meeyland app
Meey Land
Cổng thông tin bất động sản xác thực 4.0
Tải ứng dụng

“Thông” tín dụng bất động sản: Cần ưu tiên nguồn vốn cho nhà ở xã hội

Thứ hai, 19/09/2022-07:09
Trong bối cảnh trầm lắng của thị trườn bất động sản, thông tin nới hạn mức tín dụng như đem đến nhiều hy vọng cho thị trường bất động sản trong thời gian tới. Tuy nhiên, giới chuyên gia cho rằng, số tiền nới room chẳng thấm tháp gì với thị trường bất động sản nên cần phải lựa chọn lĩnh vực ưu tiên để rót vốn.

 Gỡ "thút thắt" nguồn vốn cho nhiều doanh nghiệp

Ngân hàng nới "room" tín dụng là một trong những thông tin đáng chú ý nhất trên thị trường tài chính trong những ngày gần qua, đây cũng là điều mà nhiều người dân và giới doanh nghiệp mong chờ trong thời gian dài. Đặc biệt là đối với lĩnh vực bất động sản - một lĩnh vực đang gặp nhiều khó khăn từ khi nguồn tín dụng bị "thắt lại".

Không phụ lòng mong ngóng của thị trường, mới đây, Ngân hàng Nhà nước đã chính thức công bố điều chỉnh chỉ tiêu tăng trưởng tín dụng. Theo đó, một số tổ chức tín dụng đã được nới room. Cụ thể, Sacombank đã được chấp thuận cho tăng thêm 4%; Agribank là 3,5%; ngân hàng MB là 3,2%; SHB là 3,2%; OCB là 3,1%; VIB là 3%;Vietcombank là 2,7%; TPBank là 1,2%... Điều này cũng đã giúp thị trường ấm lên sau khoảng thời gian gián đoạn, kênh huy động vốn từ trái phiếu cũng sẽ dần khôi phục trở lại.

anh-tin-dung-1663250529.jpg
Ngân hàng Nhà nước thông báo nới room tín dụng. (Ảnh minh họa)

Theo nhóm chuyên gia Chứng khoán KB Việt Nam (KBSV), việc nới room tín dụng sẽ phần nào tác động tích cực đến dòng tiền của các doanh nghiệp bất động sản. Thứ nhất, các doanh nghiệp có tiền mới để vay, đảo phần nợ trái phiếu đến hạn. Tuy nhiên, phương án này chỉ áp dụng đối với các doanh nghiệp có dự án mới và có tài sản đảm bảo chất lượng tốt.

Thứ hai, thị trường được kỳ vọng sẽ ấm lên vào những tháng cuối năm, doanh nghiệp giải phóng được hàng tồn kho và có thêm nguồn tiền để trả nợ.

Cũng có cái nhìn khá tích cực về thị trường trong thời gian tới, Chứng khoán SSI dự báo, việc Ngân hàng Nhà nước phân bổ room tín dụng sẽ tác động tích cực đến dòng tiền của doanh nghiệp và tăng dư địa phục hồi và tái phát triển cho thị trường bất động sản.

Trên thực tế, trong thời gian qua, sự trầm lắng về thanh khoản, kiểm soát tín dụng, cấp phép dự án... khiến cho việc mở bán của các dự án bất động sản trở nên "ì ạch", hàng tồn kho vẫn niêm yết giá cao. Để chủ động kinh doanh trong bối cảnh khó khăn nguồn vốn, không ít doanh nghiệp đã xây dựng kế hoạch mới như: Tập trung phát triển nhà ở xã hội, phát triển hệ thống siêu thị, trung tâm giải trí... Mặt khác, thị trường cũng chứng kiến nhiều sự hợp tác, liên doanh giữa các công ty nước ngoài để mở rộng các dự án từ nhà ở, căn hộ, văn phòng với kỳ vọng trong những tháng cuối năm thị trường dòng vốn sẽ được khơi thông. Ngoài ra, các doanh nghiệp bất động sản cũng đang đẩy mạnh kênh trái phiếu bằng việc chào bán ra công chúng.

Vốn "hẹp", cần ưu tiên các dự án mang lợi ích thiết thực 

Theo TS. Nguyễn Văn Đính, Phó Chủ tịch Hiệp hội Bất động sản Việt Nam cho rằng, hiện nay nhiều ngân hàng đã thực hiện nới room tín dụng nhưng số tiền được đổ vào lại không nhiều, chỉ vài trăm nghìn tỷ và thực tế thì con số này sẽ chẳng thấm tháp gì với thị trường bất động sản.

Vì thế, cần phải cân nhắc không dễ dãi đưa vốn vào những hoạt động không mang lại lợi ích thiết thực cho xã hội mà phải xem xét các dự án phù hợp thì mới cho tiếp cận. Tiếp đó là các dự án sắp hoàn thành, phải tạo điều kiện để tiếp tục hoạt động tạo thuận lợi cho cả doanh nghiệp, xã hội và nền kinh tế.

anhot-1663251354.jpg
TS. Nguyễn Văn Đính - Phó Chủ tịch Hiệp hội Bất động sản Việt Nam.

Việc dòng tiền trên thị trường bất địa ốc trục trặc cũng đang làm ảnh hưởng trực tiếp đến các chủ đầu tư dự án, khách hàng và các ngành liên quan khác.

