meeyland app
Meey Land
Cổng thông tin bất động sản xác thực 4.0
Tải ứng dụng

“Dính trái đắng vì mua phải đất quy hoạch” (bài 2): Đầu tư nhầm chỗ bởi tin lời “cò đất”

Thứ năm, 15/12/2022-07:12
Mua bán bất động sản thông qua môi giới hay nhiều người gọi thô là “cò đất” là việc rất bình thường. Tuy nhiên, nhiều người vì quá tin tưởng vào những “cò đất” này mà đã mất hàng tỷ đồng do mua phải bất động sản dính quy hoạch.

LTS: Ai cũng biết quy trình, thủ tục mua bán nhà đất là một trong những vấn đề vô cùng phức tạp. Chỉ cần vội vàng “xuống tiền” mà không cẩn thận kiểm tra, xem xét kỹ tài sản thì nhà đầu tư có thể phải trả giá vô cùng lớn. Ngoài việc bị mua “hớ”, tài sản đang bị tranh chấp, giấy tờ có vấn đề về pháp lý…thì gần đây không ít nhà đầu tư phải kêu trời vì dính…“bẫy quy hoạch”. Người may mắn “gỡ” được ít vốn nhưng cũng có người lâm vào cảnh khóc dở, mếu dở khi đất nằm trong quy hoạch treo hàng thập kỷ, xây dựng mới cũng không được, bán cũng không xong và giá đền bù thì rẻ mạt, thậm chí chỉ bằng một phần nhỏ so với lúc mua.

Hiện nay, để kiểm tra quy hoạch đất đai, quy hoạch xây dựng đã có nhiều cách. Ngoài cách truyền thống như đến cơ quan có thẩm quyền của địa phương, tra thông tin trên giấy chứng nhận quyền sử dụng đất thì có một cách tiện lợi hơn rất nhiều để “check” quy hoạch, đó là sử dụng phần mềm tra cứu trực tuyến.

Tuyến bài “Dính trái đắng vì mua phải nhà đất trong vùng quy hoạch” không chỉ tái hiện lại những câu chuyện đầy cay đắng, xót xa của nhà đầu tư khi mua tài sản nhầm chỗ. Và thông qua những phân tích, bình luận của chuyên gia, chúng tôi mong muốn đưa đến cho bạn đọc những kinh nghiệm quý giá trong tìm hiểu, đầu tư cũng như thực hiện thủ tục mua bán nhà đất. Đồng thời, giúp bạn đọc, nhà đầu tư biết đến những sản phẩm, ứng dụng tra cứu trực tuyến, “check” quy hoạch sử dụng đất, quy hoạch xây dựng vô cùng dễ dàng, tiện lợi.

Những cái “bẫy” được giăng sẵn

Giao dịch bất động sản thông qua “cò đất” rất phổ biến trên thị trường bất động sản ở mọi phân khúc. Theo thống kê, vào giai đoạn cao điểm, thị trường bất động sản có tới hơn 300.000 môi giới hay hoạt động. Tuy nhiên, trong số đó, chỉ có khoảng 10.000 người có chứng chỉ hành nghề. Chưa kể, số môi giới làm ăn chuyên nghiệp lại càng khiêm tốn.


Nhiều môi giới bất động sản không có tâm, chỉ chạy theo đồng tiền
Nhiều môi giới bất động sản không có tâm, chỉ chạy theo đồng tiền

Thực tế đã cho thấy, nhiều “cò đất” đã làm mọi cách để hiện thực hóa giao dịch của khách hàng. Thậm chí, nhiều người đã bất chấp đạo đức nghề nghiệp, bất chấp luật pháp cấu kết với bên bán đưa bên mua vào "bẫy" nhằm chiếm đoạt tài sản của họ. Sau khi giao dịch hoàn thành, đường ai nấy đi, người mua mới phát hiện mình bị lừa thì đã muộn, đành ngậm ngùi không làm gì được. Câu chuyện của anh Công dưới đây là một trường hợp như vậy.

