meeyland app
Meey Land
Cổng thông tin bất động sản xác thực 4.0
Tải ứng dụng

Điểm danh những “điểm sáng” trong bức tranh kinh tế tháng 11

Thứ hai, 05/12/2022-10:12
Có thể thấy, bức tranh kinh tế Việt Nam trong tháng 11 cũng đã ghi nhận được nhiều điểm sáng nổi bật với những con số vô cùng ấn tượng.

Chú trọng đẩy mạnh việc giải ngân vốn đầu tư công

Theo VTV, đích thân Thủ tướng Chính phủ cũng đã kiểm tra các dự án và công trình trọng điểm cũng như tháo gỡ khó khăn, vướng mắc nhằm mục đích thúc đẩy giải ngân đầu tư công chính là thông tin nổi bật ở trên nhiều trang báo ở trong tuần. 

Và đặt trong bối cảnh tốc độ giải ngân vốn đầu tư công vẫn còn chậm so với yêu cầu, riêng TP. Hồ Chí Minh cũng mới giải ngân đạt mức 34%. Điều đáng nói là một số bộ  và cơ quan trung ương, địa phương đã xin trả lại vốn không có khả năng giải ngân thì chuyến kiểm tra hiện trường ở một số dự án đầu tư công trọng điểm ở trên địa bàn TP. Hồ Chí Minh của Thủ tướng Phạm Minh Chính lại một lần nữa thể hiện được quyết tâm cao độ trong việc hoàn thành kế hoạch giải ngân vốn đầu tư công năm 2022 của lãnh đạo Chính phủ. 

Cho đến thời điểm hiện tại, tỷ lệ giải ngân vốn đầu tư công của cả nước mới đạt mức trên 58% kế hoạch, so với cùng kỳ năm ngoái thấp hơn. Kết quả này cũng đã đẩy toàn bộ áp lực hoàn thành được kế hoạch giải ngân vốn đầu tư công vào thời điểm 2 tháng cuối năm. Nếu như không có giải pháp đột phá và quyết liệt thì sẽ rất khó để có thể hoàn thành được mục tiêu đề ra. 


Ảnh minh họa
Ảnh minh họa

Và rất sốt ruột với tình trạng chậm giải ngân cũng đồng nghĩa với việc hàng chục nghìn tỷ đồng vẫn đang ở trong kho bạc cũng đang làm mất đi cơ hội đầu tư nhiều chương trình vẫn ở trong kho bạc đang làm mất đi cơ hội đầu tư nhiều chương trình và dự án cần thiết khác, trong nhiều cuộc làm việc thúc đẩy được tiến độ giải ngân vốn đầu tư công. Theo đó, Thủ tướng cũng đã yêu cầu các cấp, các ngành chú trọng đẩy mạnh việc giải ngân vốn đầu tư công và coi đây là động lực để có thể thúc đẩy tăng trưởng và là một nhiệm vụ chính trị trọng tâm. 

Năm 2022, dự báo xuất nhập khẩu đạt mức kỷ lục là 780 tỷ USD 

Có thể thấy, bức tranh kinh tế của Việt Nam trong tháng 11 cũng đã ghi nhận được nhiều điểm sáng nổi bật với những con số ấn tượng đó là kim ngạch xuất nhập khẩu đã vượt cả năm 2021. Xuất siêu cũng ghi nhận đạt hơn 10 tỷ USD trong khi đó cùng kỳ năm ngoái chỉ đạt mức 0,6 tỷ USD còn vốn FDI thực hiện là gần 20 tỷ USD và đây là mức cao nhất cùng kỳ 11 tháng của 5 năm qua. Và thu ngân sách Nhà nước vượt hơn 16% dự toán, doanh nghiệp thành lập mới cũng như hoạt động trở lại tăng 33%. 

