meeyland app
Meey Land
Cổng thông tin bất động sản xác thực 4.0
Tải ứng dụng

Dư nợ tín dụng với bất động sản đạt 800.000 tỷ

Thứ ba, 31/01/2023-21:01
Tính đến hết năm 2022, dư nợ tín dụng liên quan tới hoạt động kinh doanh bất động sản đạt khoảng 800.000 tỷ đồng, theo thông tin mới được Bộ Xây dựng công bố. 

Dư nợ tín dụng vẫn tăng

Theo vneconomy.vn, báo cáo nhà ở và thị trường bất động sản quý IV năm 2022 và cả năm 2022 mà Bộ Xây dựng vừa công bố hồi cuối tháng, tính đến cuối năm 2022 tổng dư nợ tín dụng đối với hoạt động kinh doanh lĩnh vực bất động sản đạt xấp xỉ 800.000 tỷ đồng.

Theo đó, dư nợ tín dụng cho lĩnh vực này có xu hướng tiếp tục tăng trong thời gian qua. Cụ thể, dư nợ tín dụng đối với các dự án đầu tư xây dựng khu đô thị, dự án phát triển nhà ở đạt 180.743 tỷ đồng, chiếm tỷ lệ 22,8% tổng dư nợ tín dụng đối với hoạt động kinh doanh bất động sản. Dư nợ tín dụng đối với các dự án văn phòng (cao ốc) cho thuê đạt 41.815 tỷ đồng, chiếm tỷ lệ 5,3% tổng dư nợ tín dụng đối với hoạt động kinh doanh bất động sản.

Dư nợ tín dụng đối với các dự án xây dựng khu công nghiệp, khu chế xuất đạt 40.149 tỷ đồng, chiếm tỷ lệ 5,1% tổng dư nợ tín dụng đối với hoạt động kinh doanh bất động sản. Dư nợ tín dụng đối với các dự án khu du lịch, sinh thái, nghỉ dưỡng đạt 32.660 tỷ đồng, chiếm tỷ lệ 4,1% tổng dư nợ tín dụng đối với hoạt động kinh doanh bất động sản. Dư nợ tín dụng đối với các dự án nhà hàng, khách sạn đạt 57.539 tỷ đồng, chiếm tỷ lệ 7,24% tổng dư nợ tín dụng đối với hoạt động kinh doanh bất động sản.


Tính đến cuối năm 2022 tổng dư nợ tín dụng đối với hoạt động kinh doanh lĩnh vực bất động sản đạt xấp xỉ 800.000 tỷ đồng.
Tính đến cuối năm 2022 tổng dư nợ tín dụng đối với hoạt động kinh doanh lĩnh vực bất động sản đạt xấp xỉ 800.000 tỷ đồng.

Dư nợ tín dụng đối với cho vay xây dựng, sửa chữa nhà để bán, cho thuê đạt 144.157 tỷ đồng, chiếm 18,16% tổng dư nợ tín dụng đối với hoạt động kinh doanh bất động sản. Dư nợ tín dụng đối với cho vay mua quyền sử dụng đất đạt 85.199 tỷ đồng, chiếm tỷ lệ 10,7% tổng dư nợ tín dụng đối với hoạt động kinh doanh bất động sản. Dư nợ tín dụng đối với đầu tư kinh doanh bất động sản khác đạt 211.452 tỷ đồng, chiếm tỷ lệ 26,6% tổng dư nợ tín dụng đối với hoạt động kinh doanh bất động sản.

Trước việc tín dụng bất động sản tăng “nóng”, ở chiều ngược lại, nguồn vốn đổ vào lĩnh vực này cũng tăng mạnh trong những năm qua. Trong đó, nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) trong năm 2022 vào bất động sản, bất động sản công nghiệp và một số dự án lớn lên tới 4,45 tỷ USD. Con số này tăng 1,85 tỷ USD và tăng hơn 70% so với năm 2021 đồng thời giữ vị trí thứ hai trong số các lĩnh vực thu hút FDI của Việt Nam. Điều này cho thấy bất động sản vẫn là một lĩnh vực rất được nhà đầu tư quan tâm.

Doanh nghiệp gặp khó trong phát hành trái phiếu

Liên quan tới việc phát hành trái phiếu doanh nghiệp, theo báo cáo của Bộ Xây dựng, tâm lý của nhà đầu tư chịu nhiều ảnh hưởng khi thời gian qua đã có nhiều cá nhân, doanh nghiệp bất động sản thực hiện phát hành trái phiếu doanh nghiệp có sai phạm dẫn đến bị xử lý. Do đó, các doanh nghiệp bất động sản đang gặp khó khăn nhất định trong việc phát hành trái phiếu với mục đích tạo nguồn vốn dồi dào nhằm triển khai các dự án cũng như cân đối hoạt động tài chính.

Theo số liệu của Bộ Tài chính thì tính đến cuối tháng 10/2022 trái phiếu doanh nghiệp đã đạt mức 328,9 nghìn tỷ đồng. Con số này giảm tới 25,2% so với cùng kỳ của năm 2021. Bên cạnh đó, khối lượng phát hành cũng có xu hướng giảm dần theo các quý. Trong đó doanh nghiệp bất động sản đứng ở vị trí thứ 2 trong nhóm mua lại trái phiếu trước hạn, chiếm hơn 35% tương ứng hơn 451 nghìn tỷ đồng và chiếm 28,87% tổng khối lượng phát hành trái phiếu doanh nghiệp trên toàn hệ thống.


