meeyland app
Meey Land
Cổng thông tin bất động sản xác thực 4.0
Tải ứng dụng

Thị trường bất động sản chờ sôi động trở lại sau khi nới room tín dụng

Thứ tư, 14/09/2022-16:09
Theo đánh giá từ các chuyên gia, thị trường bất động sẽ nhận được những tin khả quan từ việc nới room tín dụng, nhất là những dự án nhà ở, sắp bàn giao tới các khách hàng.

Theo Zingnews, việc Ngân hàng Nhà nước đưa ra quyết định nới room tín dụng đồng nghĩa với việc thị trường nhận thêm khoảng 457.000 tỷ đồng dựa theo mục tiêu tăng trưởng tín dụng là 14%.

TS Sử Ngọc Khương, Giám đốc cấp cao Savills Việt Nam đánh giá rằng: “Đó là một động thái bẻ khóa tiền tệ một cách khả quan, giúp bơm nguồn tiền trực tiếp vào nền kinh tế hậu Covid-19. Theo đó, các lĩnh vực và ngành nghệ gồm sản xuất, dịch vụ, kinh doanh và bất động sản sẽ nhận được sự hỗ trợ”. 

Theo ông, thị trường được kỳ vọng sẽ hồi phục và phát triển trở lại nhờ việc nới room tín dụng.

Tín hiệu tích cực với thị trường

Bà Dương Thùy Dung, Giám đốc điều hành CBRE Việt Nam đưa ra đánh giá rằng Ngân hàng Nhà nước đẩy mạnh kiểm tra giám sát, không nới lỏng quản lý mà không phải là siết chặt tín dụng một cách bất hợp lý. 

Bà nói: “Cụ thể, việc nới room tín dụng sẽ được cấp chọn lọc, tùy theo dự án khả thi hay không. Nếu mang lại lợi ích kinh tế, chủ đầu tư phục vụ nhu cầu để ở, phát triển bền vững vẫn được cân nhắc cấp tín dụng”.


Chờ ngày thị trường bất động sản hồi phục sau nới room tín dụng
Chờ ngày thị trường bất động sản hồi phục sau nới room tín dụng

Bà cho biết trong thời gian qua, việc siết tín dụng bất động sản đã tác động đến việc tiếp cận nguồn vốn vay ngân hàng của cả người mua, chủ đầu tư và doanh nghiệp. Đó là một trong những lý do khiến số lượng giao dịch trên thị trường giảm đi.

Đối với thị trường bất động sản, quyết định nới room tín dụng là một tín hiệu tích cực, giúp cho cả cầu và cung cải thiện. Theo dự đoán của Giám đốc điều hành CBRE Việt Nam, hoạt động xây dựng và mở bán của các dự án bất động sản nhờ đó sẽ trở nên sôi động hơn.

Tại TP.HCM, có tổng 16.412 căn hộ chào bán mới trong nửa đầu năm, trong khi con số của Hà Nội là 8.165 căn. Theo dự báo, TP.HCM sẽ có khoảng 6.000 căn mở bán thêm trong quý 3 và quý 4, còn Hà Nội sẽ có 12.000 căn.

Bà Dung nói thêm: “Tình hình thị trường được dự đoán sẽ khởi sắc hơn với số căn bán được gần bằng số căn chào bán mới. Nguồn cung trên thị trường tại TP.HCM tiếp tục chịu tác động từ vấn đề pháp lý. Hàng năm, giá bán tiếp tục duy trì xu hướng tăng 5-10%”.

Mặt khác, theo đánh giá của ông Sử Ngọc Khương, việc nới room tín dụng cũng là cơ hội hút thêm FDI cho Việt Nam, trong đó có thị trường địa ốc.

Ông Khương bình luận rằng: “Những khoản đầu tư này là rất quan trọng với một siêu đô thị 10 triệu dân như TP.HCM và một quốc gia với hơn 100 triệu dân. Tuy nhiên, số vốn FDI chiếm 19,9% tổng vốn đầu tư đăng ký, rót vào ngành kinh doanh bất động sản tăng vọt với hơn 3,3 tỷ USD”.

Nới room tín dụng thêm 1-2%

Thế nhưng, theo một số chuyên gia, việc nới room tín dụng ở một số ngân hàng với dư địa cho vay khiêm tốn, do đó khả năng dòng vốn đổ vào thị trường bất động sản sẽ khó đạt mức kỳ vọng.
Theo nhận định của ông Nguyễn Văn Đính, Phó chủ tịch Hiệp hội bất động sản Việt Nam, thị trường bất động sản sẽ bị ảnh hưởng tiêu cực vì nới room tín dụng. Thế nhưng, con số 450.000 tỷ đồng sẽ không có ý nghĩa nhiều với thị trường địa ốc.

Ông nói: “Dòng vốn cần được đưa tới những dự án có ích, hợp với nhu cầu dùng khai thác kinh doanh. Cần tạo điều kiện cho các dự án sắp hoàn thành để mang đến lợi ích cho doanh nghiệp, xã hội và kinh tế”.