Khi vượt qua được khó khăn trong quá trình phục hồi kinh tế Việt Nam cũng tự tin hướng đến mốc xuất nhập khẩu 780 tỷ USD cho cả năm 2022. Đây cũng là bước đệm để cho Việt Nam có thể đạt được con số kỳ vọng khoảng 1.000 tỷ USD kim ngạch xuất khẩu vào năm 2025. 

Và trong những ngày cuối năm có nhiều tín hiệu tích cực đến từ nông sản Việt. Theo đó có nhiều sản phẩm nông sản chất lượng cao vươn đến các thị trường khắt khe như châu  u. Xuất khẩu nông sản trong thời gian 11 tháng cũng đã chạm mốc 49 tỷ USD (trong khi đó cả năm 2021 ghi nhận là 48,6 tỷ USD). Trong đó thì lần đầu tiên, xuất khẩu thủy sản cũng đạt mức 10 tỷ USD - đây là mốc kỷ lục lịch sử của ngành thủy sản sau thời gian 20 năm tham gia vào thị trường thế giới và hết năm cũng dự báo sẽ cán mức 11 tỷ USD. 

Chính thức xuất khẩu lô bưởi đầu tiên sang Mỹ: Gặt quả sau hành trình 6 năm đàm phán

Cũng trong tuần, có thêm một nông sản Việt đó chính là quả bưởi tươi được xuất khẩu sang thị trường Mỹ - đây chính là thị trường khó tính bậc nhất hiện nay. 

Báo Nông thôn ngày nay cho biết, để có được lô bưởi đầu tiên được xuất khẩu chính ngạch thì ròng rã 6 năm qua, người dân vùng trồng và cơ sở đóng gói bưởi đã phải chuẩn bị sẵn sàng cũng như trải qua rất nhiều khâu kiểm tra. Bưởi chính là trái cây thứ 7 của Việt Nam được phép nhập khẩu vào thị trường Mỹ sau xoài, nhãn, vải, thanh long, chôm chôm và vú sữa.

Có thể thấy, câu chuyện về con cá, con tôm cũng như trái cây đã mang về một khoản ngoại tệ hàng chục tỷ USD mỗi năm và là minh chứng thuyết phục khẳng định mảng nông nghiệp đã có thể phát huy được vai trò là trụ đỡ của nền kinh tế từ đó tạo việc làm cho người lao động và đóng góp vào quá trình tăng trưởng cũng như ổn định kinh tế vĩ mô.

Báo Tiền Phong cho biết, đến thời điểm hiện tại, các ngành hàng nông - lâm - thủy sản xuất khẩu cũng đang vào giai đoạn nước rút có thể về đích. Kim ngạch xuất khẩu trên toàn ngành cũng có thể đạt mức 55 tỷ USD và đã vượt mục tiêu Chính phủ gia. 

Rõ ràng những tín hiệu vô cùng lạc quan trong tháng cuối năm 2022. Theo đó, nhiều tổ chức Quốc tế ví dụ như Quỹ Tiền tệ Quốc tế đã đánh giá Việt Nam chính là điểm sáng và dự báo về mức tăng trưởng trong năm nay ghi nhận là khoảng 7% trong bối cảnh kinh tế trên toàn cầu đang nhuốm một màu xám xịt. 


Ảnh minh họa
Ảnh minh họa

Mặc dù vậy thì với tốc độ mở của  nền kinh tế của Việt Nam (thuộc hàng cao) với thế giới cho thấy, khó khăn cũng dự báo sẽ là thách thức lớn cho những năm tiếp theo. Có thể thấy, thực trạng thị trường chứng khoán hay vấn đề về trái phiếu doanh nghiệp cũng đang thực sự thử thách được niềm tin của các nhà đầu tư. Doanh nghiệp cũng sẽ phải đối mặt với các kênh đầu tư dẫn vốn đang ngày càng trở nên eo hẹp. 

