Doanh nhân Phạm Ánh Dương: Đầu tàu vững chắc của An Phát Holdings
BÀI LIÊN QUAN
Đảm nhận vị trí Tổng giám đốc, ông Dominik Meichle trở thành CEO trẻ nhất của Bosch Việt Nam kể từ khi thành lậpCựu CEO ACB Đỗ Minh Toàn được bổ nhiệm làm tân Chủ tịch Công ty chứng khoán ACBCEO Hàn Ngọc Vũ: Cánh tay đắc lực giúp Chủ tịch Đặng Khắc Vỹ xây dựng "đế chế" VIBTiểu sử doanh nhân Phạm Ánh Dương
Ông Phạm Ánh Dương sinh năm 1976 tại Nam Định và có trình độ Thạc sĩ Quản trị Kinh doanh. Hiện tại ông đang nắm giữ vị trí Chủ tịch của Nhựa An Phát Xanh. Nhựa An Phát Xanh đã có hơn 20 năm hình thành và phát triển, cùng với phương châm sản xuất đi đôi với bảo vệ môi trường cũng như đón đầu xu thế xanh, An Phát đã khẳng định được vị thế cũng như tên tuổi của mình trên thị trường và được đông đảo khách hàng trong nước cũng như quốc tế tin dùng. Đây chính là kết quả của việc nỗ lực không ngừng nghỉ của đại gia đình An Phát, trong đó, quan trọng nhất vẫn là sự dẫn dắt của Chủ tịch Tập đoàn An Phát Holdings - người anh Cả Phạm Ánh Dương.
Chân dung CEO Phú Đông Group - ông Ngô Quang Phúc: Chốt thành công giao dịch đầu tiên năm 12 tuổi, nghe đến mua - bán đất là "thích"
Mặc dù học ngành ngân hàng nhưng quyết định đi làm môi giới bất động sản vì "ham tiền", Tổng giám đốc Phú Đông Group - ông Ngô Quang Phúc đã bước từ con số 0 để có thể trở thành nhà lãnh đạo cao cấp của các công ty bất động sản.CEO Trần Kiều Anh - Giải cứu rác thải thành những chiếc túi sang chảnh: Bán được chiếc túi đầu tiên không khó, bán được chiếc thứ 100 mới là thử thách!
Nữ CEO trẻ cho biết, nếu dùng 3 từ để miêu tả về những chiếc túi của Dòng Dòng, đó là Thông minh - Độc đáo - Bền vững. Thực tế, đây không phải những chiếc túi tote hay balo thông thường, mỗi sản phẩm của Dòng Dòng đều mang một màu sắc, câu chuyện ý nghĩa riêng.Quá trình công tác của Doanh nhân Phạm Ánh Dương
Từ năm 1998 – năm 2000: Đảm nhận chức vụ nhân viên Kế toán tại Công ty TNHH Máy tính Truyền thông CMC.
Từ năm 2000 – năm 2002: Là kế toán trưởng Công ty TNHH Thương mại và Du lịch Hằng Thảo.
Từ năm 2002 – năm 2007: Giữ vị trí Giám đốc Công ty TNHH Anh Hai Duy (nay là Công ty Cổ phần Nhựa An Phát Xanh).
Từ năm 2007 – năm 2009: Chủ tịch HĐQT Công ty Cổ phần Nhựa và Môi trường xanh An Phát (nay là CTCP Nhựa An Phát Xanh).
Từ năm 2009 – năm 2015: Chủ tịch HĐQT Công ty Cổ phần Nhựa và Khoáng sản An Phát – Yên Bái (nay là CTCP An Tiến Industries).
Từ năm 2010 – năm 6/2011: Đảm nhận chức vụ Chủ tịch Hội đồng quản trị kiêm CEO của Công ty Cổ phần Nhựa và Môi trường xanh An Phát (nay là Công ty Cổ phần Nhựa An Phát Xanh).
Từ tháng 1/2021 – tháng 4/2021: Chủ tịch Hội đồng quản trị Công ty Cổ phần Sản xuất PBAT An Phát.
Từ tháng 7/2011 – tháng 6/2022: Chủ tịch Hội đồng quản trị Công ty Cổ phần Nhựa An Phát Xanh.
Từ tháng 3/2017 – nay: Chủ tịch Hội đồng quản trị Công ty Cổ phần Tập đoàn An Phát Holdings.
Chủ tịch Phạm Ánh Dương: An Phát Holdings sẽ trở thành Tập đoàn nhựa sinh học lớn nhất Đông Nam Á
Với xu hướng của xã hội chính là hướng đến việc xây dựng hệ sinh thái sinh, sống bền vững cũng như thân thiện với môi trường. Khi nắm bắt được xu thế này, dưới sự dẫn dắt của ông Phạm Ánh Dương hiện đang không ngừng lớn mạnh cùng với phương châm sản xuất kinh doanh song song với việc bảo vệ môi trường.
