meeyland app
Meey Land
Cổng thông tin bất động sản xác thực 4.0
Tải ứng dụng

Doanh nghiệp BĐS than khó vay, loạt ngân hàng lớn lên tiếng giải thích lý do

Thứ tư, 15/11/2023-14:11
Các lãnh đạo ngân hàng cho biết, nguyên tắc DN khi gửi hồ sơ cho ngân hàng đều gửi những thông tin tích cực, còn ngân hàng thì luôn tìm kiếm những gì chưa được phô ra để quản trị rủi ro.

Doanh nghiệp cần thay đổi chính mình

Tại cuộc đối thoại với lãnh đạo Ngân hàng Nhà nước, Bộ Xây dựng, các doanh nghiệp bất động sản (DN BĐS) cho biết đang rất khó khăn trong tiếp cận vốn.

Các doanh nghiệp BĐS cho rằng, nội dung ưu đãi tín dụng cho các dự án khả thi, hiệu quả rất đáng chú ý. Tuy nhiên, NHNN xem xét hướng dẫn cụ thể hơn nội dung này. Ngoài ra, dù "không hạ chuẩn" nhưng có thể "nới một chút" các điều kiện vay vốn.

Cụ thể: Bỏ trần chi phí lãi vay 30%; không yêu cầu chủ đầu tư phải cung cấp Văn bản thẩm định "thiết kế xây dựng triển khai sau thiết kế cơ sở" hoặc Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất của dự án, trừ trường hợp chủ đầu tư tự mình cung cấp để chứng minh năng lực hoặc để làm tài sản thế chấp; thẩm định tính khả thi của dự án đầu tư…

Các DN cũng cho biết hiện tại, lãi suất cho vay BĐS cao hơn rất nhiều so với mức lãi suất huy động đầu vào của các ngân hàng. Theo đó, với DN làm ăn bài bản, quy củ, có lịch sử tín dụng tốt, phương án kinh doanh khả thi thì nên áp dụng mức cho vay hợp lý hơn. 


Doanh nghiệp BĐS than phải vay với lãi suất cao
Doanh nghiệp BĐS than phải vay với lãi suất cao

Theo  Tổng Giám đốc VPBank Nguyễn Đức Vinh, BĐS là ngành kinh tế quan trọng và chưa có ngành nào được Thủ tướng quan tâm nhiều như vậy. Riêng trong năm vừa qua đã có tới 4 - 5 hội nghị tìm giải pháp hỗ trợ. Tuy nhiên, xử lý vấn đề chủ yếu là ở cơ quan Nhà nước, đặc biệt là cần khơi thông ách tắc pháp lý.

Theo ông Vinh, thị trường BĐS vẫn khó khăn bởi cả nguyên nhân khách quan và chủ quan. Khách quan là cuộc khủng hoảng thanh khoản, trái phiếu rồi lan sang BĐS, khiến lãi suất tăng vọt, chi phí bị đẩy lên lên cao. Nguyên nhân chủ quan 70 - 80% khó khăn hiện nay là từ các quy định, chính sách, vấn đề pháp lý, quá trình thực thi.

Ông Vinh cũng cho rằng, bản thân các doanh nghiệp BĐS cần nhìn lại và thay đổi chính mình xem đã hoạt động lành mạnh, minh bạch thông tin chưa. "VPBank là một trong những ngân hàng cho vay bất động sản nhiều nhất thị trường, nhưng đến giờ chính ngân hàng cũng thấy sợ", ông Vinh cho hay.

“Nếu trước đây, các DN BĐS tích lũy nhiều dự án trong giai đoạn huy động vốn dễ dàng, thì đến thời điểm khó khăn như thế này thì cần phải bán bớt tài sản đi, có thể hoà vốn hoặc lỗ chứ không thể ngồi im chờ ngân hàng hỗ trợ, gia hạn. Như vậy là không công bằng với ngân hàng. Mỗi doanh nghiệp nắm cùng lúc 30 - 40 dự án mà cứ ngồi giữ thì làm sao thoát ra được", ông Vinh cho hay

Về lãi suất, ông Vinh cho rằng lãi suất đã giảm rất nhiều kể cả các khoản vay cũ. Lãi suất quyết định bởi thị trường, không thể yêu cầu Chính phủ cho một mức lãi suất ưu đãi được, đó là điều phi thị trường. Nếu các dự án BĐS có đầy đủ pháp lý thì ngân hàng sẵn sàng cho vay.


Toàn cảnh hội nghị
Toàn cảnh hội nghị

Phản hồi ý kiến về tình trạng “lãi suất huy động chỉ 4,6 - 5% mà cho vay lên tới 9,5%”, Tổng giám đốc MBbank Phạm Như Ánh cho rằng, lãi suất bình quân có thể là 4,6 – 5% nhưng để cho vay dài hạn ngân hàng phải huy động thêm các nguồn vốn khác.

"Quy định chỉ cho phép dùng 30% nguồn vốn ngắn hạn cho vay trung dài hạn và các ngân hàng còn phải đi vay các tổ chức tín dụng nước ngoài với lãi suất vay USD hiện 7 – 8%... Ngân hàng cho vay trung dài hạn trong lĩnh vực BĐS ở mức lãi suất 9 – 10% về cơ bản là hòa vốn", ông Ánh nói.