Trong đó thì việc giải cứu thị trường bất động sản cũng đang được kỳ vọng có thể làm tan đi cục máu đông đang có dấu hiệu bị vón lại. Và dự báo công việc của Chính phủ trong năm tới vẫn sẽ còn có nhiều áp lực hơn  nữa. Trong cái khó thì sẽ ló cái khôn và điều quan trọng hơn chính là có niềm tin, mọi việc mới có thể hanh thông. 

Nền kinh tế tăng trưởng một cách ấn tượng

Như thế, chỉ còn chưa đầy một tháng nữa là hết năm 2022 - một năm có nhiều thách thức đối với nền kinh tế trên toàn cầu với những ảnh hưởng hậu dịch bệnh COVID-19. Trong nước thì các doanh nghiệp cũng đã phải rất nỗ lực hết mình và căng sức chống dịch cũng như ổn định sản xuất cũng như nhanh chóng chuyển hướng kinh doanh để có thể thích ứng với tình hình mới. Cũng nhờ đó mà 11 tháng qua, nền kinh tế cũng đã đạt được nhiều con số tăng trưởng một cách ấn tượng. Về tăng trưởng thì thương mại dịch vụ vẫn được xem là điểm nhấn vô cùng nổi bật. 

Có thể thấy, tổng mức bán lẻ hàng hóa cũng như doanh thu dịch vụ tiêu dùng tháng vừa rồi ước đạt mức hơn 514.000 tỷ đồng, so với cùng kỳ năm trước tăng đến 17,5% và đã đóng góp vào con số chung của 11 tháng là trên 5,1 triệu tỷ đồng.


Ảnh minh họa
Ảnh minh họa

Còn về doanh thu dịch vụ tiêu dùng thì đáng chú ý chính là dịch vụ lưu trú và ăn uống cũng như dịch vụ lữ hành. Hai mảng này, trong thời gian 11 tháng đầu năm, lần lượt ghi nhận đạt tốc độ tăng trưởng là hơn 50% và 300% so với 11 tháng của năm 2021. Chính sự phục hồi ấn tượng của ngành du lịch cũng đã kéo theo các dịch vụ liên quan. 

Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Du lịch - ông Hà Văn Siêu cho biết: “Sự phục hồi của các cơ sở dịch vụ trông thấy rõ rệt. Các dịch vụ tại các điểm đến không bị đứt gãy như giai đoạn trước". 

Có một chỉ số được quan tâm đó chính là lạm phát. Theo đó thì bình quân trong 11 tháng năm nay, CPI cũng chỉ tăng 3,02% so với cùng kỳ năm trước - nghĩa là mục tiêu kiểm soát lạm phát trong năm 2022 dưới 4% chắc chắn sẽ đạt được. Những con số tích cực trên cũng cho thấy nền kinh tế cũng đang tiến rất gần với mục tiêu tăng trưởng đã đặt ra trước đó. 

Doanh nghiệp bứt tốc sản xuất để hoàn thành mục tiêu tăng trưởng

Ở trong giai đoạn còn nhiều khó khăn thách thức thì các doanh nghiệp cũng đã rất nỗ lực và nhanh nhạy trong việc nắm bắt cơ hội để có thể đạt được các mục tiêu tăng trưởng đã đặt ra. Mặc dù vậy thì trong giai đoạn cuối năm nay, tình trạng mất việc làm cũng đã xuất hiện cục bộ ở một số địa phương bởi nhiều doanh nghiệp thiếu đơn hàng đã phải tiến hành thu hẹp sản xuất kinh doanh. 

Điều này có nhưng chỉ xảy ra chủ yếu ở các ngành thâm dụng lao động. Trên thực tế thì nhu cầu tuyển dụng lao động vẫn tăng cao ở nhiều doanh nghiệp, đáng chú ý là lao động trực tiếp sản xuất. Đối với những doanh nghiệp trực tiếp sản xuất này thì họ lại đang tăng cường việc tuyển dụng để có thể đáp ứng được hướng đi mới của họ. 