Cuối năm 2022 và thời gian tới các doanh nghiệp còn chịu áp lực trả nợ trái phiếu trước hạn do nhiều nguyên nhân.
Cuối năm 2022 và thời gian tới các doanh nghiệp còn chịu áp lực trả nợ trái phiếu trước hạn do nhiều nguyên nhân.

Theo ghi nhận của Bộ Tài chính, trong hai tháng cuối năm, trái phiếu đến hạn của doanh nghiệp bất động sản chiếm 38,3% tổng giá trị trái phiếu đến hạn, trong đó 99,6% trái phiếu đáo hạn của doanh nghiệp bất động sản có tài sản bảo đảm. Riêng tháng 12, các doanh nghiệp đã phát hành 1.350 tỷ đồng trái phiếu doanh nghiệp riêng lẻ, trong đó doanh nghiệp bất động sản phát hành 500 tỷ đồng. 

Còn Sở Giao dịch chứng khoán Hà Nội cho biết, dư nợ trái phiếu doanh nghiệp rieng lẻ tính đến 25/12/2022 là 2 triệu tỷ đồng. Trong đó, doanh nghiệp bất động sản chiếm hơn 33% tương ứng 419 nghìn tỷ đồng.

Đánh giá về thị trường trái phiếu doanh nghiệp, Bộ Xây dựng cho rằng thời điểm cuối năm 2022 và thời gian tới các doanh nghiệp còn chịu áp lực trả nợ trái phiếu trước hạn do nhiều nguyên nhân. Một trong số đó là sự thay đổi chính sách kiểm soát trái phiếu phát hành của doanh nghiệp.

Tình trạng “khát vốn” của các doanh nghiệp bất động sản đã được nói đến nhiều. Trong đó, hai kênh chính là tín dụng ngân hàng và trái phiếu doanh nghiệp đều gặp khó khăn nhất định. Người mua nhà cũng khó tiếp cận các khoản vay cũng như tình hình kinh tế kém sắc đã dẫn tới sự trầm lắng của thị trường bất động sản trong thời gian qua. 


Dự báo, đầu năm 2023 vẫn là thời điểm thị trường bất động sản “mờ nhạt”.
Dự báo, đầu năm 2023 vẫn là thời điểm thị trường bất động sản “mờ nhạt”.

Theo các chuyên gia, sức ép đối với các chủ đầu tư trong giai đoạn tới là rất lớn. Đáng lo ngại là giao dịch bất động sản có hiện tượng "ngộp"”do người mua dùng đòn bẩy tài chính. Sức ép từ việc tiếp cận tín dụng lại rất nặng nề khiến nhà đầu tư đối diện với nhiều khó khăn trong khoảng đầu năm 2023.

Dự báo, đầu năm 2023 vẫn là thời điểm thị trường bất động sản “mờ nhạt”. Ngoài các yếu tố về tín dụng thì nguồn cung ở phân khúc trung và bình dân cũng có hạn chế. Trong khi đó, người mua để ở sẽ bị giới hạn lựa chọn do hầu hết nguồn cung mới tập trung ở phân khúc cao cấp hoặc hạng sang, siêu sang.

Về vấn đề này, vừa qua Thủ tướng Chính phủ đã có chỉ đạo đối với Ngân hàng Nhà nước Việt Nam. Theo đó, cơ quan này phải rà soát, điều chỉnh chính sách phù hợp, tháo gỡ khó khăn về tín dụng, nợ xấu, trái phiếu doanh nghiệp, nhà ở xã hội và cho công nhân; Tập trung tháo gỡ khó khăn, thúc đẩy phát triển thị trường bất động sản cả phía người bán lẫn người mua.

Bên cạnh đó, Thủ tướng cũng yêu cầu Ngân hàng Nhà nước tiếp tục tạo điều kiện thuận lợi để người dân, doanh nghiệp tiếp cận tín dụng ngân hàng, góp phần hạn chế "tín dụng đen".

Theo: Reatimes.vn
Copy link
Chia sẻ:

Cùng chủ đề

TP. HCM: 6 khu "đất vàng" bị bỏ hoang tại Q. 1 được đề xuất làm bãi giữ xe

Hà Nội: Vì sao 150 hộ dân tại chung cư The Golden An Khánh chưa được cấp sổ hồng?

Nhà trọ, chung cư mini không cam kết về PCCC sẽ bị dừng hoạt động

Công an Hà Nội yêu cầu dừng giao dịch 77 lô đất dịch vụ tại La Khê, Hà Đông

Khu vực sẽ được đầu tư hơn 1.250 tỷ đồng xây dựng dự án công viên lớn thứ 2 Hà Nội: Gấp đôi công viên Thống Nhất, gấp 5 công viên Hòa Bình

Hà Nội quy định chung cư thương mại 70-100 m2 chỉ 3 người ở

Luật Đất đai, Nhà ở, Kinh doanh bất động sản có thể hiệu lực từ 1/8

Xây dựng chính sách mới về hỗ trợ nhà ở cho người có công, người nghèo

Tin mới cập nhật

Bitcoin trượt về mức 90.000 USD, cơn “sốt” tiền điện tử đang hạ nhiệt

5 giờ trước

Huawei chính thức ra mắt hệ điều hành mới, "đoạn tuyệt" với android

5 giờ trước

TP. HCM: 5 công trình tiêu biểu được xếp hạng Di tích Kiến trúc – Nghệ thuật cấp thành phố

5 giờ trước

Giao dịch bất động sản chỉ được công chứng trong phạm vi tỉnh

5 giờ trước

Vì sao NOXH cho thuê vẫn chưa "hút" nhà đầu tư?

5 giờ trước