Doanh nghiệp phải “đau đầu” vì sức mua hàng Tết vẫn chưa phục hồi
Chỉ còn một tuần nữa là Tết Dương lịch 2023, ngay sau đó tới Tết Nguyên đán Quý Mão. Đây là giai đoạn mua sắm cao điểm nhộn nhịp nhất vào cuối năm khi các loại mặt hàng Tết đa dạng đã lên kệ tại các hệ thống bán lẻ. Tuy nhiên, theo góc nhìn khách quan, sức mua hàng của người dân dường như có phần trầm lắng…
Tại khu vực Hà Nội, đại diện Sở Công Thương cho biết, công tác chuẩn bị các loại mặt hàng thiết yếu phục vụ giai đoạn Tết 2023 đã hoàn thành. Ước tính tổng giá trị của đợt hàng Tết này lên tới khoảng 39.500 tỷ đồng, tăng 15% so với kế hoạch phục vụ dịp Tết năm 2022.
Thị trường bất động sản cận Tết quá ế ẩm: Khách hàng chỉ đến xem rồi về
Chưa năm nào mà thị trường bất động sản cận Tết lại trong tình trạng ế ẩm, cung ít cầu hiếm như năm nay.Hàng loạt đặc sản “ngoại” đổ bộ vào chợ Tết
Các loại giỏ quà Tết với hạt ngũ cốc, sô cô la, nước trái cây, hay rượu sâm panh nổ được nhập khẩu từ Đức, Pháp, Scotland hay Thụy Sĩ được bày bán ở siêu thị chuyên bán các loại hàng ngoại trên đường Hai Bà Trưng (quận 1) với nhiều mức giá, dao động từ 1,3-4 triệu đồng…Bất động sản cận Tết cầm chừng, chờ sang năm 2023 “bung lụa”?
Mặc dù thị trường bất động sản tiếp tục rơi vào trạng thái trầm lắng tuy nhiên giới chuyên gia đưa ra những thông tin tích cực cho thấy sang năm 2023 lĩnh vực này có thể “bung lụa”.Tại TP. Hồ Chí Minh, các doanh nghiệp cũng đã chuẩn bị trên 30.000 tấn hàng hóa, tăng 15 - 30% so với năm 2021. Trong đó, các doanh nghiệp bình ổn thị trường đang chiếm 25 - 43% tổng lượng hàng hóa. Những doanh nghiệp này đã cam kết không điều chỉnh tăng giá mặt hàng một tháng trước Tết và sau Tết.
Nguồn hàng phục vụ dịp Tết Nguyên đán 2023 được đánh giá là tương đối dồi dào, tuy giá cả có tăng nhẹ nhưng lại có thêm nhiều chương trình khuyến mãi, kích cầu với kỳ vọng giúp cho người tiêu dùng được tiếp cận tốt hơn với các hàng hóa chất lượng, giá bán phù hợp.
Về tổng lượng hàng hóa dịp Tết tới đây được dự đoán tăng 30 - 50%, nhiều doanh nghiệp thực phẩm đã sẵn sàng tâm lý, tính toán dự trù nguồn hàng từ những trang trại. Theo thông tin từ một số doanh nghiệp thực phẩm, họ đã chuẩn bị kỹ lượng hàng hóa lên tới 250 - 300% nhằm phục vụ nhu cầu của người dân.
Ngoài việc liên hệ với các nhà cung cấp để chuẩn bị nguồn hàng thiết yếu, các đơn vị phân phối cũng dự đoán và chủ động chuẩn bị đa dạng chủng loại được tiêu thụ nhiều vào mỗi dịp Tết Nguyên đán.
Chủ tịch Hội Lương thực thực phẩm TP. Hồ Chí Minh - Bà Lý Kim Chi cho biết, tác động của những yếu tố về giá xăng dầu… đã làm ảnh hưởng lớn tới các kế hoạch chuẩn bị hàng Tết của doanh nghiệp ngành thực phẩm. Tuy nhiên, các doanh nghiệp vẫn đang nỗ lực kìm giá cho tới khi không chịu nổi thì mới điều chỉnh.
