meeyland app
Meey Land
Cổng thông tin bất động sản xác thực 4.0
Tải ứng dụng

Doanh nghiệp làm NƠXH lại “than” khó: Cần chính sách đặc thù?

Thứ hai, 25/07/2022-16:07
Mặc dù hiện nay nhà ở xã hội tại Hà Nội, TP.HCM cũng như các thành phố lớn khác đang rất thiếu tuy nhiên không ít doanh nghiệp làm loại hình bất động sản này đang kêu khó vì “vướng” về thủ tục pháp lý.

“Dài cổ” vì chờ thủ tục

Theo các chuyên gia, tỉ suất lợi nhuận khi xây dựng nhà ở xã hội chỉ vào khoảng 10-15%, thấp hơn rất nhiều so với nhà ở thương mại. Chính vì thế, nhiều doanh nghiệp không mặn mà với nhà ở xã hội nữa mà họ chuyển sang phân khúc nhà ở thương mại để có thể hướng đến lợi nhuận cao. Một điều nữa là, việc xây dựng nhà ở xã hội tốn rất nhiều thời gian để hoàn thành thủ tục, khi bán cho khách hàng cũng bị ràng buộc bởi không ít quy định.

Mới đây, Công ty Hòa Bình vừa có văn bản gửi Thủ tướng Chính phủ góp ý về chủ trương xây dựng nhà ở xã hội. Trong văn bản này, Công ty Hòa Bình đã lấy chính sự việc đang xảy ra tại doanh nghiệp mình để minh chứng cho sự bất cập của các thủ tục pháp lý xoay quanh loại hình nhà ở này.


Nhiều doanh nghiệp cho rằng, thủ tục pháp lý phức tạp chính là rào cản để họ thực hiện các dự án nhà ở xã hội.
Nhiều doanh nghiệp cho rằng, thủ tục pháp lý phức tạp chính là rào cản để họ thực hiện các dự án nhà ở xã hội.

Theo đó, công ty này đang quản lý 2 khu đất tại Lĩnh Nam và Vĩnh Hưng (Hoàng Mai, Hà Nội). Hai khu đất này đã được cấp quyền sử dụng đất lâu dài, có hợp đồng thuê đất và đóng tiền sử dụng đất hàng năm. Theo quy hoạch, 2 khu đất này được chấp thuận đầu tư nhà ở thương mại, dịch vụ văn phòng. Đếm cuối năm 2021, Công ty này có tờ trình xin xây dựng nhà ở xã hội trên 2 khu đất trên. Thế nhưng, Công ty Hòa Bình cho biết, họ phải chờ rất lâu để được phê duyệt chủ trương đầu tư dự án. Cụ thể, đến tháng 5/2022, túc là sau 5 tháng gửi văn bản, Sở Kế hoạch và đầu tư TP.Hà Nội mới lấy xong các sở, ngành và đề nghị UBND TP quyết định chủ trương cho công ty xây dựng nhà ở xã hội. Và đến nay, nửa năm trôi qua, doanh nghiệp vẫn chưa nhận được chủ trương đồng ý của UBND TP.Hà Nội cho xây dựng nhà ở xã hội.

Được biết, vào tháng 4/2022, Công ty Hòa Bình tổ chức hội nghị giới thiệu căn hộ mẫu tại dự án NƠXH tại hai lô đất này. Theo đó, doanh nghiệp đã đưa ra cam kết mức giá bán từ 17 đến 18 triệu đồng/m2. Rất nhiều người dân đã nộp hồ sơ để mua nhà nhưng đến nay, 6 tháng qua, dự án vẫn chưa xong thủ tục pháp lý.

Trước đó, ông Lê Hữu Nghĩa, Tổng giám đốc Công ty TNHH Xây dựng Thương lại Lê Thành từng cho biết kể từ lúc bắt đầu thủ tục xây dựng dự án nhà ở xã hội đến khi kết thúc mất khoảng 5 năm và quá trình xây dựng phải trải qua 5 bước. Tuy nhiên, lợi nhuận định mức của dự án này tối đa theo quy định khoảng 10%. Mức lợi nhuận này tính ra hàng năm còn thấp hơn cả lãi suất gửi ngân hàng.

Theo một số doanh nghiệp, một trong số các lý do khiến họ không mặn mà với việc xây dựng nhà ở xã hội là vì thủ tục còn phiền hà. Hiện nay, các dự án nhà ở xã hội thường vướng thủ tục liên quan đến giá bán hoặc sổ hồng cho người mua khá chậm. Bên cạnh đó, doanh nghiệp làm nhà ở xã hội thường được giảm 70% thuế giá trị gia tăng nhưng Luật thuế lại không có khoản này.

Cách đây 7 năm, Công ty Cổ phần đầu tư Hải Phát đã triển khai dự án nhà ở xã hội tại quận Hà Đông (TP.Hà Nội) với tổng mức đầu tư 2.300 tỷ đồng. Tuy nhiên, đến nay, doanh nghiệp này không còn triển khai thêm bất cứ dự án nhà ở xã hội nào nữa. Đại diện doanh nghiệp này nói rằng, sở dĩ họ không thực hiện các dự án này nữa là vì lợi nhuận quá thấp.

Còn hiện tại, các doanh nghiệp còn chần chừ trong việc làm làm nhà ở xã hội là do thủ tục hành chính rườm rà, lợi nhuận thấp và các quy định chồng chéo.

