Du lịch Hòa Bình sôi động tạo đà tăng trưởng giá trị bất động sản nghỉ dưỡng
Sức cạnh tranh của du lịch Hòa Bình
Theo Nông thôn Việt, bắt đầu từ ngày 15/3 - kể từ khi Việt Nam mở lại hoàn toàn hoạt động du lịch tới nay, ngành du lịch đã phục hồi một cách mạnh mẽ với tốc độ nhanh chóng cùng sự bùng nổ về lượng du khách nội địa. Tính tới tháng 8, chỉ riêng khách du lịch nội địa đã đạt 79,8 triệu lượt, vượt qua chỉ tiêu đặt ra cho cả năm 2022 là 65 triệu lượt khách.
Trong đó, nổi bật phải kể tới thị trường Hòa Bình, một trong những tỉnh đang dẫn đầu toàn quốc về số lượng khách du lịch khi đón hơn 1,8 triệu lượt chỉ trong vòng 6 tháng đầu năm nay. Con số của Hòa Bình thậm chí còn cao hơn một số điểm đến nổi tiếng như 1,32 triệu lượt khách tới Đà Nẵng, 1,046 triệu lượt khách tới Khánh Hòa, 1,653 triệu lượt khách tới Lào Cai. Bên cạnh đó, tổng doanh thu từ du lịch của tỉnh Hòa Bình ước đạt 1.980 tỷ đồng, bằng 82,5% so với kế hoạch cả năm.
Hòa Bình sắp có thêm 2 dự án 9.000 tỷ đồng của chủ đầu tư Sun Group
Sun Group lên kế hoạch đầu tư 9.284 tỷ đồng vào Quần thể Khu đô thị sinh thái, vui chơi - giải trí cao cấp cùng hệ thống cáp treo Cuối Hạ kết hợp với Khu đô thị sinh thái, nghỉ dưỡng khoáng nóng cao cấp Hồ Khả.Những dự án giao thông đi qua tỉnh Hòa Bình được ưu tiên vốn đầu tư công
Dự án cao tốc Hòa Bình - Sơn La, dự án nâng cấp, mở rộng Quốc lộ 6, đoạn tránh thành phố Hòa Bình là hai dự án được Bộ Giao thông Vận tải báo cáo Chính phủ ưu tiên vốn đầu tư công.Thị trường bất động sản Hòa Bình còn lại gì sau cơn sốt?
Sau làn sóng đầu tư rầm rộ tại nhiều địa phương trên địa bàn tỉnh Hòa Bình, hiện tại thị trường bất động sản khu vực này đang chững lại, giá bán tại những khu vực có lợi thế về vị trí có dấu hiệu tăng nhẹ.Thực tế, Hòa Bình đã thể hiện sức hút độc đáo của miền sơn cước, từ những “đặc sản” nơi núi đồi trùng điệp, đến hệ thống hồ, sông, suối cùng cảnh quan thiên nhiên hoang sơ tươi đẹp, cũng không thể thiếu hương vị bản sắc dân tộc đặc trưng. Tất cả những lợi thế hiện hữu này đã tạo ra một chốn lý tưởng để nghỉ dưỡng, tận hưởng và khám phá cuộc sống, văn hóa bản địa nơi đây.
Tỉnh Hòa Bình đồng thời cũng là điểm đến ưa thích của người dân Hà Nội vào những ngày nghỉ cuối tuần hay những dịp nghỉ lễ ngắn ngày. Với lợi thế chỉ cách Hà Nội khoảng 1 tiếng chạy xe. Theo đó, nhiều nghiên cứu cho thấy, hình thức du lịch tại chỗ (staycation) vẫn sẽ là xu hướng chiếm ưu thế nhờ những ưu điểm như gần thành phố lớn với khoảng cách gần, dễ dàng lên kế hoạch cho chuyến đi, chủ động phương tiện di chuyển, tiết kiệm chi phí đáng kể khi giá vé máy bay hay các tour du lịch nội địa đăng tăng cao vào mùa cao điểm.
Đáng chú ý, Hòa Bình đang sở hữu nguồn vốn tự có giúp đón đầu xu hướng du lịch bền vững đang dần mở rộng phạm vi trên toàn cầu. Chẳng hạn như xu hướng Du lịch sinh thái (Eco tourism), Du lịch trải nghiệm thực tế (Authentic tourism), Du lịch sức khỏe (Wellness tourism).
