meeyland app
Meey Land
Cổng thông tin bất động sản xác thực 4.0
Tải ứng dụng

Dow Jones tăng gần 1.600 điểm trong 2 phiên, S&P 500 tăng mạnh nhất kể từ năm 2020

Thứ tư, 05/10/2022-11:10
Thị trường chứng khoán Mỹ trong phiên 4/10 đã đi lên mạnh mẽ khi lợi suất trái phiếu và đồng USD cùng suy yếu. Ngoài ra, dấu hiệu thị trường lao động cũng thắp lên hy vọng Fed sẽ giảm nhịp độ tăng lãi suất. Theo đó, Dow Jones đã tăng gần 1.600 điểm trong hai phiên gần đây.

Theo Doanh nghiệp và Kinh doanh, kết phiên giao dịch ngày 4/10, chỉ số trung bình công nghiệp Dow Jones tăng 825 điểm, tương đương 2,8%, qua đó lấy lại  mốc 30.000 điểm. Trong phiên giao dịch cuối tuần trước, chỉ số gồm 30 cổ phiếu bluechips này có thời điểm đóng cửa dưới ngưỡng 29.000 điểm.

Tương tự, chỉ số S&P 500 cũng tăng vọt lên hơn 3% và đóng cửa ở gần 3.791 điểm. Diễn biến tích cực nhất phải kể đến Nasdaq Composite khi tăng 3,34% và kết phiên ở 11.176 điểm.

Như vậy, sau 2 phiên đầu tuần cũng là đầu tháng 10, S&P 500 đã tăng 5,7%, đánh dấu chuỗi đi lên mạnh mẽ nhất kể từ tháng 3 năm 2020 đến nay.


Dow Jones tăng tổng cộng 1.591 điểm trong hai ngày, kết phiên 4/10 ở 30.316 điểm
Dow Jones tăng tổng cộng 1.591 điểm trong hai ngày, kết phiên 4/10 ở 30.316 điểm

CNBC nhận định, thị trường chứng khoán Mỹ đã có phiên khởi đầu quý IV thuận lợi sau khi trải qua tháng 9 cũng như quý III đỏ lửa. Cụ thể, trong phiên đầu tuần 3/10, Dow Jones đã tăng vọt lên 765 điểm, trở thành phiên tăng sốc nhất kể từ hôm 24/6. Tương tự, S&P 500 và Nasdaq cũng đi lên tương ứng 2,6% và 2,3%.

Ông Mark Haefele, Giám đốc đầu tư của UBS Global Wealth Management cho biết: “Sau khi lao dốc hơn 9% trong tháng 9 và nâng mức giảm từ đầu năm lên 25% tính đến thứ Sáu tuần trước (30/9), chúng tôi nghĩ rằng S&P 500 đã trong trạng thái quá bán. Bên cạnh đó, một số áp lực bán trong tuần trước đến từ việc tái cơ cấu danh mục cuối quý, tức là sẽ không còn tiếp diễn trong tuần này”.

Vị chuyên gia cũng cho rằng tâm lý nhà đầu tư đối với cổ phiếu hiện đang rất xấu nên việc thỉnh thoảng có những phiên phục hồi là điều không quá bất ngờ. Tuy nhiên, nhiều khả năng các thị trường vẫn sẽ tiếp tục biến động thất thường trong tương lai gần, chủ yếu do những kỳ vọng xoay quanh lạm phát và lãi suất chính sách.


S&P 500 bật tăng mạnh mẽ trong hai phiên đầu tháng 10 sau khi chạm đáy dưới 3.600 điểm trong phiên 30/9
S&P 500 bật tăng mạnh mẽ trong hai phiên đầu tháng 10 sau khi chạm đáy dưới 3.600 điểm trong phiên 30/9

Tâm lý nhà đầu tư trong 2 phiên gần đây được cải thiện khi lợi suất trái phiếu kho bạc kỳ hạn 10 năm đi xuống sau khi vượt mốc 4% chạm đỉnh hơn 10 năm trong tuần trước. Trong ngày 1/10, có thời điểm lợi suất này giảm xuống dưới 3,6%.

