đai, theo Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường (TN&MT) Trần Hồng Hà cho biết, quá trình soạn thảo dự thảo Luật Đất đai sửa đổi là sự kiện pháp lý đặc biệt của Quốc hội Quốc hội Khóa XV lần này.
Ông Trần Hồng Hà cho biết, Luật Đất đai là Luật trung tâm trong quản lý về đất đai, mục đích sửa đổi Luật lần này là để thể chế hóa Nghị quyết 18 và một số Nghị quyết quan trọng khác của Đảng như Nghị quyết của Đại hội Đảng lần thứ XIII, Các nghị quyết của Trung ương, Bộ Chính trị có liên quan đến công tác quản lý đất đai.
Đồng thời, sửa đổi Luật đất đai cũng giải quyết, đề ra những chủ trương mới, tư duy mới trong công tác quản lý đất đai, đặc biệt là trong thể chế hóa công tác quản lý đất đai phải phù hợp, đồng bộ với thể chế phát triển kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa. Đặc biệt trong giai đoạn này, nội hàm về định hướng xã hội chủ nghĩa đã được định hướng rất rõ thông qua các nghiên cứu, tài liệu do Đồng chí Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã nghiên cứu và công bố.
Luật đất đai sửa đổi lần này có khá nhiều nội dung, trong đó có một số nội dung then chốt.
Thứ nhất, liên quan đến quy hoạch quản lý đất đai. Quy hoạch quản lý đất đai là công cụ để Nhà nước với tư cách là cơ quan đại diện cho người dân, nhân dân là đất đai sở hữu toàn dân và đại diện cho sở hữu toàn dân. Quy hoạch đất đai góp phần phân bổ tài nguyên đất đai cho các lĩnh vực phát triển kinh tế, tài nguyên đất đai cho các đối tượng sử dụng, đảm bảo phân bổ hài hòa giữa các lĩnh vực kinh tế với đảm bảo an ninh quốc phòng, văn hóa, môi trường, phân bố giữa thế hệ này sang thế hệ khác, định hướng theo thị trường và định hướng xã hội chủ nghĩa.
Luật đất đai cùng các luật khác trong Quy hoạch tổng thể quy hoạch quốc gia ngành có sử dụng đất, các quy hoạch tỉnh, địa phương thì phải đảm bảo sự đồng bộ, thống nhất và các quy hoạch này tương tác để mang lại hiệu quả tốt hơn cho vấn đề quản lý hiệu quả sử dụng đất cũng như góp phần vào phát triển kinh tế xã hội.
Quy hoạch sử dụng đất đai sẽ có 3 cấp là quy hoạch quốc gia, cấp tỉnh và cấp huyện. Thông qua quy hoạch đất đai này chúng ta tiếp tục khẳng định thêm vai trò của nhân dân và quá trình để thực hiện kế hoạch từ quốc gia đến cấp huyện, sự tham gia của người dân cũng thể hiện tính dân chủ, phát huy tính dân chủy Các vấn đề thu hồi đất đai, quản lý đất đai sẽ phải căn cứ vào quy hoạch và quy hoạch chung đất đai.
Thứ hai, thay đổi toàn bộ phương pháp định giá đất đai bấy lâu nay. Theo Bộ trưởng Trần Hồng Hà, thông lệ, chúng ta có 4 phương pháp định giá nhưng trên thực tế chưa mang lại hiệu quả. Về giá đất chúng ta có khung giá đất, 5 năm một lần, bảng giá, giá đất cụ thể nhưng trên thực tế, khung giá, bảng giá chưa theo sát giá thị trường, chưa định giá theo thị trường, độ chính xác chưa cao.
"Lần này chúng ta bỏ khung giá đất và sẽ xác định bảng giá đất hàng năm. Đặc biệt, phải đổi mới phương pháp định giá để phù hợp với giá thị trường - được hiểu là giá mang tính chất phổ quát nhất, trong điều kiện bình thường không có biến động. Điều quan trọng là cơ sở dữ liệu thông tin đất đai phải chính xác. Cơ sở thông tin đất đai mà chính xác thì thông qua các phương pháp chúng ta có thể xác định được giá phổ quát. Khi chúng ta có bảng giá đất theo thị trường hơn thì việc định giá đất sẽ sát thị trường. Như vậy, công tác quản lý đất đai sẽ chuyển sang một giai đoạn mới, liên quan đến các vấn đề thu trách nhiệm, nghĩa vụ của những người sử dụng đất chủ yếu theo bảng giá này. Hoặc khi tổ chức đấu giá đất đai chúng ta thì giá khởi điểm chúng ta có thể áp dụng theo bảng giá này. Bên cạnh đó người dân khi làm hợp đồng mua bán bất động sản thì giá kê khai chính xác trên hợp đồng là giá thu thuế", Bộ trưởng Trần Hồng Hà nói.