Anh Công là bác sĩ đang công tác ở một phòng khám đa khoa tại Mỹ Đình, Hà Nội. Năm 2019, thấy nhiều người đầu tư bất động sản kiếm tiền tỷ nên anh thấy cũng ham. Sẵn có gần 2 tỷ đồng tiền nhàn dỗi đang gửi ngân hàng, anh quyết định rút ra hết mang đi đầu tư đất những mong x2, x3 như người ta.

Những lúc rảnh rỗi, anh Công hay một mình chạy sang khu vực huyện Yên Dũng, tỉnh Bắc Giang để tìm cho mình mảnh đất “vừa miếng”. Do chưa có kinh nghiệm, vừa đi anh vừa hỏi giống như tìm đường đi vậy. Mọi chuyện bắt đầu khi anh Công gặp Khải, mội “cò đất” chính hiệu.

Sau khi biết anh Công đang muốn tìm một mảnh đất để đầu tư, Khải nhiệt tình chia sẻ rất nhiều điều hay về đầu tư bất động sản cho anh. Đồng thời, dẫn anh Công đi xem hàng chục thửa đất mà Khải đang nắm giữ hoặc trước kia mua giúp khách và giờ khách nhờ bán lại. Mới gặp mà như đã quen thân như anh em, buổi trưa Khải mời anh Công đi uống bia tại một nhà hàng ở khu vực đó.

“Hai anh em vừa uống, vừa tâm sự rất cởi mở về nhiều thứ. Khải hứa sẽ kiếm giúp tôi mảnh đất vừa ý và chắc chắn sẽ x2, x3 vốn ban đầu. Thậm chí, nếu may mắn, x5, x10 cũng nên. Những lời như rót mật vào tai khiến tôi càng tin tưởng Khải hơn. Hầu như ngày nào, tôi và Khải cũng nói chuyện với nhau qua điện thoại, ngày nào rảnh việc ở phòng khám là tôi lại chạy xe sang cùng anh ta đi tìm đất”. Anh Công kể lại.


Đội cò đất bất chấp tất cả để "lùa gà"
Đội cò đất bất chấp tất cả để "lùa gà"

Hai tuần sau, Khải tìm được cho anh Công tìm được một mảnh đất khá ưng ý có giá 2,2 tỷ đồng, không thóp hậu, không gần đền chùa miếu mạo, đường ô tô vào được và đã có sổ đỏ của một người đang cần bán gấp. Mảnh đất này được Khải đánh giá là rất tiềm năng, giá lại rẻ hơn so với thị trường mấy giá. Nếu không quyết nhanh, chắc chắn sẽ có người chốt mất.

“Lúc đó trong đầu tôi chỉ lo có người hớt tay trên mất nên không nghĩ ngợi nhiều mà đồng ý chốt ngay. Tôi chuyển luôn tiền cọc cho người bán tên Chiến số tiền 500 triệu đồng và hẹn 5 ngày sau sẽ hoàn tất thủ tục sang tên cũng như thanh toán nốt số tiền 1,7 tỷ đồng còn lại”. Anh Công kể.

Sang tuần như đã hẹn, anh Công cùng Khải đến phòng công chứng gặp Chiến để thanh toán nốt 1,7 tỷ đồng và làm các thủ tục sang tên còn lại. Mọi việc diễn ra khá nhanh gọn nhờ hướng dẫn của Khải.

“Xong việc, chúng tôi còn chở nhau đi uống bia ăn mừng vì chốt được mảnh đất đầu tiên. Khải còn nói, mảnh đất này một vài năm nữa lên x5 thì đừng quên hắn”. Anh Công buồn kể lại.

Tá hỏa đi tìm, “cò” đã bay mất

Thời gian bẵng đi hai tuần, do công việc bận với vốn nhàn dỗi cũng đã hết nên anh Công không chạy qua chỗ Khải để tìm đất nữa mà chỉ gọi điện hoặc nhắn tin qua lại cho Khải.