Ngoài ra, đồng USD cũng suy yếu, thể hiện qua việc chỉ số USD Index (DXY) – đo lường giá trị của USD với 6 loại ngoại tệ phổ biến khác rơi về ngưỡng 110 điểm. Cuối tháng trước, chỉ số này có lúc đã chạm đỉnh 114 điểm.

Bất chấp tin đồn về những khó khăn tài chính và nguy cơ phá sản, cổ phiếu của Credit Suisse vẫn nhảy vọt 12%. Citigroup cho rằng, ngân hàng Thụy Sỹ này đang gặp phải nhiều thách thức nhưng sẽ không dẫn tới cú sốc giống như Lehman Brothers phá sản trong cuộc khủng hoảng 2008.

Chia sẻ với CNBC, đại diện Credit Suisse cho biết, nhà băng này sẽ công bố kế hoạch tái cấu trúc cùng kế hoạch kinh doanh quý III trong tháng 10 này.

Trong khi đó, cổ phiếu Twitter đã tăng 22% sau khi tỷ phú Elon Musk thay đổi quan điểm đồng ý mua lại công ty mạng xã hội này với giá là 54,2 USD/cổ phiếu như đề xuất ban đầu. Tổng giá trị thương vụ lên tới khoảng 44 tỷ USD.

Ngoài ra, thị trường chứng khoán Mỹ đi lên mạnh mẽ sau khi báo cáo của Cục Thống kê Lao động cho thấy công việc đang được tuyển dụng giảm sút từ mức 11,2 triệu trong tháng 7 xuống còn 10,1 triệu trong tháng 8.

Một số nhà đầu tư đánh giá những tín hiệu về sự suy yếu của thị trường lao động sẽ khiến Fed giảm nhịp độ thắt chặt tiền tệ, thậm chí có thể sớm nới lỏng trở lại.

Dù vậy, bà Holly Newman Kroft, Giám đốc điều hành tại công ty quản lý đầu tư Neuberger Berman vẫn cho rằng đợt tăng hiện tại “chỉ giống như cú hồi mà chúng ta đã trải qua trong mùa hè”. Theo đó, vị giám đốc này còn cho rằng sẽ không thể có một thị trường phục hồi khi Fed chưa ra tín hiệu dừng tăng lãi suất. Và chắc chắn Fed sẽ không ngừng tăng lãi suất nếu như lạm phát chưa bắt đầu đi xuống. 

Tất cả 11 nhóm cổ phiếu nằm trong S&P 500 đều đóng cửa phiên 4/10 với sắc xanh. Trong đó, nhóm năng lượng tăng mạnh nhất khi có thêm 4,34%, ngoài ra nhóm cổ phiếu tài chính cũng tăng gần 3,8%.


Nhiều thị trường chứng khoán lớn thế giới diễn biến tích cực trong phiên thứ Ba 4/10
Nhiều thị trường chứng khoán lớn thế giới diễn biến tích cực trong phiên thứ Ba 4/10

Nhìn chung, thị trường chứng khoán thế giới diễn biến khả quan trong phiên 4/10. Các chỉ số tại châu Âu cũng tăng khoảng 3-4%. Tại châu Á, Kospi của Hàn Quốc và Nikkei của Nhật Bản đều đi lên hơn 2%. 

Khảo sát của Evercore ISI ngày 3/10 cho thấy, 100% nhà đầu tư tổ chức đều tin rằng nền kinh tế Mỹ sẽ suy thoái, trong đó, 89% cho rằng suy thoái sẽ đến vào năm 2023, 11% còn lại cho rằng sẽ đến vào năm 2022. Thống kê này cũng đồng nghĩa là kỳ vọng suy thoái đã được phản ánh vào giá cổ phiếu hiện tại trên thị trường.

