Điều kiện để IPO trên sàn chứng khoán Mỹ
BÀI LIÊN QUAN
IPO Alibaba: Hai lần IPO đều là thương vụ lớn trong lịch sử IPO là gì? Điều kiện để doanh nghiệp Việt Nam IPO trên sàn chứng khoánTừ trước đến nay Mỹ luôn là một thị trường và trung tâm kinh tế tài chính toàn cầu với hai sàn giao dịch chứng khoán lớn nhất thế giới là Sở giao dịch Chứng khoán New York (NYSE) và Nasdaq. Được niêm yết và giao dịch trên hai sàn này sẽ giúp cho doanh nghiệp huy động được một nguồn vốn cực kì lớn, đồng thời, khẳng định được vị thế của doanh nghiệp trên trường quốc tế. Tuy nhiên, mỗi sàn giao dịch sẽ có những tiêu chí lựa chọn khác nhau. Trong khi NYSE thường là sân chơi cho các doanh nghiệp lâu lời và lớn thì Nasdaq lại là một sàn giao dịch thích hợp cho các doanh nghiệp startup đặc biệt là lĩnh vực công nghệ.
Điều kiện để IPO tại Mỹ (niêm yết trên Nasdaq)
Trong bối cảnh nền kinh tế Internet phát triển đặc biệt tập trung vào công nghệ tài chính và thương mại điện tử đang trở thành xu hướng nở rộ tại Đông Nam Á, nên các kỳ lân công nghệ Đông Nam Á yêu thích sàn Nasdaq khi muốn IPO tại Mỹ không phải là điều gì xa lạ. Đây cũng chính là lựa chọn của một số công ty công nghệ lớn trên thế giới như Apple, Microsoft, Facebook và Amazon.
Nếu muốn được niêm yết trên Nasdaq thì doanh nghiệp phải tuân thủ các Quy tắc Thị trường của Ủy ban Chứng khoán và Giao dịch Mỹ (SEC) và các quy tắc quản trị công ty. Đây là những quy tắc chung bắt buộc mà bất cứ doanh nghiệp nào cũng phải tuân thủ:
Thông thường, giá chào mua của cổ phiếu công ty tại thời điểm niêm yết ít nhất phải đạt 4 USD. Tuy nhiên đối với những công ty đáp ứng được một số yêu cầu khắt khe khác thì mức giá này có thể được hạ xuống 3 USD hoặc là 2 USD.
Bên cạnh đó, nếu muốn góp mặt trên Nasdaq, các công ty phải có 1.250.000 cổ phiếu là mức tối thiểu giao dịch công khai đang lưu hành khi niêm yết. Số cổ phiếu này phải do các cổ đông mới nắm giữ chứ không tính những cổ phiếu do cán bộ, giám đốc hoặc bất kỳ cổ đông lớn nào trước đó của công ty nắm giữ. Số lượng cổ đông lô tròn của công ty phải có ít nhất 450 người (100 cổ phiếu trở lên), tổng số cổ đông là 2.200 người hoặc tổng số cổ đông là 550 với 1,1 triệu khối lượng giao dịch trung bình xét trong khoảng thời gian một năm liền trước đó.
Phí đăng ký còn tùy thuộc vào các loại cổ phiếu được niêm yết và quy mô của công ty nhưng thường sẽ dao động từ 5.000 USD đến 25.000 USD. Dựa trên số lượng cổ phiếu phát hành công ty cũng phải trả một khoản phí thể dao động khoảng từ 100.000 USD đến 150.000 USD. Ngoài ra, công ty cũng phải chi trả một số khoản phí khác phụ thuộc vào loại hình hoạt động của công ty, phí niêm yết hàng năm, phí vốn hóa nhỏ, phí dịch vụ bổ sung, phí thay đổi lưu trữ hoặc phát hành thêm cổ phiếu trên sàn.
Ngoài những yêu cầu chung thì sẽ có các yêu cầu riêng về tiêu chuẩn tài chính mà các công ty phải đáp ứng được, tùy thuộc vào từng loại cổ phiếu được niêm yết để đặt ra các tiêu chuẩn cụ thể như sau:
Tiêu chuẩn đầu tiên là về thu nhập: Muốn niêm yết trên Nasdaq thì công ty đăng ký phải có tổng thu nhập trước thuế trong 3 năm liên tiếp liền trước đạt ít nhất 11 triệu USD. Nếu như trong 2 năm thì thu nhập trước thuế phải đạt 2,2 triệu USD là ít nhất. Đồng thời, trong 3 năm liên tiếp đó không được để xảy ra tình trạng lỗ ròng.
Tiêu chuẩn thứ 2 là về dòng tiền: Trong 3 năm liền trước liên tiếp tài công ty phải có dòng tiền tổng hợp tối thiểu 27,5 triệu USD, đồng thời, không được có dòng tiền âm trong 3 năm này. Ngoài ra, có thêm một yêu cầu nữa là vốn hóa thị trường trung bình của doanh nghiệp trong một năm trước đó phải đạt 550 triệu USD là tối thiểu và doanh thu trong năm đó cũng phải đạt 110 triệu USD là ít nhất.
Tiêu chuẩn thứ 3 là về doanh thu: Nếu giá trị vốn hóa thị trường trung bình của công ty đạt 850 triệu USD và trong hai năm liên tiếp trước đó doanh thu đạt ít nhất 90 triệu USD thì có thể được loại bỏ tiêu chuẩn số hai.
