meeyland app
Meey Land
Cổng thông tin bất động sản xác thực 4.0
Tải ứng dụng

Luật Đất đai liên quan tới gần 200 luật khác

Thứ sáu, 21/10/2022-09:10
​​​​​​​Đó là ý kiến của nhiều đại biểu tại Tọa đàm với chủ đề “Nghị quyết 18 và Dự thảo Luật Đất đai sửa đổi” vừa được tổ chức mới đây.

Vừa qua, Báo Đại biểu Nhân dân vừa tổ chức Tọa đàm với chủ đề “Nghị quyết 18 và Dự thảo Luật Đất đai sửa đổi”. Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường cùng nhiều chuyên gia, nhà quản lý cùng tham dự và phát biểu nhiều ý kiến quan trọng tại buổi Tọa đàm này.

Theo các đại biểu, Luật Đất đai có vai trò vô cùng quan trọng trong đời sống xã hội, đất đai liên quan tới mọi mặt đời sống. Luật Đất đai liên quan tới gần 200 luật khác, thế nên càng cần phải khoa học, nhất quán, tránh chồng chéo với các luật khác, đó là điều hết sức quan trọng. Điều này, không chỉ rà soát sự mâu thuẫn, xung đột giữa Luật Đất đai và các luật mà mục tiêu cao hơn là phải tạo được một chuỗi thủ tục về đất đai, đầu tư, xây dựng... với quy trình ngắn nhất.

Tại buổi Tọa đàm, Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường Trần Hồng Hà khẳng định: “Chúng tôi cam kết làm con đường thẳng và ngắn nhất”.


Bộ trưởng Trần Hồng Hà
Bộ trưởng Trần Hồng Hà

Theo Bộ trưởng Trần Hồng Hà, Dự thảo đã cố gắng xử lý mối quan hệ giữa Luật Đất đai với các luận liên quan như Luật Đấu thầu, Luật Nhà ở, Luật liên quan đến công sản…Dự thảo Luật đưa ra nguyên tắc, nội dung chính sách, còn việc triển khai thì không lấn sang các luật khác.

“Tôi cũng đồng tình với các đại biểu là phải quy định dự án nào đấu thầu, dự án nào đấu giá, dự án nào giao đất. Nếu làm rõ được điều kiện, tiêu chí, tiêu chuẩn thì rất tốt và chúng tôi mong tiếp tục nhận được góp ý về vấn đề này. Liên quan đến định giá đất, chúng ta phải có dữ liệu, còn phương pháp thì đã có. Tôi cho rằng không thể xác định giá đến từng lô, thửa đất mà theo vị trí đất mặt tiền, gần mặt tiền, ngõ. Tới đây sẽ xác định thửa đất chuẩn, và giá đất sẽ xác định theo vị trí thuận lợi số 1, số 2, số 3… Các nghĩa vụ tài chính như tiền thuế, tiền sử dụng đất, trả tiền hàng năm, giá khởi điểm khi tiến hành đấu thầu, đấu giá… sẽ được xác định theo bảng giá đất hàng năm để bảo đảm sự ổn định”, Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường khẳng định.

Nói về việc soạn thảo Dự thảo Luật Đất đai sửa đổi, người đứng đầu Bộ Tài nguyên và Môi trường cam kết “làm con đường thẳng và ngắn nhất, nhưng còn liên quan đến các luật khác nên vấn đề ở đây phải thực hiện liên thông các thủ tục. Khi có sự liên thông thủ tục thì dù có liên quan 10 luật cũng chỉ như 1 luật mà thôi”.

Nhiều đại biểu cho rằng, khi thể chế hóa Nghị quyết 18 vào dự thảo Luật thì giải quyết được bất cập thời gian qua. Bà Trần Hồng Nguyên - Phó Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật Trần Hồng Nguyên cho rằng, Luật Đất đai phải bảo đảm công khai, minh bạch, cạnh tranh trong tiếp cận, khai thác đất đai.

Theo bà, có 3 bất cập cần phải giải quyết, một là phải bảo đảm tính công khai, minh bạch, tính cạnh tranh trong tiếp cận, khai thác nguồn lực đất đai. Hai là, bảo đảm nguồn thu cho ngân sách, tạo vốn đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng. Ba là, đem lại hiệu quả kinh tế cao trong việc khai thác sử dụng đất đai thông qua việc lựa chọn nhà đầu tư có đủ năng lực, kinh nghiệm để thực hiện hiệu quả các dự án sử dụng đất.


Bà Trần Hồng Nguyên
Bà Trần Hồng Nguyên

Phó Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật Trần Hồng Nguyên băn khoăn về việc giao đất có thu tiền và đấu giá quyền sử dụng đất thời gian qua còn nhiều bất cập. Bà nói: “Chúng ta còn lúng túng trong việc tổ chức đấu thầu dự án có sử dụng đất, cho thuê đất có nguồn gốc cổ phần hóa của doanh nghiệp nhà nước, đất của nông lâm trường, sắp xếp cơ sở nhà đất các cơ quan nhà nước thực hiện theo hình thức xây dựng và chuyển giao. Công tác hậu kiểm cho thấy nhiều địa phương chủ yếu thực hiện giao đất, cho thuê đất không thông qua đấu giá quyền sử dụng đất, không thực hiện đấu giá quyền sử dụng đất theo quy định của Luật Đất đai…”.

