meeyland app
Meey Land
Cổng thông tin bất động sản xác thực 4.0
Tải ứng dụng

Doanh nghiệp bất động sản đã thấy “ánh sáng” mới

Thứ hai, 20/03/2023-08:03
Hai nút thắt chính đang kìm hãm thị trường bất động sản là vướng mắc pháp lý và nghẽn dòng tiền hiện tại đang dần được tháo gỡ. Ở thời điểm này, đây được đánh giá là “ánh bình minh” đối với các doanh nghiệp kinh doanh bất động sản. 

Đánh giá thị trường một cách chính xác

Theo Báo Đầu Tư,chia sẻ về các nội dung của Nghị quyết số 33/NQ-CP của Chính phủ (Nghị quyết 33) về một số giải pháp tháo gỡ và thúc đẩy thị trường địa ốc để phát triển một cách an toàn, lành mạnh, bền vững, các đối tượng tham gia thị trường đều chung quan điểm rằng, Chính phủ đã đánh giá rất chính xác về tình hình thị trường hiện nay, cũng như xác định cụ thể về khó khăn, vướng mắc chủ yếu và chỉ rõ nguyên nhân, nhất là các nguyên nhân chủ quan. 

 

Nghị quyết 33 đã đề ra một số giải pháp tháo gỡ và thúc đẩy thị trường địa ốc
  Nghị quyết 33 đã đề ra một số giải pháp tháo gỡ và thúc đẩy thị trường địa ốc

Đáng chú ý, Chính phủ đưa ra những quan điểm và mục tiêu xây dựng, phát triển thị trường địa ốc an toàn, lành mạnh, bền vững, gắn bó hữu cơ với sự phục hồi, phát triển nền kinh tế quốc gia tước bối cảnh tình hình thế giới đang diễn biến phức tạp. 

Nghị quyết 33 đã đề ra một số giải pháp tháo gỡ và thúc đẩy thị trường địa ốc. Trong đó, nổi bất nhất vẫn là giải pháp giúp tháo gỡ hai nút thắt chính của thị trường là tắc nghẽn dòng  tiền (tín dụng, vốn trái phiếu doanh nghiệp) và vướng mắc pháp lý. Theo đó, về dòng vốn, doanh nghiệp kinh doanh bất động sản khó khăn sẽ được xem xét giãn nợ gốc, lãi vay và cơ cấu lại nhóm nợ.  

Những dự án bất động sản đáp ứng nhu cầu thực của người, hiệu quả cao, thanh khoản tốt như nhà ở xã hội, cải tạo chung cư cũ, văn phòng cho thuê, BĐS phục vụ công nghiệp, sản xuất, du lịch cũng được tạo thêm điều kiện để vay vốn. Bên cạnh đó, những dự án bất động sản đầy đủ điều kiện pháp lý, khả năng tiêu thụ sản phẩm và kế hoạch trả nợ cũng có điều kiện để tiếp cận vốn tín dụng.

Tổng giám đốc Công ty cổ phần Địa ốc Phú Đông (Phú Đông Group) - Ông Ngô Quang Phúc tin tưởng, Nghị quyết 33 sẽ tích cực hỗ trợ cho thị trường bất động sản, góp phần gỡ khó cho doanh nghiệp trong ngành. 

Ông Phúc cho rằng, nguồn cung sản phẩm nhà ở thương mại vừa túi tiền là quan trọng nhất, mà để tăng nguồn cung thì cần làm thủ thủ tục cấp phép dự án phải nhanh, hỗ trợ tạo quỹ đất là cực kỳ quan trọng.  

Tất cả các vấn đề này sẽ được giải quyết khi thủ tục pháp lý khơi thông, thuận lợi hơn. Khi đó, doanh nghiệp bất động sản có thêm cơ sở tạo ra sản phẩm mới cho thị trường để thu tiền từ khách hàng. Đồng thời, doanh nghiệp đủ điều kiện cho vay để có nguồn vốn giải quyết khó khăn. 


Thêm nguồn cung sản phẩm nhà ở thương mại vừa túi tiền là quan trọng nhất
Thêm nguồn cung sản phẩm nhà ở thương mại vừa túi tiền là quan trọng nhất

“Các hành động quyết liệt của Chính phủ và các bộ, ngành, địa phương trong thời gian qua đã tạo tâm lý tích cực hơn cho thị trường bất động sản, và phần nào củng cố lại niềm tin cho nhà đầu tư và doanh nghiệp. Tuy nhiên, để thúc đẩy giải pháp sớm thực hiện hóa, không chỉ cần nỗ lực của doanh nghiệp, mà cơ quan quản lý nhà nước cũng phải quyết liệt hơn nữa” - Ông Phúc khuyến nghị. 

Lấy lại niềm tin từ nhà đầu tư

Ví dụ về trường hợp của Công ty cổ phần Đầu tư Anh Tuấn, chủ đầu tư Dự án Lotus Residence tại quận 7 (TP. HCM), sau nhiều năm vướng mắc pháp lý khiến cho dự án bị “đắp chiếu”, thì tới nay đã được lãnh đạo UBND TP. HCM quan tâm, tập trung vào xử lý và giải quyết. 