"Trong tháng 10 tới đây, có rất nhiều doanh nghiệp phải đến hạn trả lãi trái phiếu. Vậy doanh nghiệp sẽ lấy tiền đâu để trả, vấn đề này có thể khiến nguồn cung thị trường giảm do dự án phải dừng vì thiếu vốn" - ông Đính nói.

Còn theo TS. Trần Du Lịch, Thành viên Hội đồng tư vấn chính sách tiền tệ Quốc gia lại cho rằng, không cần nới hạn mức tín dụng đối cho thị trường bất động sản, mà vấn đề quan trọng là nguồn vốn ưu tiên cho lĩnh vực bất động sản nào.

"Theo tôi, phải ưu tiên nguồn vốn cho các dự án nhà ở xã hội, hạ tầng công nghiệp,... Ngoài ra, phải phát triển cân đối thị trường chứng khoán, tiền tệ, trái phiếu chứ không đẩy gánh nặng vốn trung hạn và dài hạn cho chính sách tiền tệ" - chuyên gia nhấn mạnh.

Trước đó, Chỉ thị 13 của Thủ tướng Chính phủ cũng đã nêu rõ "không siết chặt tín dụng một cách bất hợp lý, nhưng tăng cường kiểm tra, giám sát, không buông lỏng quản lý Nhà nước". Như vậy, điều cần nhất không phải là siết chặt đồng loạt tín dụng mà phải kiểm soát đối với các chủ đầu tư yếu kém, còn đối với các chủ đầu tư uy tín, các dự án tốt thì nên rộng cửa để giúp thị trường cải thiện nguồn cung, hạ nhiệt giá đất, giá chung cư.

Theo Thông báo của Ngân hàng Nhà nước, đến tháng 6/2022, tổng dư nợ tín dụng đối với lĩnh vực bất động sản trên cả nước đạt hơn 2,36 triệu tỷ đồng, tăng hơn 14% so với cuối năm 2021, chiếm gần 20,1% tổng dư nợ tín dụng toàn hệ thống (cùng kỳ năm 2021 tăng 8,2%, chiếm gần 20%); trong đó, tín dụng đối với bất động sản kinh doanh tăng gần 8,2%, chiếm 33%; tín dụng bất động sản phục vụ mục đích tự sử dụng tăng hơn 17%, chiếm 67% dư nợ tín dụng lĩnh vực bất động sản. Nợ xấu lĩnh vực bất động sản khoảng 36,4 nghìn tỷ đồng, tăng 5% so với 31/12/2021, tỷ lệ nợ xấu hơn 1,5% (năm 2021 là 1,67%).

Như vậy, trong 6 tháng đầu năm 2022 tín dụng cho vay lĩnh vực bất động sản có tốc độ tăng cao hơn cùng kỳ năm trước (dư nợ tín dụng bất động sản 6 tháng đầu năm 2021 ước tăng 5,5-6%), cũng như cao hơn nhiều tốc độ tăng tổng dư nợ tín dụng chung toàn hệ thống: Tính đến ngày 30/6/2022 dư nợ tín dụng ngân hàng cả nước tăng gần 9,4% so với cuối năm 2021 và tăng gần 16,7% so cùng kỳ. Đây là mức tăng sáu tháng đầu năm cao nhất trong vòng 10 năm qua, trong đó số dư đầu tư trái phiếu doanh nghiệp tăng hơn 3,2% so với cuối năm 2021 và chiếm gần 2,5% tổng dư nợ tín dụng (cùng kỳ 2021 giảm gần 4,7%, chiếm gần 2,3%).

Minh Anh
Theo: Reatimes.vn
Copy link
Chia sẻ:

Cùng chủ đề

Doanh nghiệp bất động sản chủ động "hút" vốn qua phát hành trái phiếu khi kênh truyền thống bị siết

Lãi suất cho vay mua nhà ở xã hội giảm từ năm 2025

Bảng giá đất mới của Hà Nội: Cần kiểm soát hiệu quả, ngăn chặn tình trạng đầu cơ

Thủ tục pháp lý “cản bước” M&A bất động sản

Chuyên gia: Một lượng vốn khổng lồ vẫn đang “luẩn quẩn” ở thị trường bất động sản miền Bắc

Cuộc sống người dân đảo lộn vì cứ cuối năm lại đào xới vỉa hè

"Chìa khóa" giải quyết tình trạng thổi giá rồi khuyến mại

Các sàn giao dịch bất động sản không đủ điều kiện sẽ bị “xóa sổ” từ 31/12

Tin mới cập nhật

Hàn Quốc: Phát triển robot “Iron Man”, giúp người bị liệt nửa người có thể đi lại

4 giờ trước

Người Hà Nội ưu tiên chung cư, TP.HCM chọn nhà riêng

4 giờ trước

Bất động sản bất ngờ dẫn đầu lợi nhuận của quý IV/2024

4 giờ trước

Hà Nội "ra tối hậu thư" cho dự án NOXH của Liên danh Handico - Viglacera

4 giờ trước

Doanh nghiệp bất động sản chủ động "hút" vốn qua phát hành trái phiếu khi kênh truyền thống bị siết

1 ngày trước