Vì vậy, việc thể chế hóa Nghị quyết 18 vào Dự thảo Luật Đất đai phải giải quyết được những bất cập trên.

Ủy viên Thường trực Ủy ban Kinh tế Phan Đức Hiếu cho rằng, cần phải minh bạch hóa, đơn giản hóa các thủ tục tiếp cận đất đai,  không biến nó thành rào cản hay tiếp cận không công bằng. “Tôi rất mong muốn đẩy mạnh được thị trường quyền sử dụng đất, có nghĩa việc Nhà nước giao đất, cho thuê đất - tức là công cụ hành chính - sẽ thu hẹp lại. Và chúng ta cần đẩy mạnh được thị trường quyền sử dụng đất sơ cấp, như Bộ trưởng nói là sau khi giao đất, cho thuê đất đang cố gắng tạo thêm quyền cho người được tiếp cận diện tích đất ấy như có thể thế chấp, cho thuê lại... dù trả tiền 1 lần hoặc hàng năm”, ông Phan Đức Hiếu phân tích.

PGS. TS. Nguyễn Quang Tuyến, Trưởng khoa Pháp luật Kinh tế, Phó Chủ tịch Hội đồng Trường Đại học Luật Hà Nội lại có nhiều trăn trở về vấn đề giao đất, cho thuê đất. Theo PGS. Nguyễn Quang Tuyến, Luật Đất đai sửa đổi cần rà soát và sửa Luật Đấu giá tài sản công, Luật Đấu thầu, Luật Doanh nghiệp và các luật có liên quan. Bởi, nếu chỉ sửa Luật Đất đai thì cũng khó khắc phục được những hạn chế hiện nay về giao đất, cho thuê đất.

Ở góc độ là chuyên gia kinh tế, TS. Cấn Văn Lực cho rằng, cần làm rõ tiêu chí trả tiền cho thuê đất một lần hay hàng năm.

Theo TS. Cấn Văn Lực, có 3 vấn đề cần làm rõ, thứ nhất, phải làm rõ thế nào là giá thị trường. Dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi) đã nêu vấn đề này. Bộ trưởng cũng đã tiếp thu và nêu sơ bộ về giá thị trường, tuy nhiên chúng ta vẫn đang tiếp tục hoàn thiện.


Chuyên gia kinh tế Cấn Văn Lực
Chuyên gia kinh tế Cấn Văn Lực

Thứ hai, tiêu chí, tiêu chuẩn cần được phân nhóm rõ hơn chỗ nào đấu giá, chỗ nào đấu thầu và cần phân theo cấp độ, khu vực và địa phương. Bởi 20ha ở nội đô sẽ khác so với 20ha ở khu đất ngoại thành.

Thứ ba, khung giá đất phải căn cứ vào từng vị trí. Bởi trong một khu có thể có hàng trăm lô gồm cả lô mặt tiền và mặt trong. Chúng ta cần làm rõ để nâng cao tính khả thi và hợp lý cho dự luật.

Tương tự, Ban soạn thảo cần làm rõ tiêu chí trả tiền thuê đất một lần hay trả tiền hàng năm bởi việc này liên quan trực tiếp đến chuyện thế chấp vay vốn và các nghĩa vụ tài chính khác. Bên cạnh đó, hiện nay, có rất nhiều lô đất đã trả tiền một cục, sắp tới có luật này có hồi tố không? Đây là những vấn đề doanh nghiệp hết sức quan tâm, nhất là doanh nghiệp bất động sản.

Theo: Reatimes.vn
Copy link
Chia sẻ:

Cùng chủ đề

TP. HCM: 5 công trình tiêu biểu được xếp hạng Di tích Kiến trúc – Nghệ thuật cấp thành phố

Thêm giải pháp duy trì nguồn cung nhà bình dân

Thêm giải pháp duy trì nguồn cung nhà bình dân

TS. Võ Trí Thành: Giá trần chung cư có thể khiến chủ đầu tư không còn động lực phát triển dự án mới

Đất nền ven Vành đai 4: Rục tịch tăng giá nhưng giao dịch nhỏ giọt

Nghịch lý thị trường bất động sản: Giá cao, tỷ lệ hấp thụ tốt nhưng kết quả kinh doanh èo uột

Người dân TP.HCM bức xúc về cách tính tiền sử dụng đất

Mở rộng quỹ đất xây dựng nhà ở thương mại: Chỉ nên thí điểm ở phạm vi hẹp

Tin mới cập nhật

Bitcoin trượt về mức 90.000 USD, cơn “sốt” tiền điện tử đang hạ nhiệt

3 giờ trước

Huawei chính thức ra mắt hệ điều hành mới, "đoạn tuyệt" với android

3 giờ trước

TP. HCM: 5 công trình tiêu biểu được xếp hạng Di tích Kiến trúc – Nghệ thuật cấp thành phố

3 giờ trước

Giao dịch bất động sản chỉ được công chứng trong phạm vi tỉnh

3 giờ trước

Vì sao NOXH cho thuê vẫn chưa "hút" nhà đầu tư?

3 giờ trước