Điểm danh những doanh nghiệp đầu tiên báo lãi tăng mạnh 6 tháng đầu năm 2022
BÀI LIÊN QUAN
Tháng 4/2022, Vàng bạc Đá quý Phú Nhuận (PNJ) báo lãi tăng hơn 45%Năm 2021, HoSE báo lãi trước thuế hơn 2.500 tỷ đồng, tăng 267% so với cùng kỳQuý 1/2022, nhiều doanh nghiệp dệt may báo lãi lớn nhờ xuất khẩu "thuận buồm xuôi gió"GDP trong 6 tháng đầu năm 2022 tăng 6,42%
Theo Vietnambiz, trong báo cáo mới nhất từ Tổng cục Thống kê, GDP trong 6 tháng đầu năm 2022 tăng 6,42%, cao hơn tốc độ tăng 2.04% của 6 tháng đầu năm 2022 và 5,74% của 6 tháng đầu năm 2021, tuy nhiên thì vẫn thấp hơn tốc độ tăng 7,28% và 6,98% của cùng kỳ những năm 2018 - 2019.
Đối với lĩnh vực dầu khí, giá dầu ghi nhận tăng mạnh đang giúp cho nhiều doanh nghiệp trong ngành được hưởng lợi. Điển hình như tại Đại hội đồng cổ đông thường niên, Tổng giám đốc Tổng Công ty Khí Việt Nam (PVGas - mã GAS) - ông Hoàng Văn Quang cho hay: "Trung bình cứ giá dầu brent tăng/giảm 5 USD/thùng thì doanh thu của tổng công ty sẽ tăng/giảm tương ứng là 1.500 tỷ đồng và lợi nhuận trước thuế tương ứng với mức tăng/giảm 500 tỷ đồng. Cũng nhờ thuận lợi từ giá dầu mà kết quả kinh doanh 6 tháng đầu năm 2022 của PVGas được ước tính đều tăng trưởng hai con số so với cùng kỳ với tổng doanh thu đạt 54.560 tỷ đồng, so với cùng kỳ tăng 34%. Lợi nhuận sau thuế ghi nhận 6.919 tỷ đồng, tăng 59%”.
FPT báo lãi tăng trưởng 32% trong 4 tháng đầu năm 2022
Trong 4 tháng đầu năm 2022, doanh thu và lợi nhuận trước thuế của FPT đạt 12.991 tỷ đồng và 2.418 tỷ đồng, so với cùng kỳ tăng 24,5% và 25,9%.Tổng Công ty đầu tư phát triển Đường Cao tốc Việt Nam (VEC) báo lãi năm 2021 ở mức "đột biến"
Từ năm 2018 - 2020, VEC chỉ lãi dưới 10 tỷ đồng mỗi năm. Tuy nhiên, năm 2021 vừa qua công ty này đã ghi nhận lợi nhuận sau thuế lên đến 156 tỷ đồng. Hơn thế, tổng doanh thu cũng tăng vọt.Như thế, tạm tính trong quý 2/2022, tổng công ty đã ghi nhận khoảng 27.871 tỷ đồng doanh thu còn lợi nhuận sau thuế là 3.424 tỷ đồng, so với quý 2 năm ngoái tăng lần lượt là 23% và 49%. Khi giá dầu neo ở mức cao như thế cũng đã mang lại lợi nhuận lớn cho Công ty cổ phần Lọc hóa dầu Bình Sơn (mã: BSR) nhờ được hưởng chênh lệch giá giữa sản phẩm lọc và dầu thô. Cũng trong sự kiện mới đây, Tổng giám đốc của BSR cho biết kết quả kinh doanh của hai quý đầu năm 2022 tăng trưởng vượt bậc so với kỳ vọng đã đặt ra ban đầu. Ở thời điểm hiện tại, BSR đã vượt xa so với kế hoạch và đã hoàn thành kế hoạch lợi nhuận của năm 2022. Đưa ra dự báo cho cả năm, lãnh đạo của BSR cho hay: "Năm 2022 BSR có thể có mức lợi nhuận cao hơn lúc cổ phần hóa, tức hơn 7.000 tỷ đồng. Năm nay công sẽ ty thiết lập được con số kỷ lục mới". Ngoài giá dầu, giá cước vận tải biển cũng neo ở mức cao và là vấn đề làm đau đầu rất nhiều doanh nghiệp xuất khẩu. Và thế giới vẫn đang diễn ra tình trạng thiếu tàu và container, dự kiến vấn đề này sẽ tiếp tục được kéo dài.
