Đời sống nâng cao, dân Việt đang để bao nhiêu tiền trong tài khoản ngân hàng?
Theo Dân Việt, thống kê từ số liệu mới nhất của Ngân hàng Nhà nước, số tiền gửi trên tài khoản thanh toán cá nhân thuộc hệ thống ngân hàng đang có xu hướng tăng mạnh, nhất là trong 2 quý đầu năm 2022. Chỉ tính riêng quý I/2022, số dư trong tài khoản tăng gần 103.600 tỷ đồng, tương đương hơn 11%, tổng số tiền đã vượt con số 1 triệu tỷ đồng.
Đây là quý thứ 8 liên tiếp ghi nhận số dư tiền gửi trong tài khoản ngân hàng của người dân tăng trưởng, con số hiện tại là lần đầu tiên vượt mốc 1 triệu tỷ đồng. Tài khoản thanh toán cá nhân là loại tài khoản tiền gửi không có kỳ hạn. Do đó, hơn 1 triệu tỷ đồng này đều là các khoản tiền gửi chỉ để trong tài khoản ngân hàng mà không kỳ hạn, lãi suất phổ biến chỉ khoảng 0,1 - 0,3%/ năm.
Tìm ngân hàng có lãi suất vay mua nhà tốt mà không phải “mua bia kèm lạc”
Người vay mua nhà có thể gặp phải tình huống đã xuống tiền đặt cọc mua nhà nhưng không thể nộp tiền đúng hạn do ngân hàng chưa giải ngân vì không “mua kèm lạc”. Do vậy, tiêu chí hàng đầu của những người có nhu cầu vay mua nhà là ngân hàng phải có lãi suất thấp, thủ tục đơn giản, an toàn và không ép khách mua thêm bảo hiểm.Nguồn cơn nào khiến hàng loạt ngân hàng chật vật phát mại căn hộ chung cư cao cấp?
Hầu hết các căn hộ thuộc các dự án chung cư cao cấp tại TP.HCM được ngân hàng rao bán có “view” đẹp, vị trí đắc địa, giá mềm so với mặt bằng chung của thị trường. Tuy nhiên, có một thực tế là các nhà băng đang gặp khó trong việc thu hồi nợ xấu, khi khách hàng không mấy mặn mà với các căn hộ bị cho là có “vết” pháp lý.Ngân hàng khó thanh lý loạt bất động sản dù đã “đại hạ giá”
Trong thời gian gần đây, các ngân hàng liên tục rao bán tài sản thế chấp là bất động sản. Phần lớn bất động sản được rao bán đợt này tập trung tại TP Hồ Chí Minh với giá từ vài chục tỷ cho tới vài trăm tỷ đồng.Trong quý đầu năm, số tiền gửi có kỳ hạn của người dân cũng có xu hướng tăng cao. Mức lãi suất phổ biến hiện nay từ 3,2 - 3,6%/ năm cho thời hạn dưới 6 tháng; Từ 6 - 12 tháng có lãi suất từ 5,1 - 5,9%/ năm; Trên 12 tháng đến 24 tháng là 5,4 - 6,5%/ năm; Trên 24 tháng lãi suất là 6 - 6,7%/năm.
Đặc biệt là trong khi số dư tiền gửi trên tài khoản ngân hàng tăng mạnh thì số lượng tài khoản thanh toán cá nhân tại các ngân hàng lại có tốc độ tăng chậm hơn. Tính đến cuối quý I/2022, toàn hệ thống ngân hàng ghi nhận 118.645 triệu tài khoản thanh toán thuộc sở hữu của khách hàng cá nhân, so với quý trước đó đã tăng 3% là 3.454 triệu tài khoản. So với năm 2021, tốc độ tăng của con số này chỉ đạt khoảng 14% với gần 14,456 triệu tài khoản mở mới.
Từ diễn biến này có thể thấy người dân đang có xu hướng tiêu nhiều tiền hơn trong tài khoản thanh toán. Trong quý I/2021, bình quân mỗi tài khoản ngân hàng của người dân sẽ có số dư khoảng 7,1 triệu đồng; Trong quý I/2022, số dư này đã tăng đạt mức 8,8 triệu đồng.
Bên cạnh đó, số dư tiền gửi có kỳ hạn của các nhóm khách này tại các nhà băng cũng tăng cao sau khi bước sang năm 2022. Riêng tháng 3/2022, hệ thống ngân hàng ghi nhận số dư tiền gửi của khách hàng tăng hơn 14.000 tỷ đồng, như vậy tổng mức tăng trong 3 tháng đầu năm đạt 174.000 tỷ đồng, tương đương mức tăng 3,28%. Tổng số dư tiền gửi của người dân tại ngân hàng hiện nay đạt khoảng 5,47 triệu tỷ đồng.
Mức tăng này đang cao hơn nhiều số tăng của cả năm 2021 khi chỉ với 3,08%, tức chưa bằng 1/5 mức tăng trưởng của số dư tiền gửi doanh nghiệp là 15,73%. Các chuyên gia cho rằng, một nguyên nhân chính khiến dòng tiền gửi của người dân đang đổ vào kênh ngân hàng là vì mặt bằng lãi suất huy động đã tăng mạnh từ cuối năm 2021 đến nay. Chỉ trong 5 tháng đầu năm 2022, nhiều ngân hàng đã có 4 lần điều chỉnh tăng lãi suất huy động, hiện đạt mức tăng phổ biến từ 1,5 - 2%/ năm. Ngoài ra, dòng tiền cá nhân chảy vào các ngân hàng cũng có một phần là dòng vốn được rút ra từ kênh chứng khoán.