Trên giấy chứng nhận quyền sử dụng đất có ghi rõ đất thuộc quy hoạch hay không
Trên giấy chứng nhận quyền sử dụng đất có ghi rõ đất thuộc quy hoạch hay không

“Nhiều lần Khải khuyên tôi nên vay mượn hoặc rủ anh em bạn bè đầu tư cùng. Tôi cũng “máu” lắm nhưng lại thôi vì ngại vay mượn, định bụng khi nào mảnh đất kia x3 lên là tôi sẽ bán rồi đầu tư tiếp. Nhưng Khải nói đang có mảnh đất rất đẹp, chỉ chưa đến 2 tỷ đồng, chủ đang cần bán gấp. Khải tư vấn cho tôi nên đặt cọc chốt mảnh đất này rồi tìm khách sang tay luôn cũng có thể kiếm vài trăm triệu đồng làm tôi ham quá”. Anh Công kể.

Nghe lời Khải, anh Công mượn anh em, bạn bè được 500 triệu đồng mang sang đặt cọc mảnh đất như lời Khải tư vấn. Giấy đặt cọc giữa anh Công và chủ đất tên Dũng chỉ ghi nội dung thông tin của hai bên, anh Công chuyển cho anh Dũng số tiền 500 triệu đồng để đặt cọc mua mảnh đất 55 m2 như trên sổ đỏ. Anh Công có trách nhiệm thanh toán nốt số tiền còn lại trong thời hạn 5 ngày. Nếu sau 7 ngày, anh Công không thanh toán đủ số tiền còn thiếu sẽ bị mất số tiền cọc trên. Phía người bán có nghĩa vụ làm các thủ tục sang tên ngay khi anh Công thanh toán đủ số tiền như đã cam kết. Nếu không sẽ phải đền gấp đôi số tiền cọc cho a Công.

Anh Công kể lại: “Sau khi đặt cọc xong, tôi liền nhờ Khải tìm người mua giúp và hứa sẽ trả công hậu hĩnh. Tuy nhiên, đến ngày thứ 3, rồi đến ngày thứ 5 Khải vẫn chưa tìm được khách mua lại mảnh đất trên. Chỉ còn 2 ngày nữa là đến ngày thanh toán nốt số tiền hơn 1 tỷ đồng mà trong tay tôi hiện không còn đồng nào. Nếu không sang tay được thì tôi bắt buộc phải ôm mảnh đất này, nếu không sẽ mất 500 triệu đồng tiền cọc”.

Anh Công một lần nữa lại phải chạy vạy vay nóng hết thảy anh em, bạn bè, cả tiền dự phòng trong nhà cũng phải mang ra để thanh toán nốt số tiền còn thiếu. Sau khi thanh toán xong, phía người bán là Dũng đã giữ đúng cam kết làm đầy đủ các thủ tục sang tên cho anh Công.
Về phía anh Công, sau khi cầm sổ đỏ của thửa đất, anh nghĩ ngay đến việc mang ra ngân hàng để thế chấp lấy tiền trả cho mọi người.

Một tuần sau khi anh Công nộp hồ sơ vay tiền ngân hàng, anh tá hỏa khi nhận được thông báo từ phía ngân hàng. Ngân hàng thông báo, mảnh đất anh mang thế chấp nằm trong quy hoạch trường học nên không đồng ý giải ngân khoản vay.
“Tôi tiếp tục mang cuốn sổ đỏ của mảnh đất mua đầu tiên đến thay thế. Một tuần sau, phía ngân hàng vẫn thông báo mảnh đất này cũng dính quy hoạch mở rộng đường. Phần diện tích không dính chỉ còn lại vỏn vẹn chưa đầy 10 m2. Tôi choáng váng vì mình bỏ ra 4 tỷ đồng mua hai mảnh đất nhưng đều dính quy hoạch và có nguy cơ mất gần như toàn bộ. Giá đền bù chắc gì được nổi 1 tỷ đồng”, anh Công chua xót kể lại.

Khi anh Công liên lạc với Khải để hỏi, có biết hai mảnh đất trên đều bị dính quy hoạch không. Khải vẫn trả lời là không biết việc này và khuyên anh cứ bình tĩnh vì đất dính quy hoạch vẫn được phép mua bán. Ngoài ra, quy hoạch cũng có thể bị hủy vì nhiều lý do. Khi đó, anh Công lại vớ bẫm.