Và trong bối cảnh đó, tận dụng cơ hội mở rộng đội tàu, trong hai quý đầu năm, Công ty Cổ phần Vận tải và Xếp dỡ Hải An (mã:HAH) cũng đã ghi nhận tổng doanh thu ước đạt mức 1.615 tỷ đồng còn lợi nhuận sau thuế đạt 437 tỷ đồng, so với kết quả cùng kỳ năm ngoái tăng lần lượt là 2 lần và gấp 2,39 lần. Ước tính riêng trong quý 2/2022, doanh thu của Hải An khoảng 963 tỷ đồng còn lãi sau thuế là 174 tỷ đồng, so với quý 2/2021 tăng lần lượt 114% và 77%. Mặc dù doanh thu quý vừa rồi có sự tăng trưởng mạnh nhưng mức lợi nhuận quý cũng đã giảm tốc so với hai quý trước đó.
Cũng trong 6 tháng đầu năm 2022, Công ty Cổ phần Đầu tư Hạ tầng Kỹ thuật Thành phố Hồ Chí Minh (Mã: CII) cũng ước tính lợi nhuận sau thuế hợp nhất thấp hơn 700 tỷ đồng, so với cùng kỳ tăng mạnh. Với kết quả này thì CII đã thực hiện được 93% kế hoạch lợi nhuận của cả năm. Thời điểm trước đó, trong quý 1.2022, doanh nghiệp này đã ghi nhận mức lãi ròng hợp nhất gần 647 tỷ đồng chủ yếu đến từ lãi chuyển nhượng các khoản đầu tư tài chính hơn 775,6 tỷ đồng. Như thế, ước tính trong quý 2/2022, CII đã có lãi khoảng 53 tỷ đồng, so với cùng kỳ tăng gấp 4 lần.
Các doanh nghiệp trong lĩnh vực hạ tầng cũng báo lãi tăng mạnh trong nửa đầu năm 2022
Và cũng trong cùng lĩnh vực hạ tầng, CTCP Đầu tư Hạ tầng giao thông Đèo Cả (Mã: HHV) tạm tính trong quý 2/2022, doanh thu hợp nhất ghi nhận gần 470 tỷ đồng và lợi nhuận sau thuế khoảng 58 tỷ đồng, so với quý 2/2021 tăng lần lượt 10% và giảm 26%. Doanh thu cũng như lợi nhuận của HHV ghi nhận đến từ các hoạt động thi công xây lắp, quản lý vận hành, hoạt động từ các trạm thu phí. BOT.
Cũng tại Đại hội đồng cổ đông thường niên mới đây, Chủ tịch Tập đoàn I.P.A (Mã: IPA) - ông Vũ Hiền cũng hé lộ kết quả 6 tháng đầu năm với tổng mức doanh thu là 700 tỷ đồng và lợi nhuận sau thu về khoảng 400 tỷ đồng.
Như thế, riêng quý 2/2022, IPA đã ghi nhận khoảng 625 tỷ đồng doanh thu, gấp 9,7 lần cùng lỳ và 204 tỷ đồng lợi nhuận, giảm 82%. Cần lưu ý một điều rằng, quý 2/2022, IPA đã ghi nhận khoản lợi nhuận đột biến trên nghìn tỷ đồng nhờ vào việc thoái vốn khỏi Hòn Ngọc Á Châu và nhận về cổ tức từ khoản đầu tư dài hạn. Theo đó, nửa đầu năm 2022 có thể gọi là khoảng thời gian thuận lợi cho ngành tôm nói riêng và ngành thủy sản nói chung. Đến nỗi mà Chủ tịch của Công ty Cổ phần Vĩnh Hoàn phải thốt lên rằng đây chính là năm rất đặc biệt khiến cho toàn ngành đều có lời. Và trên thị trường chứng khoán, ngược dòng với thị trường thì cổ phiếu của các công ty ngành thủy sản vẫn rất hút được dòng tiền.