Các nhà đầu tư dự báo đến cuối năm 2022, chỉ số S&P 500 sẽ dừng ở mức 3.490 điểm, thấp hơn 5% so với mức đóng cửa phiên ngày 3/10 và kém 7,9% so với mức cuối ngày 4/10.

Liên hợp quốc kêu gọi các Ngân hàng trung ương dừng tăng lãi suất để tránh suy thoái

Trong báo cáo thường niên về triển vọng kinh tế toàn cầu, Hội nghị Liên hợp quốc về Thương mại và Phát triển (UNCTAD) cho rằng Fed có thể sẽ gây tổn thương đáng kể cho các nước đang phát triển nếu vẫn tiếp tục tăng lãi suất. Cơ quan này ước tính rằng, nếu Fed cứ nâng lãi suất tham chiếu thêm 1% thì GDP các nước giàu khác sẽ mất 0,5%, còn GDP các nước nghèo sẽ giảm 0,8% vào 3 năm tới.

Bên cạnh đó, UNCTAD ước tính việc Fed tăng lãi suất trong năm nay khiến GDP các nước nghèo mất 360 tỷ USD trong vòng 3 năm. Đồng thời, việc tiếp tục thắt chặt chính sách chắc chắn sẽ gây ra thêm nhiều thiệt hại.

"Vẫn còn thời gian để chúng ta lùi lại khỏi bờ vực suy thoái. Chúng ta có các công cụ để hạ nhiệt lạm phát và hỗ trợ tất cả các nhóm dễ bị tổn thương", Tổng thư ký UNCTAD Rebeca Grynspan nhận xét. Ông cũng cho rằng những hành động hiện tại có thể gây thiệt hại cho những người dễ bị tổn thương nhất, đặc biệt đối với các nước đang phát triển, từ đó dẫn đến nguy cơ đẩy thế giới vào một cuộc suy thoái.

UNCTAD cũng cho biết, việc tăng lãi suất không thể xoa dịu tình trạng thiếu năng lượng và lương thực. Do đó, các nhà hoạch định chính sách nên tập trung vào các biện pháp như áp giới hạn giá năng lượng hoặc lấy ngân sách từ thu thuế lợi nhuận đột biến của các công ty năng lượng.

Theo: Reatimes.vn
Copy link
Chia sẻ:

Cùng chủ đề

"Nhập cuộc" đường đua NOXH, Nam Định sắp có dự án hơn 900 tỷ đồng với 1.100 căn hộ

Đường Vành đai 2: TPHCM bồi thường theo giá đất mới, tối đa 111 triệu đồng/m2

Vì sao Long An thông báo dừng lựa chọn nhà đầu tư thực hiện 2 dự án NOXH?

Bình Dương: Khu dân cư nghìn tỷ sắp "hồi sinh" sau nhiều năm bị cơ quan chức năng "tuýt còi"

"Ông lớn" bán lẻ Nhật Bản rót 35 triệu USD xây TTTM tại Hà Nam

Hòa Bình: Khu đô thị Trung Minh chậm tiến độ, chủ đầu tư nợ gấp 31 lần vốn chủ

Toàn cảnh khu vực vừa được khởi công dự án xây cầu gần 2.200 tỷ

Hải Phòng: 1 dự án NOXH được phép bán 636 căn hộ, mở ra cơ hội an cư

Tin mới cập nhật

"Nhập cuộc" đường đua NOXH, Nam Định sắp có dự án hơn 900 tỷ đồng với 1.100 căn hộ

7 giờ trước

Thấy gì từ gần 26.000 sản phẩm tồn kho của doanh nghiệp bất động sản?

7 giờ trước

Thí điểm mở rộng đất xây dựng nhà ở thương mại: Tránh tạo cơ chế xin cho

7 giờ trước

Kết thúc đấu giá đất Hoài Đức: 2 lô đắt nhất 15 tỷ đồng/lô, gấp 14 lần khởi điểm

7 giờ trước

Công nghệ đang định hình tương lai cho người mua nhà lần đầu như thế nào?

1 ngày trước