Chung nhận định, ông Phùng Quang Hưng, Phó tổng giám đốc Techcombank, nhấn mạnh "cho vay, trung dài hạn bây giờ gần như không có lời".

Ngân hàng buộc phải thẩm định kỹ thủ tục

Ông Phạm Như Ánh cho biết, thị trường BĐS khó khăn về pháp lý, trong khi ngân hàng là ngành kinh doanh rủi ro, nên  ngân hàng bắt buộc phải thẩm định kỹ thủ tục. Do đó thời gian có thể kéo dài hơn. Tuy nhiên, để giải quyết vấn đề này, DN phối hợp với ngân hàng cùng tháo gỡ, cung cấp đầy đủ hồ sơ. 

“Nguyên tắc DN khi gửi hồ sơ cho ngân hàng đều gửi những thông tin tích cực, còn ngân hàng thì luôn tìm kiếm những gì chưa được phô ra để quản trị rủi ro. Do vậy, hai bên cần hợp tác làm thế nào nhanh nhất có thể. Chứ không thể yêu cầu trong lúc thị trường rủi ro, ngân hàng nới quy định đi ngược lại với quản trị về rủi ro”, ông Ánh nói.

Về phần ngân hàng, ông Ánh cũng cho biết, luôn chia sẻ phối hợp giải quyết khó khăn với DN. Ngân hàng cũng chưa có bất kỳ chính sách nào siết chặt thị trường cho vay BĐS, thậm chí còn mở rộng cho vay khách hàng cá nhân mua. Vướng mắc lớn nhất của người tiêu dùng hiện nay là niềm tin.

Còn ông Nguyễn Thanh Tùng - Tổng Giám đốc Vietcombank cho hay, hiện nay cơ cấu thị BĐS chưa cân đối, thiếu phân khúc nhà ở có giá cả phù hợp với thu nhập người dân. Từ đầu năm đến nay, lãi vay đã giảm 2,5% nhưng giá nhà không giảm, thậm chí còn tăng. 


Người mua nhà vẫn gửi tiền vào ngân hàng dù lãi suất thấp
Người mua nhà vẫn gửi tiền vào ngân hàng dù lãi suất thấp

Ngoài ra người mua nhà còn có tâm lý chờ đợi giá xuống hoặc chưa có điều kiện mua nhà. “Vietcombank có danh mục khách hàng cá nhân rất tốt, song từ đầu năm đến nay, lượng tiền gửi vẫn chảy vào ngân hàng bất chấp lãi suất thấp. Trong khi đó, dư nợ vay mua nhà lại liên tục sụt giảm”, ông Tùng nêu.

Thêm vào đó, theo ông Tùng, các dự án nhà ở xã hội khan hiếm, một số dự án không bán được, nguyên nhân là do đối tượng mua nhà ở xã hội, nhà ở công nhân được quy định quá chặt chẽ, ít đối tượng. Các đối tượng thỏa mãn điều kiện lại khó chứng minh khả năng trả nợ khi vay vốn ngân hàng.

Về ý kiến lãi suất cho vay một số ngân hàng còn cao, ông Tùng cho hay, lãi vay phụ thuộc vào năng lực tài chính mỗi ngân hàng. Tinh thần chung các ngân hàng đều giảm lãi suất cho vay, song việc giảm đến đâu còn phụ thuộc vào cơ cấu nguồn vốn của ngân hàng, nếu cơ cấu nguồn vốn giá cao thì phải cho vay lãi suất cao. Ngoài ra, các ngân hàng có nợ xấu cao, phải trích lập dự phòng lớn thì giá vốn cũng bị đẩy lên cao, dẫn tới lãi suất cho vay cao.  

Chia sẻ:

Cùng chủ đề

Nhà vườn là gì? Lý do nhà vườn được ưa chuộng hiện nay

Đất DTT là gì? Nguyên tắc quy hoạch, quản lý và sử dụng đất DTT

Chung cư mini là gì? Điều kiện xây dựng chung cư mini cần biết

Đất BCS là gì? Quy định chung về việc sử dụng đất BCS?

Shophouse là gì? Đánh giá shophouse có nên đầu tư không?

Dual key là gì? Các đặc điểm nổi bật của căn hộ dual key

Tháo gỡ tình trạng "vừa thiếu, vừa ế" NOXH: Đề xuất sử dụng mặt bằng quy hoạch đất ở làm dự án để giải quyết nguồn cung

Thị trường nhà đất đã xuất hiện trở lại căn hộ giá rẻ

Tin mới cập nhật

TP. HCM: Đã có phương án “giải cứu” gần 9.000 hồ sơ đất đai “ách tắc”

17 giờ trước

ChatGPT sắp có bản nâng cấp mới, AI biết “uốn lưỡi 7 lần trước khi nói”

17 giờ trước

Người dân khu 'biệt thự triệu đô' vội vã dọn dẹp, khắc phục mưa lũ

18 giờ trước

Làn sóng trả mặt cho thuê: Không hoàn toàn đến từ xu hướng mua sắm online

18 giờ trước

Tách giải phóng mặt bằng thành dự án độc lập: Hết cảnh một dự án cả chục năm chưa xong?

18 giờ trước