Ở thời điểm hiện tại, sau thời gian hơn 20 năm xây dựng và phát triển, Tập đoàn An Phát Holdings đã trở thành đơn vị ngành nhựa công nghệ cao và thân thiện hàng đầu tại thị trường Đông Nam Á cũng như ngày càng khẳng định được vị thế ở trên thương trường trong nước cũng như quốc tế. Hơn thế, Tập đoàn An Phát Holdings còn là đơn vị tiên phong nghiên cứu cũng như phát triển, sản xuất các sản phẩm sinh học phân hủy hoàn toàn đồng hành với Chính phủ quảng bá xu hướng tiêu dùng xanh tại thị trường Việt Nam.
Trên cương vị là người chèo lái con thuyền An Phát ra khơi, ông Phạm Ánh Dương đã được Chủ tịch nước trao tặng Huân chương Lao động hạng 3. Đây chính là phần thưởng xứng đáng cho tài năng cùng sự nỗ lực, cống hiến hết mình cho cộng đồng cũng như xã hội.
Có thể thấy, COVID-19 đã làm thay đổi thói quen tiêu dùng của toàn bộ người dân ở trên toàn thế giới cùng tác động mạnh mẽ vào chuỗi cung ứng trên toàn cầu. Trong năm 2020, An Phát Holdings (APH) chuyên sản xuất các sản phẩm nhựa sinh học phân hủy hoàn toàn không những không giảm đi sản lượng mà còn tăng doanh số, nhận được nhiều đơn hàng lớn từ Mỹ, Châu Âu.
Chủ tịch Tập đoàn An Phát Holdings Phạm Ánh Dương cho biết: “Thời điểm hiện tại, An Phát Holdings (APH) hoàn toàn tự tin với năng lực và vị thế cạnh tranh của mình để chuyển sang một giai đoạn phát triển mới với những dự án đầu tư tập trung vào các lĩnh vực chủ lực là sản phẩm và nguyên vật liệu sinh học phân hủy hoàn toàn, bao bì, nhựa kỹ thuật và nhựa nội thất, cơ khí chính xác và khuôn mẫu, nguyên vật liệu và hóa chất ngành nhựa, bất động sản công nghiệp…". Cũng theo đó, hệ sinh thái của APH hiện có rất nhiều mảng ví dụ như sinh học phân hủy hoàn toàn, công nghiệp hỗ trợ, bao bì, logistics,... Có thể thấy, hệ sinh thái doanh nghiệp khép kín của APH được thể hiện ở việc chủ động hoàn thiện hệ thống đầu - cuối của sản phẩm. Và trong tỷ trọng doanh thu của APH, CTCP Nhựa An Phát Xanh (AAA) với mảng sản xuất bao bì, sản phẩm sinh học phân hủy hoàn toàn có thể chiếm đến 90% doanh thu cũng như lợi nhuận của tập đoàn. Còn ở mảng sinh học phân hủy hoàn toàn, về sản phẩm thì APH có AnEco - đây là sản phẩm có khả năng tự phân hủy 100%, đạt tiêu chuẩn khắt khe nhất của thế giới về tính thân thiện với môi trường và hiện đang có mặt tại hệ thống siêu thị, nhà hàng, khách sạn lớn trên toàn quốc. Sản phẩm này hiện đang xuất khẩu ra nước ngoài khi được công nhận đạt tiêu chuẩn quốc tế tại thị trường Châu u.
Còn về nguyên liệu, ông Ánh Dương cho hay: “Chúng tôi chủ động nguyên liệu sản xuất bằng cách hợp tác với đối tác Hàn Quốc – một trong 5 công ty sở hữu bằng sáng chế về nguyên liệu sinh học phân hủy hoàn toàn trên thế giới, từ đó đưa APH trở thành doanh nghiệp duy nhất tại Việt Nam sản xuất được nguyên liệu cho mảng này. Và khi có quyền sáng chế, chúng tôi xây dựng nhà máy nguyên liệu, mục đích chính là giảm giá thành sản phẩm”.
Còn đối với sản phẩm bao bì, APH đã xây dựng hệ thống công ty thành viên, trong đó AAA sẽ là đơn vị sản xuất và An Tiến Industries (HII) cung cấp hạt nhựa, nguyên liệu, An Thành Bicsol kinh doanh nguyên vật liệu & sản phẩm… Đối với mảng công nghiệp hỗ trợ, APH đã xác định được mục tiêu tạo lập chuỗi giá trị công nghiệp nhựa tại Việt Nam và phấn đấu để có thể trở thành đầu tàu trong lĩnh vực công nghiệp hỗ trợ. Cụ thể, APH sở hữu 5 công ty sẽ phục vụ cho kế hoạch tiến sâu vào chuỗi cung ứng trên toàn cầu đó là Nhựa Hà Nội – đơn vị chuyên cung cấp linh kiện nhựa ô tô – xe máy; An Trung Industries là đơn vị cung cấp linh kiện nhựa điện – điện tử; VAPA – đơn vị chuyên sản xuất linh kiện ô tô, xe máy; VMC – đơn vị chuyên sản xuất, chế tạo khuôn mẫu và Viexim sản xuất linh kiện ô tô – xe máy.