Theo đó, từ 10 năm trước, dự án Lotus Residence đã được chấp thuận chủ trương đầu tư, nhưng vì vướng mắc liên quan tới nghĩa vụ tài chính nên khách hàng mua đất dự án này không thể xây dựng được. Trước tình trạng này kéo dài nhiều năm, khách hàng rất bức xúc, thậm chí đã tố chủ đầu tư lừa đảo, bội tín. 

Qua trao đổi, Tổng giám đốc Công ty Anh Tuấn - Ông Dương Tuấn Tú chia sẻ, không có một doanh nghiệp nào muốn nhìn thấy dự án của mình nằm “bất động” cả chục năm cả. Vì để có tiền thực hiện dự án, chủ đầu tư cũng phải chật vật vay mượn khắp nơi. Do đó khi dự án “đóng băng” thì cũng có nghĩa là nguồn tiền của doanh nghiệp cũng “đóng băng”.


Để thị trường sớm khởi sắc trở lại, cần thông thoáng hơn điều kiện cho vay
Để thị trường sớm khởi sắc trở lại, cần thông thoáng hơn điều kiện cho vay

Sau nhiều lần nộp hồ sơ tới Sở Tài nguyên và Môi trường xin thực hiện nghĩa vụ tài chính cho dự án này, đồng thời chủ động liên hệ làm việc với các sở, ban, ngành khác với mong muốn được thực hiện nghĩa vụ… Mới đây, lãnh đạo UBND TP. HCM đã chỉ đạo các sở, ban, ngành liên quan quan tâm, xử lý các vướng mắc tại dự án để khách hàng có thể thuận lợi xây dựng nhà ở. 

“Tuy mọi việc đều phải giải quyết theo đúng quy trình, nhưng động thái rất tích cực này của Chính phủ và Chính quyền TP. HCM đã cho doanh nghiệp thấy được sự quyết tâm và giúp nhà đầu tư lấy lại niềm tin với thị trường bất động sản” - Đại diện Công ty Anh Tuấn chia sẻ.

Nhìn ở một góc độ khác, chuyên gia bất động sản Nguyễn Hoàng phân tích, Nghị quyết số 33 chỉ đạo giảm 1,5 - 2% lãi suất, tuy nhiên chỉ áp dụng với đối tượng vay mua nhà ở xã hội, còn với nhà ở thương mại thì không được. 

Nghị quyết này cũng chỉ đạo để các chủ đầu tư, dự án khả thi, đủ điều kiện tiếp cận vốn vay. Nhưng thực tế là, việc tiếp cận tín dụng vẫn khó khăn khi yêu cầu dự án phải hoàn thiện pháp lý, nghĩa là phải đóng xong tiền sử dụng đất và được cấp giấy phép xây dựng. Trong khi đó, để ra được giấy phép xây dựng cho một dự án cũng mất ít nhất từ 3 - 5 năm. 

Vì vậy, để thị trường sớm khởi sắc trở lại, cần thông thoáng hơn điều kiện cho vay, bên cạnh đó tích cực tháo gỡ vướng mắc pháp lý. Đây đều là những cách làm hữu hiệu nhất để hỗ trợ doanh nghiệp trong ngành vượt qua khó khăn và giúp thị trường bất động sản phát triển bền vững. 

Theo: Reatimes.vn
Copy link
Chia sẻ:

Cùng chủ đề

Người Hà Nội ưu tiên chung cư, TP.HCM chọn nhà riêng

Bất động sản bất ngờ dẫn đầu lợi nhuận của quý IV/2024

Chuyên gia dự báo, đầu tư căn hộ cho thuê sẽ tiếp tục tăng trưởng

Thị trường chung cư cuối năm: Môi giới liên tục mời bán giá cao nhưng chủ yếu "hỏi để đấy"

Bất động sản nghỉ dưỡng vẫn "nằm im" trong cuộc đua phục hồi

Cho vay mua nhà dự kiến sẽ tăng trưởng 15% trong năm 2025

Hà Nội: Năm 2025 nguồn cung căn hộ bất ngờ giảm nhẹ

4.000 căn nhà ở xã hội sắp “đổ bộ” thị trường: Giá nhà Hà Nội sẽ hạ nhiệt vào cuối năm 2025?

Tin mới cập nhật

Hàn Quốc: Phát triển robot “Iron Man”, giúp người bị liệt nửa người có thể đi lại

13 giờ trước

Người Hà Nội ưu tiên chung cư, TP.HCM chọn nhà riêng

13 giờ trước

Bất động sản bất ngờ dẫn đầu lợi nhuận của quý IV/2024

13 giờ trước

Hà Nội "ra tối hậu thư" cho dự án NOXH của Liên danh Handico - Viglacera

13 giờ trước

Doanh nghiệp bất động sản chủ động "hút" vốn qua phát hành trái phiếu khi kênh truyền thống bị siết

1 ngày trước