meeyland app
Meey Land
Cổng thông tin bất động sản xác thực 4.0
Tải ứng dụng

Doanh nghiệp bất động sản kỳ vọng được giãn nợ để thoát thế khó 

Thứ hai, 20/02/2023-15:02
Hiện nay, khó khăn lớn nhất của các doanh nghiệp bất động sản là sự tắc nghẽn về tiền cũng như chính sách. Để tháo gỡ khó khăn này, các doanh nghiệp cho rằng giãn nợ chính là lối thoát đầu tiên trong bài toán “giải cứu” thị trường bất động sản. 

Khó trăm bề 

Theo Báo Đầu tư, nói về những khó khăn của các doanh nghiệp bất động sản đang gặp phải trong bối cảnh hiện nay, đại diện Tập đoàn Novaland cho rằng thị trường đang tắc nghẽn ở nhiều mặt. Đặc biệt là những vấn đề liên quan đến pháp lý, tín dụng bị siết chặt, lãi suất quá cao, thị trường mất niềm tin… 

“Những vấn đề trên đã gây khó khăn cho hoạt động của không chỉ Novaland, mà với hầu hết doanh nghiệp bất động sản. Cả khách hàng cũng không có tiền để thanh toán, khiến nhiều doanh nghiệp bị ảnh hưởng nguồn thu và có khả năng không kịp trả các khoản vay gốc, nợ lãi và trái phiếu sắp đến hạn. Nếu tình hình này kéo dài sẽ gây rủi ro, làm mất thanh khoản hàng loạt”, đại diện Novaland lo ngại.

Nhằm giải quyết những khó khăn trên, Tập đoàn Novaland kiến nghị Ngân hàng Nhà nước cho phép các doanh nghiệp bất động sản và xây dựng được phép tái cơ cấu, gia hạn, ân hạn các khoản nợ đã đến hạn trong 3 năm và không bị chuyển nhóm nợ. Đề nghị các tổ chức tín dụng xem xét giảm lãi suất, gia hạn kỳ hạn trái phiếu cho các doanh nghiệp bất động sản và xây dựng thời hạn 3 năm để giảm áp lực và tăng niềm tin cho thị trường. 


Thị trường bất động sản đang tắc nghẽn ở nhiều mặt.
Thị trường bất động sản đang tắc nghẽn ở nhiều mặt.

Đại diện doanh nghiệp bất động sản cũng kiến nghị Chính phủ có các phương án kịp thời để hỗ trợ giải quyết tận gốc các vướng mắc pháp lý do các luật chồng chéo, định giá tiền sử dụng đất theo hệ số K theo hướng đơn giản, minh bạch hơn để các dự án có thể tiếp tục được triển khai nhanh, tiết kiệm chi phí và giúp hạ giá thành sản phẩm. 
Đánh giá những khó khăn của thị trường bất động sản, Bộ Xây dựng nhìn nhận, thị tường vẫn còn nhiều khó khăn về thể chế, nguồn vốn trái phiếu, nguồn vốn tín dụng, chứng khoán, tổ chức thực thi pháp luật của địa phương… do đó cần được tập trung tháo gỡ. 

Trong các buổi làm việc của Tổ công tác của Thủ tướng Chính phủ với các địa phương, doanh nghiệp bất động sản và qua báo cáo của các địa phương, doanh nghiệp gửi về cho thấy hiện nay có rất nhiều dự án nhà ở, khu đô thị đang triển khai thực hiện nhưng gặp khó khăn vướng mắc hoặc phải dừng triển khai. Tình trạng này xuất hiện ở các đô thị lớn như tại TP Hồ Chí Minh có hơn 80% dự án nhà ở, khu đô thị gặp khó khăn; TP Đà Nẵng là 60%; TP Hà Nội là 50%; TP Cần Thơ là 40%; TP Hải Phòng là 30%. 

Kiến nghị giãn nợ cho doanh nghiệp bất động sản

Ông Lê Hoàng Châu, Chủ tịch Hiệp hội Bất động sản TP Hồ Chí Minh (HoREA) cho rằng, người dân và doanh nghiệp bất động sản đang rất mong mỏi vào sự vào cuộc quyết liệt của Chính phủ nhằm tháo gỡ khó khăn của thị trường. Trong đó, giãn nợ là khó khăn được quan tâm nhất, vì các doanh nghiệp có khoản vay tín dụng sắp đáo hạn, nếu không được gia hạn sẽ bị xếp vào nhóm nợ xấu. Đối với doanh nghiệp có các khoản vay tín dụng quá hạn cũng đang đứng trước nguy cơ rơi vào nhóm nợ xấu hơn. 


Người dân và doanh nghiệp bất động sản đang rất mong mỏi vào sự vào cuộc quyết liệt của Chính phủ nhằm tháo gỡ khó khăn của thị trường.
Người dân và doanh nghiệp bất động sản đang rất mong mỏi vào sự vào cuộc quyết liệt của Chính phủ nhằm tháo gỡ khó khăn của thị trường.