Cần chính sách đặc thù

Mới đây, Chính phủ đã ban hành Nghị quyết số 11 trong đó có giải pháp hỗ trợ tín dụng đối với nhà ở xã hội, nhà ở công nhân và cải tạo xây dựng lại chung cư cũ. Trong đó đưa ra 2 gói hỗ trợ đối với loại hình nhà ở này. Thứ nhất là gói gỗ trợ 15.000 tỷ đồng thông qua Ngân hàng chính sách xã hội cho các cá nhân vay, mua, thuê và cải tạo nhà với lãi suất chỉ 4,8%/năm. Thứ hai là gói hỗ trợ lãi suất 2% đối với các chủ đầu tư xây nhà ở xã hội, nhà ở công nhân, Gói hỗ trợ này thông qua hệ thống ngân hàng thương mại với quy mô khoảng 40.000 tỷ đồng cấp bù lãi suất. Tuy nhiên, nhận định về vấn đề này, các doanh nghiệp cho rằng họ khó tiếp cận được ưu đãi vì các quy định còn chồng chéo.

Theo thống kê từ Bộ Xây dựng, thời gian qua, cả nước đã hoàn thành hơn 270 dự án nhà ở xã hội với gần 150.000 căn hộ. Hiện tại, chúng ta đang triển khai gần 340 dự án với quy mô trên 370.0o00 căn hộ. Chỉ tính riêng từ đầu năm 2022 đến nay, cả nước đã khởi công 7 dự án nhà ở xã hội với tổng 24.000 căn hộ. Trong đó, có 5 dự án nhà ở xã hội với quy mô gần 20.800 căn.

Trong quý III và IV/2022, TP.Hà Nội dự kiến sẽ khởi công 2 dự án nhà ở xã hội với gần 1.900 căn hộ... Bộ Xây dựng đánh giá, mặc dù đã đạt được kết quả như trên nhưng so với nhu cầu về nhà ở của người lao động có thu nhập thấp, con số này vẫn chưa thể đáp ứng được kỳ vọng.

Về vấn đề này, ông Hà Quang Hưng, Phó Cục trưởng Cục Quản lý nhà và thị trường bất động sản cho rằng, để thu hút doanh nghiệp tham gia phát triển nhà ở xã hội, vấn đề thời gian, thủ tục pháp lý, nguồn vốn là điều vô cùng quan trọng. Ngoài việc sửa đổi các luật thì cần chú trọng đến 2 gói hỗ trợ theo Nghị quyết 11 của Chính phủ.

Cùng quan điểm, ông Nguyễn Mạnh Hà, Phó chủ tịch Hiệp hội bất động sản Việt Nam, cho rằng, để khuyến khích các doanh nghiệp thực hiện nhà ở xã hội thì các thủ tục, quy trình xây dựng loại hình nhà ở này cần được xử lý nhanh gọn hơn. Các doanh nghiệp đầu tư xây dựng nhà ở xã hội phải được tiếp cận đất đai một cách nhanh chóng và dễ dàng hơn, quá trình đầu tư, thu hồi vốn diễn ra nhanh hơn.


Ông Nguyễn Mạnh Hà, Phó chủ tịch Hiệp hội bất động sản Việt Nam.
Ông Nguyễn Mạnh Hà, Phó chủ tịch Hiệp hội bất động sản Việt Nam.

Theo ông Hà, hầu hết các doanh nghiệp đều muốn tham gia vào các chương trình phát triển nhà ở xã hội, nhà ở cho công nhân. Bởi việc này vừa là trách nhiệm với cộng đồng, với xã hội cũng là một dự án tạo công ăn việc làm cho lao động của công ty. Tuy nhiên, các doanh nghiệp cần một chính sách đặc thù, cơ chế mở để thực hiện dự án. Vị này dẫn lại gói hỗ trợ 30.000 tỷ đồng trước đây và nói rằng doanh nghiệp chưa xây dựng xong thì gói đã hết hạn. Vì người dân không được vay nữa nên nhà ở xã hội xây xong không ai mua.

Ngoài ra, Phó Chủ tịch Hiệp hội Bất động sản Việt Nam cũng cho rằng, vấn đề thuế cũng cần phải dễ dàng hơn để các doanh nghiệp tham gia vào phát triển nhà ở xã hội “sức để thở,” sớm hoàn thành dự án và thu hồi nguồn vốn nhanh hơn.

Theo: Reatimes.vn
Copy link
Chia sẻ:

Cùng chủ đề

TS. Nguyễn Văn Đính: Thị trường bất động sản sắp bước vào chu kỳ “thật” hơn

Người Hà Nội ưu tiên chung cư, TP.HCM chọn nhà riêng

Bất động sản bất ngờ dẫn đầu lợi nhuận của quý IV/2024

Chuyên gia dự báo, đầu tư căn hộ cho thuê sẽ tiếp tục tăng trưởng

Thị trường chung cư cuối năm: Môi giới liên tục mời bán giá cao nhưng chủ yếu "hỏi để đấy"

Bất động sản nghỉ dưỡng vẫn "nằm im" trong cuộc đua phục hồi

Cho vay mua nhà dự kiến sẽ tăng trưởng 15% trong năm 2025

Hà Nội: Năm 2025 nguồn cung căn hộ bất ngờ giảm nhẹ

Tin mới cập nhật

Amazon gây sức ép cho các đối tác bán hàng trên Temu

3 giờ trước

Nga bắt đầu sử dụng bitcoin trong giao dịch quốc tế

3 giờ trước

“Độc lạ” TP.HCM: Căn hộ giá mềm bị khách hàng "ngó lơ"

3 giờ trước

PGS.TS. Nguyễn Quang Tuyến: "Nói bảng giá đất mới làm tăng giá bất động sản là hơi oan"

3 giờ trước

TS. Nguyễn Văn Đính: Thị trường bất động sản sắp bước vào chu kỳ “thật” hơn

3 giờ trước