Thị trường bất động sản chờ sôi động trở lại sau khi nới room tín dụng - ảnh 2

Lãnh đạo Hiệp hội bất động sản Việt Nam cho biết cần tạo thêm kênh vốn khác như quỹ ủy thác, quỹ đầu tư, quỹ tín thác cho thị trường bất động sản. Thế giới hiện này đã làm rất nhiều, tuy nhiên tại Việt Nam chưa thành hiện thực. Bởi vậy, giải pháp đẩy mạnh hoạt động của các loại quỹ này cần được đưa ra.

Cũng theo ông Lê Hoàng Châu, Chủ tịch Hiệp hội bất động sản TP.HCM, Ngân hàng Nhà nước nên xem xét tăng room tín dụng thêm 1-2% cả năm, để nền kinh tế có thêm khoảng 200.000 tỷ đồng ở những tháng cao điểm.

Ông nhận định: “Ngân hàng Nhà nước có cơ sở để cân nhắc nâng room tín dụng thêm 1-2% vì về cơ bản, nước ta vẫn giữ vững ổn định kinh tế vĩ mô, xuất siêu - dự trữ ngoại hối trên 100 tỷ USD và kiểm soát được lạm phát”.

Theo TS Cấn Văn Lực, Thành viên Hội đồng Tư vấn Chính sách Tài chính - Tiền tệ Quốc gia, mức tăng của room tín dụng không quá lớn. Có khoảng 15-20% được giải ngân cho mảng bất động sản, đặc biệt là 2 phân khúc khu công nghiệp và nhà ở.

Ông nói: “Dư nợ cho vay bất động sản hiện chiếm khoảng 20,6% tổng dư nợ của nền kinh tế, bao gồm có 33% gắn với bất động sản kinh doanh, đầu tư và 67% gắn với bất động sản nhà ở”.
Kênh trái phiếu cần được mở lại sớm

heo ông Cấn Văn Lực, các nguồn vốn ngoài kênh tín dụng ngân hàng như chứng khoán, trái phiếu doanh nghiệp hay đầu tư nước ngoài cần được đa dạng hóa.

Thị trường bất động sản chờ sôi động trở lại sau khi nới room tín dụng - ảnh 3

Vị chuyên gia nói rằng: “Khả năng thị trường bất động sản phù hợp trong thời gian tới sẽ tùy theo phân khúc. Phân khúc bất động nhà ở, khu công nghiệp sẽ hồi phục khi dòng vốn tín dụng và việc huy động cổ phiếu, trái phiếu suôn sẻ trong khi bất động sản du lịch nghỉ dưỡng sẽ cần thêm thời gian khi du lịch quốc tế nới lỏng mạnh hơn”.

Ông cho biết do rủi ro hơn phân khúc khác nên bất động sản nghỉ dưỡng không nên chờ đợi vào tín dụng ngân hàng. Ngoài ra, phân khúc này thường được huy động vốn từ nhà đầu tư và quỹ đầu tư ở các nước khác.

Chính phủ nên sớm đưa ra Nghị định 153 sửa đổi, quy định cụ thể về điều kiện phát hành trái phiếu doanh nghiệp, theo thành viên Hội đồng Tư vấn Chính sách Tài chính - Tiền tệ Quốc gia. Theo đó, doanh nghiệp có tình hình tài chính minh bạch và dự án tốt có thể huy động vốn từ kênh này một cách dễ dàng. 

Ông đưa ra dẫn chứng rằng một số doanh nghiệp lớn đã huy động số lượng vốn lớn từ trái phiếu nước ngoài trong thời gian vừa qua. Tuy nhiên, ông lưu ý rằng hồ sơ phải tốt mới có thể làm được. Còn nhu cầu vốn không thể được đáp ứng nếu chỉ chờ đợi vào nguồn vốn ngân hàng. Bởi vậy, ông cho rằng doanh nghiệp Việt cần chủ động huy động vốn từ những kênh vốn khác.

Theo: Reatimes.vn
Copy link
Chia sẻ:

Cùng chủ đề

Hà Nội "ra tối hậu thư" cho dự án NOXH của Liên danh Handico - Viglacera

Vành đai 4 thi công "xôi đỗ": Người dân có tâm lý chờ áp dụng quy định mới

Dự án "treo" 16 năm tại huyện Đan Phượng bị Hà Nội chính thức "khai tử"

Hà Nội duyệt quy hoạch đô thị có trường đua ngựa 420 triệu USD

Bình Định: Lộ diện chân dung nhà đầu tư khu đô thị gần 3.000 tỷ sau nhiều lần thông báo đấu giá

Livestream bán hàng bùng nổ và các cơ hội việc làm dành cho người trẻ

Bất động sản Hòa Bình kỳ vọng "cất cánh" với khu đô thị sinh thái gần 1.500 tỷ

Thái Bình có thêm khu công nghiệp hơn 330ha

Tin mới cập nhật

Hàn Quốc: Phát triển robot “Iron Man”, giúp người bị liệt nửa người có thể đi lại

14 giờ trước

Người Hà Nội ưu tiên chung cư, TP.HCM chọn nhà riêng

14 giờ trước

Bất động sản bất ngờ dẫn đầu lợi nhuận của quý IV/2024

14 giờ trước

Hà Nội "ra tối hậu thư" cho dự án NOXH của Liên danh Handico - Viglacera

14 giờ trước

Doanh nghiệp bất động sản chủ động "hút" vốn qua phát hành trái phiếu khi kênh truyền thống bị siết

1 ngày trước