Kinh tế bất ổn, tăng trưởng vận tải toàn cầu sẽ giảm trong năm 2023
BÀI LIÊN QUAN
Sự sụp đổ của thị trường tiền số không phải tin buồn với kinh tế toàn cầuNhững điểm sáng trong tăng trưởng kinh tế Hà Nội tháng 11Sự thay đổi chóng mặt của Hàn Quốc trong 2 thập kỷ: Chaebol là điểm tựa của nền kinh tếTheo Zingnews, lý do được cho là do những hệ lụy từ cuộc chiến quân sự tại Ukraine và những ảnh hưởng của đại dịch Covid 19 đã làm suy yếu triển vọng thương mại.
Dự đoán tương tự cũng được đưa ra bởi các ngân hàng đầu tư lớn nhất toàn cầu. Họ đều có cùng dự báo rằng tăng trưởng kinh tế toàn cầu vào năm 2023 sẽ chậm lại.
Điều này sẽ tác động đến ngành vận tải biển, ngành đang vận chuyển hơn 80% lượng hàng hóa thương mại toàn cầu. Bên cạnh đó, giá cước vận chuyển bằng tàu chở dầu vẫn đang neo cao.
Việt Nam thúc đẩy tăng trưởng mạnh và bền vững vào các thị trường FTA
Theo Bộ Công Thương, các FTA thực thi đã và đang tác động mạnh mẽ tới phát triển kinh tế cũng như xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam.Triển vọng tăng trưởng tích cực của ngành dược
Theo ước tính của CTCP Chứng khoán KIS Việt Nam. doanh thu của ngành dược là 10.899 tỷ đồng, tăng 12,7% và 2,3% so với cùng kỳ và quý liền trước tương ứng.Xuất khẩu rau quả khởi sắc, dự báo tăng trưởng mạnh dịp cuối năm
Xuất khẩu rau quả của Việt Nam trong tháng 10 đã cho thấy sự hồi phục trở lại. Đây là mặt hàng được kỳ vọng sẽ khởi sắc trong dịp cuối năm sau khi chính sách Zero Covid của Trung Quốc được nới lỏng.UNCTAD đã đánh giá về vận tải hàng hải năm 2022 và đưa ra dự báo rằng tăng trưởng ngành hàng hải thương mại toàn cầu dừng lại ở mức vừa phải, 1,4% trong năm 2022 và tiếp tục duy trì ở mức này vào năm 2023.
So với mức tăng trưởng ước tính 3,2% vào năm ngoái, con số này vẫn thấp hơn khá nhiều. Bên cạnh đó, tổng khối lượng vận chuyển vào khoảng là 11 tỷ tấn, giảm 3,8% so với năm 2020.
Theo UNCTAD, tốc độ tăng trưởng trong giai đoạn 2023-2027 được dự đoán ở mức trung bình hàng năm là 2,1%, chậm hơn so với mức tăng trưởng trung bình 3,3% trong vòng 30 năm qua.
“Rủi ro về suy thoái kinh tế toàn cầu đang đè nặng lên dự báo này”, theo UNCTAD.
UNCTAD cho biết trong báo cáo rằng: “Do mâu thuẫn tại Ukraine, nên sự phục hồi của vận tải hàng hải và hậu cần đang gặp những rủi ro. Cùng với đó, cũng chịu ảnh hưởng từ việc đại dịch vẫn tiếp tục kéo dài, hạn chế chuỗi cung ứng, nền kinh tế giảm tốc và chính sách Zero covid của Trung Quốc. Chưa hết, tác động còn đến từ việc người tiêu dùng thắt chặt chi tiêu do lạm phát”.
Năm 2021, người tiêu dùng gia tăng chi tiêu, cùng với việc các cảng đều được hỗ trợ trên khắp toàn cầu nên thị trường vận tải container đã được thúc đẩy lên mức kỷ lục.
Theo nhận định của UNCTAD, tái cân bằng lực lượng cung và cầu có thể khắc phục tắc nghẽn trong hậu cần, tuy nhiên rủi ro của hoạt động công nghiệp ở những cảng và công ty vận tải nội địa đã gia tăng.
Bởi vậy, UNCTAD cũng đã kêu gọi đầu tư vào chuỗi cung ứng hàng hải, nhằm giúp các đội tàu vận chuyển và cảng có thể chuẩn bị tốt hơn khi đối mặt với cuộc khủng hoảng toàn cầu trong tương lai. Đặc biệt là cuộc khủng hoảng từ quá trình chuyển đổi sang năng lượng carbon thấp và biến đổi khí hậu.
Rebeca Grynspan, Tổng thư ký UNCTAD, cho hay: “Chúng ta cần có sự chuẩn bị tốt hơn nhằm ứng phó với những cú sốc với chuỗi giá trị của toàn cầu”.