Vì vậy, để tháo gỡ khó khăn này, Chủ tịch HoREA đề nghị Ngân hàng Nhà nước xem xét ban hành thông tư cho phép các doanh nghiệp bất động sản được tái cơ cấu khoản vay tín dụng đến hạn từ 12 - 24 tháng, giữ nguyên nhóm nợ và được vay vốn tín dụng mới có tài sản bảo đảm. “Nếu điểm nghẽn về tín dụng được giải quyết kịp thời trong năm 2023 thì sẽ giúp ổn định thị trường bất động sản, đồng thời có lợi cho sự phát triển bền vững của cả hệ thống tín dụng”, ông Châu nói.

Đối với các doanh nghiệp bất động sản, giải pháp cốt lõi nhất giúp doanh nghiệp có thể vượt qua “trăm bề khó” như hiện nay là khoang hoặc giãn nợ để có thể “cầm hơi, lấy sức làm để trả nợ”. 

Ông Cao Hữu Phi, Tổng giám đốc Công ty cổ phần Đầu tư xây dựng địa ốc COPIHOME nói: “Mấu chốt là khoanh nợ cũ, rà soát các điều kiện an toàn tín dụng đối với những trường hợp đặc thù để giúp các bên tái cơ cấu khoản nợ đến hạn”.

Mặc dù vậy, để có thể giãn nợ thì vấn đề lại nằm ở bản thân các dự án. Bởi nếu pháp lý của dự án có vấn đề hoặc chưa đầy đủ thì ngân hàng sẽ rất khó có thể tái cấu trúc nợ cho doanh nghiệp bất động sản. 


Ảnh minh họa.
Ảnh minh họa.

Theo bà Hoàng Nguyệt Minh, Giám đốc cấp cao Bộ phận Cho thuê thương mại của Savills Việt Nam, trong bối cảnh này giải pháp cần thiết và có hiệu quả bền vững nhất là một chính sách được thiết kế tổng thể sau khi đã đánh giá chi tiết và phân loại được tình trạng pháp lý của dự án bất động sản cũng như kênh tín dụng, trái phiếu của doanh nghiệp. 

Đại diện Savills cho rằng các nhà đầu tư đang rất lo lắng việc không giải quyết được bài toán pháp lý để hoàn thiện dự án, nhưng đây lại là tiền đề để các giao dịch chuyển nhượng bất động sản diễn ra thuận lợi, từ đó thị trường có điều kiện tự điều tiết và vốn sẽ được phân bổ lại theo quy luật cạnh tranh. “Điều quan trọng là tiết giảm các thủ tục hành chính, nhanh chóng gỡ vướng pháp lý dự án để tránh đọng vốn kéo dài, vì chi phí tài chính cuối cùng sẽ được đẩy vào giá bán bất động sản và người mua sẽ phải chịu chi phí này”, bà Minh phân tích.

Mới đây, tại Hội nghị Tín dụng bất động sản do Ngân hàng Nhà nước tổ chức, hơn 20 tập đoàn lớn và các hiệp hội đã có 17 kiến về việc giãn, hoãn nợ; nới “room” tín dụng; hạ lãi suất… tới Ngân hàng Nhà nước. 

Đại diện các ngân hàng cho biết họ đã dành rất nhiều nguồn lực cho bất động sản trong thời gian qua. Tại 3 ngân hàng thương mại lớn là BIDV, Vietcombank, VietinBank cho vay bất động sản đã chiếm khoảng 20% tổng dư nợ, còn lại gần 80% dư nợ phải chia cho hơn 1.000 ngành nghề khác. Về đề xuất tái cơ cấu nợ, giãn nợ cho ngành bất động sản của Hiệp hội Bất động sản và một số doanh nghiệp, đại diện các ngân hàng cho rằng cần hết sức cân nhắc và thận trọng.

Theo: Reatimes.vn
Copy link
Chia sẻ:

Cùng chủ đề

TP.HCM chốt tỷ lệ % tính tiền thuê đất: Doanh nghiệp "chóng mặt" với chi phí

Bộ Tài chính nghiên cứu đánh thuế sở hữu nhiều nhà đất: Tránh tạo cú sốc cho thị trường

Ngân hàng “ép” khách mua bảo hiểm: Đã bị chấn chỉnh nhưng vẫn khó dẹp bỏ

Cần xử lý hành vi thao túng giá đất như đối với thị trường chứng khoán

Vụ 30 tỷ đồng/m2 đất tại Sóc Sơn: Công an điều tra dấu hiệu gây rối trật tự

TP. HCM: 6 khu "đất vàng" bị bỏ hoang tại Q. 1 được đề xuất làm bãi giữ xe

Hà Nội: Vì sao 150 hộ dân tại chung cư The Golden An Khánh chưa được cấp sổ hồng?

Nhà trọ, chung cư mini không cam kết về PCCC sẽ bị dừng hoạt động

Tin mới cập nhật

Amazon gây sức ép cho các đối tác bán hàng trên Temu

18 giờ trước

Nga bắt đầu sử dụng bitcoin trong giao dịch quốc tế

19 giờ trước

“Độc lạ” TP.HCM: Căn hộ giá mềm bị khách hàng "ngó lơ"

19 giờ trước

PGS.TS. Nguyễn Quang Tuyến: "Nói bảng giá đất mới làm tăng giá bất động sản là hơi oan"

19 giờ trước

TS. Nguyễn Văn Đính: Thị trường bất động sản sắp bước vào chu kỳ “thật” hơn

19 giờ trước