Ông Phạm Ánh Dương nói về việc xây dựng nhà máy sản xuất nguyên liệu sinh học phân hủy hoàn toàn (PBAT)
Doanh nhân Phạm Ánh Dương cho biết công ty đã có kế hoạch huy động vốn cho dự án vào năm 2019 để tiến hành xây dựng nhà máy vào năm 2021. Nhà máy này cũng sẽ giúp cho AAA có thể chủ động được việc sản xuất dòng sản phẩm sinh học phân hủy hoàn toàn. Và khi làm chủ được nguồn nguyên liệu thì AAA kỳ vọng sẽ có thể giảm giá thành của sản phẩm. Nhà máy dự kiến khởi công vào năm 2021, xây dựng trong thời gian 18 tháng, hoàn thiện vào năm 2022 với công suất 20.000 tấn sản phẩm/năm với vốn đầu tư gần 1.500 tỷ đồng. Đến năm 2023 thỉ APH đã đặt mục tiêu các sản phẩm sinh học phân hủy hoàn toàn sẽ đóng góp từ 40 - 50% trong cơ cấu doanh thu của AAA.
Chiến lược của An Phát trong thị trường nội địa
Có thể thấy, trên thế giới và Việt Nam, xu thế tiêu dùng xanh hiện đang phát triển khá rõ nét. Tại các nước Châu Ầu, Châu Mỹ, Nhật Bản, Hàn Quốc,... chính phủ đều đang có động thái cấm các sản phẩm nhựa dùng một lần bởi nó gây ra tình trạng nghiêm trọng đến môi trường.
Còn tại Việt Nam, Chính phủ cũng đang dần có chính sách hạn chế việc sử dụng túi sử dụng một lần trong các siêu thị, nhà hàng, chợ dân sinh. Vì thế đây sẽ là thị trường rất lớn cho APH.
Chủ tịch An Phát nhận định: “Chúng tôi cũng đang tập trung cho thị trường nội địa, dự kiến đến năm 2023 thị trường trong nước chiếm khoảng 15% tổng doanh thu sản xuất của Tập đoàn”.
Đối với các đối tác hiện hữu, An Phát có kế hoạch tăng thị phần trong sản phẩm của họ. Ví dụ như đối với Toyota, 10 năm trước An Phát chỉ sản xuất cho họ vài chi tiết nhưng đến nay công ty đã có thể sản xuất đến 30n chi tiết. Như thế, khi các nhà máy sản xuất sở hữu xu hướng tăng tỷ lệ nội địa hóa sản phẩm thì An Phát sẽ tăng số lượng của đơn hàng, số lượng chi tiết của từng đối tác. Không những thế, công ty cũng tiến hành tiếp cận với các đối tác mới. Cụ thể, khi công ty có kinh nghiệm, năng lực hợp tác với các tên tuổi nổi tiếng trên toàn thế giới như Honda, Toyota, Samsung, LG, Panasonic,...thì cơ hội hợp tác với các đối tác khác cũng sẽ rộng mở hơn.
Tham vọng của AAA trong 5 năm tới
Được biết, kể từ khi thành lập, AAA đã đặt cho mình mục tiêu sẽ trở thành công ty nhựa bao bì lớn nhất Đông Nam Á và hiện nay thực tế đã trở thành công ty như vậy. Chính vì thế, bước tiến tiếp theo của công ty cũng chính là trở thành tập đoàn nhựa sinh học lớn nhất Đông Nam Á trong thời gian từ 3 - 5 năm tới với mục đích tiên phong trong việc tạo lập nên chuỗi giá trị và xây dựng, phát triển hệ sinh thái doanh nghiệp bền vững.
Ông Dương cho hay: “Chúng tôi muốn bất kì ai khi nói về APH đều biết ngay rằng chúng tôi là Tập đoàn nhựa công nghệ cao, thân thiện môi trường lớn nhất khu vực. Điều đó có nghĩa là chúng tôi sẽ kiên định mục tiêu phát triển mảng sản phẩm và nguyên liệu xanh đồng thời ưu tiên đầu tư công nghệ sản xuất các sản phẩm kỹ thuật cao”.
Nói về việc hiện thực hóa tham vọng này, ông Dương cho biết công ty sẽ tiếp tục mở rộng thị phần sản phẩm sinh học phân hủy hoàn toàn trên thị trường quốc tế cũng như nội địa. Đối với bước đi dài hạn thì việc chủ động về nguyên liệu thân thiện với môi trường sẽ giúp cho công ty có thể mở rộng được thị trường để có thể tiến đến đại đa số khách hàng. Đáng chú ý là công ty cũng kỳ vọng thị trường sẽ tăng trưởng ở mức ổn định, sản phẩm sinh học phân hủy hoàn toàn sẽ có thể nhanh chóng thay đổi được thói quen tiêu dùng khi giá thành giảm đi đáng kể.