Và trong quá trình tăng tốc này thì các doanh nghiệp này cũng đang tìm kiếm các nhà cung cấp mới, đa dạng hóa nguồn hàng cũng như tìm kiếm đơn hàng và đẩy mạnh việc sản xuất hay là đa dạng hóa thị trường để tránh nguy cơ phụ thuộc để có thể hoàn thành được mục tiêu tăng trưởng.


Ảnh minh họa
Ảnh minh họa

Công ty Tân Quang Minh cũng đang tăng tốc sản xuất hàng cho dịp Tết đồng thời cũng có thêm thị trường xuất khẩu mới trong năm 2022. Và mức tăng trưởng dự kiến là trên 10%.

Tổng Giám đốc Công ty Tân Quang Minh - ông Nguyễn Đặng Hiến cho biết: "Mùa Tết là mùa rất thuận lợi, mang lại doanh thu lớn cho chúng tôi. Chúng tôi cũng có may mắn là vẫn xuất khẩu được đi các thị trường khó tính như Nhật Bản, Singapore. Hiện nay chúng tôi đang kết nối được với các khách hàng ở Mỹ, châu  u". 

Còn đối với các doanh nghiệp dệt may và da giày thì khi nhu cầu đặt hàng từ thị trường nhập khẩu giảm xuống thì doanh nghiệp sẽ nhanh chóng chuyển hướng vào thị trường nội địa từ đó tìm kiếm đơn hàng ở thị trường ngách. Song song với đó là giữ việc cho công nhân lại vừa hoàn thành kế hoạch năm.

Chủ tịch HĐQT Công ty TNHH Việt Thắng Jean - ông Phạm Văn Việt nói rằng: “Chúng tôi hưởng ứng phong trào người Việt dùng hàng Việt theo đó đã tiến hành giảm giá cho khách hàng, khuyến khích khách hàng dùng thử hàng Việt. Không những thế cũng tiến hành phối hợp với từng trung tâm thương mại làm marketing để cho khách hàng hiểu về nhãn hàng của mình hay có những chính sách ưu đãi phù hợp cho mùa mua sắm cuối năm". 

Chia sẻ:

Cùng chủ đề

Bán "lúa non" khi chưa được cấp phép, dự án The Landmark Nha Trang bị Sở Xây dựng "tuýt còi"

TP. HCM: Tái khởi động gói thầu then chốt của dự án trung tâm triển lãm sau nhiều năm "đắp chiếu"

Siêu dự án nghỉ dưỡng 4 tỷ USD đang được Quảng Nam gỡ vướng giải phóng mặt bằng

Công viên nghìn tỷ ở TP. Vũng Tàu sắp khởi công, diện mạo Bãi Sau được "lột xác"

Long An: Lộ diện nhà đầu tư duy nhất nhắm dự án khu dân cư gần 11.000 tỷ

Diễn biến mới nhất tại dự án Khu đô thị quy mô 154ha, tổng vốn đầu tư 10.000 tỷ đồng của Ecopark tại Hà Tĩnh

Hà Nội thêm một cầu vượt sông Hồng chuẩn bị khởi công

"Ông lớn" Hà Lan và Ấn Độ chạy đua đầu tư vào dự án cảng biển lớn nhất miền Trung

Tin mới cập nhật

Nhức nhối doanh nghiệp nợ thuế quá hạn, có những khoản chây ỳ tới 30 năm

6 giờ trước

Bán "lúa non" khi chưa được cấp phép, dự án The Landmark Nha Trang bị Sở Xây dựng "tuýt còi"

6 giờ trước

Các “ông lớn” công nghệ gia tăng nỗ lực chinh phục thị trường Ấn Độ

6 giờ trước

TP. HCM: Cuộc sống tù túng trong những căn nhà “tin hin” giữa quận nhà giàu

6 giờ trước

Vi phạm quy định đấu giá đất có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự

6 giờ trước