Đưa ra chia sẻ với báo chí về tình hình trong 6 tháng đầu năm, Chủ tịch HĐQT CTCP Thực phẩm Sao Ta (Mã: FMC) cũng ước tính doanh thu tăng 35% và lợi nhuận sẽ tăng 45% so với cùng kỳ năm trước. Lý do là vì tốc độ tăng trưởng lợi nhuận mạnh hơn doanh thu là nhờ vào việc nuôi tôm nửa đầu năm có phần khả quan, giá thành của sản phẩm cuối cùng cũng giảm trong khi đó giá bán ra lại tốt.
Còn đối với vua tôm Minh Phú (mã:MPC) chỉ ngắn gọn, trong quý 2/2022 công ty kinh doanh tốt và dự kiến cả năm sẽ hoàn thành được kế hoạch lợi nhuận. Tuy nhiên, kế hoạch sản lượng và giá trị cũng có thể không đạt do dự kiến nửa cuối năm sẽ có gặp nhiều khó khăn. Bên cạnh đó, một số doanh nghiệp khác cũng đã báo cáo tình hình tài chính kinh doanh trong 5 tháng đầu năm với kết quả tăng trưởng khá. Còn Tập đoàn Thiên Long (mã:TLG) cũng cho biết doanh thu 5 tháng ghi nhận hơn 1.427 tỷ đồng, tăng 27% và lợi nhuận sau thuế thuộc về cổ đông công ty mẹ là 207 tỷ đồng, so với cùng kỳ năm trước tăng 56,3%. Tập đoàn cũng cho biết xuất khẩu chính là động lực chính giúp cho lợi nhuận có sự tăng trưởng mạnh hai tháng gần đây và công ty cũng sẽ tiến hành đẩy mạnh việc xuất khẩu, tập trung vào việc mở rộng nhà phân phối tại thị trường Đông Nam Á, Trung Đông và u Mỹ.
Và một doanh nghiệp trong lĩnh vực bán lẻ cũng ghi nhận lãi lớn sau 5 tháng chính là Công ty Vàng bạc Đá quý Phú Nhuận (mã chứng khoán: PNJ) cũng ghi nhận doanh thu thuần đạt mức 15.583 tỷ đồng, tăng 47% và lãi sau thuế 1.066 tỷ đồng, tăng 47%.
Đối với Nam Việt (mã chứng khoán: ANV) - đây là doanh nghiệp lớn trong ngành cá tra cũng báo lãi lớn trong 5 tháng đầu năm đồng thời cũng là đại diện công bố doanh thu thuần 5 tháng ghi nhận 2.148 tỷ đồng và lãi sau thuế 449 tỷ đồng còn biên lợi nhuận gộp vẫn duy trì ở mức cao, khoảng 33%.
Có thể thấy, kết quả kinh doanh của Nam Việt tăng trưởng mạnh cùng với sự tăng trưởng của thị trường cá tra xuất khẩu 5 tháng ghi nhận đạt mức 1,1 tỷ USD, so với cùng kỳ năm trước tăng trưởng gần gấp đôi. VASEP cũng nhận định từ đây cho đến cuối năm, việc xuất khẩu cá tra sang các thị trường lớn ví dụ như Mỹ, EU,... cũng sẽ có sự khả quan do mức giá cá tra xuất khẩu của các doanh nghiệp chế biến trong nước cạnh tranh tốt và mặt hàng cá tra chính là nguồn thay thế cho một số phân khúc cá thịt trắng bị thiếu hụt có nguồn cung từ Nga.