Cũng theo Tư lệnh Ngành Tài nguyên và Môi trường, cùng với phương pháp này, làm sao để thu thập cơ sở dữ liệu đất đai, giao dịch trên thị trường bao gồm giao dịch của doanh nghiệp kinh doanh bất động sản, giao dịch của người dân tại văn phòng đăng kí đất đai. Khi thành lập được dữ liệu cùng với việc xây dựng bản đồ địa chính số thì trên nền tảng đó sẽ có dữ liệu giá đất giao dịch trên thị trường. Bằng biện pháp thống kê, chúng ta hoàn toàn có thể xác định được giá đất sát thị trường. Từ góc độ này chúng ta có thể giải quyết được rất nhiều vấn đề như hài hòa chia sẻ lợi ích từ nguồn lực đất đai, bao gồm giữa người dân sử dụng đất với nhà nước, với doanh nghiệp, giữa địa phương này với địa phương khác.
"Đặc biệt khi có bảng giá đất chính xác chúng ta có thể xác định địa tô chênh lệch do nhà đầu tư hay do nhà nước đầu tư mà tăng lên để điều tiết địa tô chênh lệch. Định giá đất đai là một chìa khóa quan trọng, tài chính đất đai là chuyển biến rất lớn trong lần sửa đổi này.", ông Trần Hồng Hà đánh giá.
Thứ ba, vấn đề chuyển dịch đất đai từ nông nghiệp sang phi nông nghiệp, thương mại dịch vụ. Bộ trưởng Trần Hồng Hà đánh giá, đây là một trong những khu vực chiếm 60-70% các vấn đề khiếu nại, khiếu kiện, tố cáo bức xúc. Chúng ta cũng cần thay đổi khái niệm giải phóng mặt bằng và nên hình dung đó là quá trình chuyển dịch kinh tế đi đôi với chuyển dịch sử dụng đất. Quá trình chuyển dịch này có sự tham gia của người dân, người nông dân. Chính vì vậy cần xem xét để các chính sách đền bù, bồi thường, tái định cư, đảm bảo sinh kế, thu nhập của người dân làm sao tốt hơn hoặc bằng trước khi có dự án. Hay nói cách khác là thể hiện chính sách về xã hội đảm bảo từng chính sách, từng dự án phát triển đều phải tính tới an sinh xã hội, đảm bảo tính công bằng, chia sẻ lợi ích mang lại từ quá trình phát triển.
Thứ tư, quá trình chuyển đổi số được Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường đánh giá sẽ giúp hiện đại hóa công tác quản lý, tinh gọn bộ máy, phân cấp triệt để, giám sát kiểm sóat quyền lực và thực hiện tốt việc cung cấp dịch vụ hành chính, dịch vụ công phục vụ nhân dân. Thông qua việc xây dựng cơ sở dữ liệu quốc gia về đất đai, toàn diện, tích hợp, đa mục tiêu. Đặc biệt, dữ liệu trong đó có dữ liệu về giá đất. Mọi dịch vụ cung cấp cho người dân phải được thông qua hệ thống này.
"Với việc số hóa, chuyển đổi số sẽ giúp quá trình cải cách thủ tục hành chính minh bạch, đồng thời sẽ giúp người dân được quyền biết, giám sát những thông tin theo quy định của pháp luật.", Bộ trưởng nói.
Dự thảo Luật Đất đai sửa đổi gồm 237 Điều, trong đó giữ nguyên 48 Điều; sửa đổi, bổ sung 152 Điều; bổ sung mới 37 Điều và bãi bỏ 8 Điều. Trong đó, tập trung vào 4 nhóm nội dung then chốt: Quy hoạch quản lý đất đai, định giá, tài chính đất đai, giải phóng mặt bằng, hiện đại hóa quản lý bộ máy quản lý nhà nước. Theo đánh giá của các chuyên gia, Dự thảo luật đã thể chế các định hướng trong Văn kiện Đại hội Đảng khóa XIII, các Nghị quyết của Đảng, của Quốc hội. Đặc biệt đã thể chế hóa 3 mục tiêu tổng quát, 6 mục tiêu cụ thể, 6 nhóm giải pháp và 8 nhóm chính sách lớn tại Nghị quyết số 18-NQ/TW của Ban Chấp hành Trung ương và giải quyết các vấn đề đặt ra từ thực tiễn, phù hợp với xu thế phát triển. Theo Chương trình xây dựng Luật, Pháp lệnh, dự án Luật Đất đai (sửa đổi) được Quốc hội xem xét, thông qua theo quy trình 3 kỳ họp. Cụ thể, Quốc hội sẽ cho ý kiến lần đầu dự án Luật Đất đai (sửa đổi) tại Kỳ họp thứ 4 (tháng 10/2022), cho ý kiến lần hai tại Kỳ họp thứ 5 (tháng 5/2023) và xem xét thông qua tại Kỳ họp thứ 6 (tháng 10/2023). |