Không còn tin tưởng vào Khải, anh Công chạy sang Phòng Tài nguyên Môi trường huyện Yên Dũng để hỏi cho rõ thì được biết, cả hai dự án đều sẽ được khởi công vào giữa năm 2021 và không có chuyện bị hủy như lời Khải nói.


Nhiều ứng dụng tra cứu quy hoạch trực tuyến hỗ trợ giao dịch bất động sản
Nhiều ứng dụng tra cứu quy hoạch trực tuyến hỗ trợ giao dịch bất động sản

“Tôi gọi điện để gặp Khải nhưng anh ta không nghe máy. Sau 3 lần gọi liên tục, Khải đã chặn luôn số điện thoại của tôi. Lúc này tôi mới biết mình đã bị “giăng bẫy” ngay từ đầu. Có lẽ, cả Khải, Chiến và Dũng đều cùng một hội với nhau, tôi chỉ là kẻ chịu trận thay cho họ. Chỉ trách bản thân mình thiếu kinh nghiệm giao dịch bất động sản, đã không chịu kiểm tra quy hoạch của thửa đất trước khi xuống tiền”, anh Công chia sẻ.

Theo các chuyên gia, kiểm tra quy hoạch của thửa đất trước khi giao dịch là một trong những việc bắt buộc. Nhiều người do ngại vào các cơ quan nhà nước như UBND xã, Phòng Tài nguyên Môi trường của quận, huyện … để kiểm tra quy hoạch nên chỉ xem thông tin trên sổ hồng hoặc sổ đỏ. Tuy nhiên, nhiều trường hợp, sổ hồng, sổ đỏ bị đánh tráo hoặc bị làm giả nên thông tin trên đó có thể không chính xác. Vì vậy, người mua vẫn nên đến trực tiếp Phòng Tài nguyên Môi trường của quận, huyện để kiểm tra trên bản đồ địa chính.

Mặt khác, với thời đại 4.0, hiện nay đã có nhiều ứng dụng tra cứu thông tin quy hoạch trực tuyến. Người dùng có thể tra cứu ở mọi nơi, mọi lúc một cách khá chính xác với chi phí rất rẻ chỉ mới máy tính hoặc điện thoại thông minh.

Theo: Reatimes.vn
Copy link
Chia sẻ:

Cùng chủ đề

Sắp có bệnh viện quốc tế quy mô 450 giường tại huyện đông dân nhất TP. Hải Phòng

Ứng dụng tra cứu quy hoạch Meey Map lọt vào “mắt xanh” của các ngân hàng

Hà Nội: Phân lại luồng xe khách để ngăn dừng đỗ trên đường Phạm Hùng, Phạm Văn Đồng

Hà Nội: Bổ sung hệ thống biển báo, phân luồng, điều tiết giao thông để giải quyết điểm nóng ùn tắc

Bán vàng trực tuyến sẽ chấm dứt tình trạng người dân xếp hàng mua?

Hà Nội có hơn 60.000 căn hộ chưa được cấp "sổ đỏ" do sai phạm của chủ đầu tư

Điều chỉnh giá tính lệ phí trước bạ đối với nhà tại Hà Nội từ 22/6

Đề xuất bỏ độc quyền vàng miếng SJC: Chuyên gia nói gì?

Tin mới cập nhật

Một số dự án treo bất ngờ được thoát "khai tử" nhờ Hà Nội tung "phao cứu sinh"

2 ngày trước

Quy định cấm bán bảo hiểm "gắn" dịch vụ ngân hàng: Doanh nghiệp bảo hiểm muốn có hướng dẫn cụ thể

2 ngày trước

Gặp khó với "danh phận", Condotel cắt lỗ cả tỉ đồng nhưng thanh khoản vẫn mất hút

2 ngày trước

Tập đoàn Foxconn tiếp tục rót thêm 551 triệu USD đầu tư phát triển công nghệ tại Việt Nam

2 ngày trước

Thương mại điện tử bùng nổ, nhà phố cho thuê đìu hiu, ế ẩm

3 ngày trước