“Các mặt hàng Tết rất đa dạng, sản lượng dồi dào và được chăm chút kỹ về mẫu mã, bao bì… vì đây là mùa kinh doanh lớn nhất năm của những doanh nghiệp ngành thực phẩm” - Bà Chi cho biết.
Trong khi những nhà sản xuất và cung ứng lên kế hoạch để dự trữ mặt hàng Tết thì tại các hệ thống bán lẻ đã bước vào “cuộc đua” hàng Tết. Từ ngày 8/12, Saigon Co.op đã triển khai chương trình khuyến mại Tết, đồng thời đưa lên kệ mẫu giỏ quà Tết. Theo ước tính của đơn vị này, năm nay hệ thống sẽ tuyển thêm 1.000 - 2.000 nhân sự thời vụ phục vụ các ngành cao điểm.
Hay như phía hệ thống siêu thị MM Mega Market cũng có kế hoạch trưng bày mặt hàng Tết kể từ ngày 15/12 để người tiêu dùng linh hoạt sắp xếp thời gian mua sắm. Những hệ thống siêu thị như Coopmart, Winmart… đã tung ra nhiều chính sách giảm giá cho nhiều loại hàng Tết.
Tuy nhiên, hiện tại các siêu thị đang “nín thở” để chờ sức mua của người dân cải thiện. Điều mà nhiều nhà bán lẻ lo lắng là các biến động thị trường từ cuối quý III tới nay. Sức mua của người dân có dấu hiệu chững lại và giảm mạnh so với những năm trước. Bên cạnh đó là những thông tin tiêu cực như người lao động bị cắt giảm việc làm, thu nhập từ đơn hàng xuất khẩu giảm đáng kể…
Vì thế, các nhà sản xuất và phân phối cần đẩy mạnh hơn các chương trình khuyến mãi, thậm chí chấp nhận giảm lợi nhuận đối với một số nhóm hàng để bảo đảm kế hoạch tiêu thụ đã đề ra trước đó.
Phó Tổng giám đốc Vissan - Ông Phạm Văn Dũng cho biết, đơn vị chuẩn bị ngân sách là 710 tỷ đồng để dự trữ, sản xuất hàng hóa phục vụ Tết, tăng 20% so với cùng kỳ năm 2021. “Do ảnh hưởng kinh tế chung đã khiến sức mua của người tiêu dùng năm nay giảm mạnh. Ước tính sản lượng tiêu thụ sản phẩm của Vissan trong 9 tháng đầu năm 2022 giảm ít nhất là 20% so với cùng kỳ. Do vậy, để kích cầu tiêu dùng, chúng tôi sẽ tiếp tục duy trì những chương trình khuyến mãi theo hình thức cuốn chiếu đối với các loại thực phẩm tươi sống và chế biến” - Ông Dũng nhấn mạnh.
Trên thực tế, tình hình mua sắm ở thời điểm hiện tại của khách hàng vẫn chưa tăng cao. Tổng Giám đốc Công ty Thực phẩm Vĩnh Thành Đạt - Ông Trương Chí Thiện nhận định, sức mua trên thị trường dịp Tết năm nay vẫn còn là “ẩn số” khi người lao động chưa biết tình hình lương thưởng Tết năm nay ra sao.
“Chúng tôi không lo lắng vì nguồn cung mặt hàng trứng gia cầm đang rất dồi dào, doanh nghiệp có đủ khả năng đáp ứng nhu cầu tiêu dùng của người dân suốt dịp Tết này. Tuy nhiên, chúng tôi lo lắng về sức mua của người dân năm nay” - Ông Thiện chia sẻ.
Để phục vụ thị trường Tết 2023, Công ty CP Dầu thực vật Tường An phát triển đủ ba phân phúc phổ thông, trung cấp và cao cấp tùy vào đặc trưng của mỗi khu vực và đặt mục tiêu tăng sản lượng lên 15% so với Tết 2022.
Dự đoán được người tiêu dùng sẽ chi tiêu dè dặt hơn trong dịp Tết 2023, Tổng Giám đốc Công ty CP Dầu thực vật Tường An - Ông Bùi Thanh Tùng cho biết, trước những biến động khó lường của nền kinh tế thế giới cùng với tác động từ thị trường trong nước, các sản phẩm thiết yếu năm nay sẽ được người dân cân nhắc nhiều hơn trước khi mua sắm…