Đánh giá về du lịch Hòa Bình, nơi đây đang chứa đựng nhiều tiềm năng vẫn chưa được khai thác xứng tầm. Lãnh đạo địa phương này đã xác định “phát triển du lịch là ngành kinh tế mũi nhọn của tỉnh”. Cùng với đó, đạt mục tiêu tăng trưởng đến năm 2025 đón 4,9 triệu lượt khách, nâng doanh thu lên 5.400 tỷ đồng.
Trước những nhịp tăng mới của ngành du lịch, các nhà đầu tư phía Bắc đang đổ dồn sự chú ý vào khu vực Hòa Bình. Họ mang kỳ vọng lớn vào việc các sản phẩm bất động sản nghỉ dưỡng nơi đây sẽ trở thành “gà đẻ trứng vàng” khi không chỉ khai thác cho thuê tốt mà còn giúp gia trăng giá trị nhanh chóng trong thời gian tới.
Các xung lực thúc đẩy đà tăng bất động sản Hòa Bình
Không chỉ có một “bức tranh vẽ” bất động sản du lịch khởi sắc, mà sự đầu tư mạnh vào hạ tầng giao thông cũng sẽ là yếu tố quan trọng tác động trực tiếp vào thị trường bất động sản tỉnh Hòa Bình để phát triển một cách đột phá và bền vững.
Theo kế hoạch của địa phương, trong vòng 5 năm tiếp theo, Hòa Bình dành ra hơn 120.000 tỷ đồng để hoàn thiện mạng lưới hạ tầng giao thông huyết mạch. Trọng điểm tại đây chính là dự án mở rộng mặt đường QL6 Hòa Lạc - Hòa Bình lên 80 - 110m với quy mô 6 làn xe. Dự án sẽ có tổng số vốn đầu tư lên tới 8.100 tỷ đồng, dự kiến tới quý IV/2022 sẽ khởi công.
Đồng thời, Bộ Giao thông và Vận tải đã vừa thông qua đề xuất xây dựng đoạn đường có chiều dài gần 7km, rộng 120m, quy mô 6 làn xe kết nối giữa đại lộ Thăng Long và QL21 với cao tốc Hòa Lạc - Hòa Bình. Dự án sở hữu nguồn vốn đầu tư lên đến 5.500 tỷ đồng.
Bên cạnh đó, còn rất nhiều các dự án cũng được thúc đẩy tiến độ bao gồm: cao tốc Hòa Bình - Mộc Châu; Dự án xây dựng và nâng cấp hạ tầng du lịch tỉnh Hòa Bình; Đường vành đai 5 vùng Thủ đô đi qua huyện Lương Sơn.
Có thể thấy, những lợi thế mạnh cùng tiềm năng hiện hữu đã giúp thị trường bất động sản Hòa Bình trở thành điểm sáng khu vực phía Bắc. Nơi đây đã thu hút nhiều “đại gia” bất động sản đổ bộ, các “ông lớn” đã về đây xây dựng dự án nghìn tỷ của mình như VinGroup, Sun Group, Flamingo, Geleximco, T&T,... Điều này đã góp phần thay đổi diện mạo khu vực cũng như giúp thị trường bất động sản của tỉnh trở nên sôi động, thu hút hơn.
Trong vòng 2 năm qua, bất động sản Hòa Bình đã chứng kiến biên độ tăng giá và lượng giao dịch ấn tượng. Báo cáo thị trường của Bộ Xây dựng cho thấy, từ đầu năm 2021, giá đất địa phương này đã tăng 46% so với năm trước đó.
“Bất động sản Hòa Bình được giới đầu tư “săn lùng” vì giá bán vẫn mềm hơn so với những khu vực lân cận như Đông Anh, Hòa Lạc. Tuy giá có phần tăng mạnh trong suốt 2 năm qua nhưng Hòa Bình vẫn nằm trong “vùng trũng” tiềm năng và còn nhiều dư địa phát triển” - Một nhà đầu tư lâu năm từ Hà Nội chia sẻ.
Xét về khu vực tiềm năng, trước đó, Thủ tướng Chính phủ đã nhận định Hòa Bình cần có hướng phát triển về phía Đông nhằm tận dụng lợi thế thị trường lớn là Thủ đô Hà Nội với quy mô hơn 8 triệu dân. Ở khu vực này, Lương Sơn với vụ trí là cửa ngõ kết nối Hòa Bình với Hà Nội được xem là điểm đến mới của giới đầu tư đang tìm một cơ hội để “bắt sóng” BĐS nghỉ dưỡng ven đô.