Tiêu chuẩn cuối cùng là về vốn chủ sở hữu: Nếu tổng tài sản của công ty đạt ít nhất 80 triệu USD với vốn chủ sở hữu tối thiểu đạt 55 triệu USD, công ty có quyền yêu cầu loại bỏ xem xét một số tiêu chuẩn về doanh thu và dòng tiền, đồng thời, được đàm phán để yêu cầu giảm vốn hóa thị trường xuống dưới 160 triệu USD.
Nếu như công công ty đáp ứng được một trong 4 tiêu chuẩn trên thì sẽ có cơ hội được niêm yết trên sàn Nasdaq, tùy thuộc vào các nguyên tắc cơ bản của công ty đó. Trong trường hợp công ty không đáp ứng tiêu chí cụ thể như mức thu nhập tối thiểu thì phải bù lại bằng việc số tiền tối thiểu lớn hơn trong một lĩnh vực khác như doanh thu. Đây là những yêu cầu khắt khe nhưng sẽ đảm bảo chất lượng của các công ty khi được niêm yết trên sàn giao dịch.
Đồng thời, ngay cả khi đã được niêm yết thì các công ty vẫn phải phải duy trì liên tục các tiêu chuẩn nhất định để được tiếp tục giao dịch. Chỉ cần không đáp ứng được các tiêu chí nào đó hoặc vi phạm các quy định thì sở giao dịch chứng khoán có quyền hủy niêm yết của các công ty này trên sàn. Việc hủy niêm yết còn phải phụ thuộc vào điều kiện cụ thể của từng giao dịch.
Điều kiện để niêm yết trên sàn NYSE
Khác với Nasdaq, NYSE thường là sân chơi của các công ty có lịch sử lâu đời và tiếng tăm hơn trên thế giới. Vì thế, các yêu cầu để được niêm yết trên sàn giao dịch lớn nhất thế giới về số vốn hóa cũng rất nghiêm ngặt và có nhiều quy định chặt chẽ.
Điều kiện đầu tiên để một doanh nghiệp có thể niêm yết trên sàn NYSE là phải có tối thiểu 400 cổ đông sở hữu trên 100 cổ phiếu. Đồng thời, doanh nghiệp có ít nhất 1,1 triệu cổ phiếu giao dịch công khai và giá trị thị trường của cổ phiếu đại chúng đạt 40 triệu USD là tối thiểu. Giá cổ phiếu cũng phải đạt mức thấp nhất là 4 USD. Các đợt IPO, các khoản phụ trợ từ các công ty con hoặc chi nhánh phải có giá trị thị trường đạt mức tối thiểu là 100 triệu USD. Nếu công ty muốn được niêm yết cũng phải đáp ứng được một trong hai tiêu chuẩn thu nhập cơ bản như sau:
Tiêu chuẩn đầu tiên: Trong ba năm liên tiếp liền trước tổng thu nhập trước thuế cần đạt 10 triệu USD và ít nhất 2 triệu USD cho 2 năm gần nhất với thời điểm nộp hồ sơ yêu cầu niêm yết. Tiêu chuẩn thay thế là đạt mức vốn hóa thị trường 200 triệu USD. Tuy nhiên, dù thuộc trường hợp nào thì các công ty vẫn phải đáp ứng được tiêu chí đầu tiên về cổ phần đã nói ở trên.
Đối với các giao dịch quốc tế sẽ còn phải áp dụng các tiêu chuẩn còn khắt khe hơn. Ngoài các yêu cầu như giá trị thị trường đạt ít nhất 100 triệu USD và giá cổ phiếu đạt 4 USD ra, thì công ty phải đáp ứng được cả điều kiện có ít nhất 2,5 triệu cổ phiếu đang lưu hành và 5.000 cổ đông đại chúng.
Trong trường hợp công ty không phải là công ty Mỹ và không có cổ đông thị trường nội địa đăng ký thì NYSE sẽ yêu cầu một công ty môi giới thành viên chứng thực về độ sâu của thị trường và tính thanh khoản của cổ phiếu do doanh nghiệp đó phát hành.
Khi các công ty đáp ứng được những yêu cầu này thì việc nộp hồ sơ niêm yết cũng phải tuân thủ một số quy tắc. Công ty sẽ phải hoàn thành một bộ hồ sơ bao gồm các điều khoản về thành lập, các điều luật và nghị quyết của công ty cùng các thông tin về tổ chức một cách chi tiết và rõ ràng. Đồng thời, cần để lại phương thức để liên lạc với các giám đốc điều hành chủ chốt của công ty và các nhà lãnh đạo này phải có lý lịch trong sạch.
Do NYSE sử dụng quy trình giao dịch đấu giá nên sàn các cổ phiếu phải phù hợp với quy trình của mình. Thậm chí, ngay cả khi các công ty đáp ứng được các tiêu chí cơ bản nhưng vẫn phải tuân theo những quy định khắt khe được đưa ra. Chỉ khi được chấp nhận niêm yết thì công ty mới có thể bắt đầu giao dịch sau khoảng thời gian từ 4 tới 6 tuần.
Như vậy, để niêm yết trên sàn chứng khoán Mỹ các doanh nghiệp sẽ phải đáp ứng những yêu cầu và tiêu chí cực kì khắt khe. Hiện nay, Việt Nam đã và đang có những doanh nghiệp nuôi tham vọng IPO thành công trên thị trường này.