Chứng khoán Mỹ bị bán tháo trở lại: Dow Jones rớt 458 điểm, S&P 500 về gần mức trước đại dịch
BÀI LIÊN QUAN
Chứng khoán Mỹ hồi phục mạnh, Dow Jones bật tăng gần 550 điểm sau 6 phiên giảm liên tụcChứng khoán Mỹ giảm phiên thứ 6 liên tiếp, Dow Jones và S&P 500 lún sâu vào thị trường gấuChứng khoán Mỹ tiếp tục lao dốc, làn sóng bán tháo và nguy cơ suy thoái kinh tế cận kềTheo Doanh nghiệp và Kinh doanh, chỉ số S&P 500 mất 2,1% và đóng cửa ở 3.640 điểm, mức thấp nhất kể từ cuối năm 2020. Chỉ số đại diện thị tường này hiện đang kém đỉnh lịch sử thiết lập hồi đầu tháng 1 năm nay là 24,1% tức đã rơi vào vùng thị trường gấu, đồng thời chỉ cao hơn mức đỉnh trước đại dịch Covid-19 khoản 6,7%.
Trong khi đó, chỉ số trung bình công nghiệp Dow Jones mất 458 điểm, tương đương 1,54%, qua đó kết phiên ở 29.225,6 điểm. Chỉ số thiên về công nghệ Nasdaq Composite cũng giảm sâu nhất khi đi xuống 2,84% và dừng ở 10.737,5 điểm.
Trước khi lao dốc trong phiên ngày 29/9, thị trường chứng khoán Mỹ đã tăng mạnh trong phiên trước đó sau khi nhà đầu tư phấn chấn với thông tin Ngân hàng trung ương Anh (BoE) sẽ thực hiện mua trái phiếu kỳ hạn dài để ổn định các thị trường tài chính cũng như ngăn đà giảm của đồng bảng Anh.
CNBC dẫn lời ông Mark Haefele, Giám đốc đầu tư tại UBS cho biết: “Chúng tôi không nghĩ+ là tâm lý bình thản trên các thị trường vào ngày 28/9 đã đánh dấu chấm hết cho giai đoạn biến động mạnh hay tâm lý rút khỏi tài sản rủi ro. Để đà hồi phục bền vững, nhà đầu tư cần phải thấy bằng chứng thuyết phục rằng lạm phát đang quay lại tầm kiểm soát, cho phép các ngân hàng trung ương bớt thắt chặt tiền tệ".
Đà giảm của phiên ngày 29/9 lan rộng khắp mọi nhóm ngành. Trong đó, Apple dẫn đầu diễn biến tiêu cực của nhóm công nghệ khi cổ phiếu của "ông lớn" này bị ngân hàng đầu tư lớn là Bank of America hạ mức khuyến nghị. Theo đó, kết phiên Apple sụt giảm 4,9%.
Trước đó, Bloomberg dẫn nguồn tin riêng cho biết Apple đã hủy bỏ kế hoạch tăng sản lượng iPhone 14 do nhu cầu không lớn như những gì kỳ vọng.
Ngoài ra, lợi suất trái phiếu Kho bạc Mỹ kỳ hạn 10 năm đã ghi nhận tăng vọt lên mức 3,7%, cho thấy tâm lý lo sợ Fed sẽ tiếp tục tăng mạnh lãi suất. Trong phiên trước đó (28/9), lợi suất 10 năm đã có lúc vượt mức 4% rồi quay đầu đi xuống, qua đó đánh dấu phiên giảm sâu nhất kể từ năm 2020.
Bên cạnh đó, báo cáo về tình hình trợ cấp thất nghiệp khả quan hơn dự kiến khiến cho các nhà đầu tư càng thêm lo lắng. Nếu thị trường việc làm phát tín hiệu bán động, Fed có thể phải giảm nhịp độ thắt chặt tiền tệ, giúp giá cổ phiếu có động lực đi lên. Ngược lại, thị trường lao động vững chắc sẽ làm cho Fed thêm dư địa để nâng lãi suất chống lạm phát.
Sáng 29/9, Bộ Lao động Mỹ cho biết số người xin trợ cấp thất nghiệp vào tuần trước là 193.000, giảm 16.000 so với mức đã điều chỉnh của trước đó và thấp hơn đáng kể so với con số 215.000 mà các chuyên gia của Dow Jones dự báo.
Đồng thời, đây cũng là lần đầu tiên số người xin trợ cấp thất nghiệp giảm xuống dưới 200.000/tuần kể từ đầu tháng 5.