Những điểm sáng trong tăng trưởng kinh tế Hà Nội tháng 11
BÀI LIÊN QUAN
Hết 11 tháng, Hà Nội thu hút hơn 1,5 tỷ USD vốn FDI Đất nền khu vực ngoài trung tâm Hà Nội chịu sức ép giảm giá Hà Nội: Đất nền vùng ven "cắt lỗ", đây là khu vực giảm giá mạnh nhất?Kết quả này góp phần thúc đẩy tốc độ phát triển kinh tế 2022, đồng thời lấy đà bước vào năm 2023 thuận lợi hơn.
Tháng 11 ghi nhận chỉ số sản xuất công nghiệp (IIP) tăng 1,3% so với tháng trước và 9,2% so với cùng kỳ.
Cụ thể, khai khoáng tăng 8,5% và tăng 1%, cung cấp nước và xử lý rác, nước thải tăng 1% và tăng 7,8%, sản xuất và phân phối điện giảm 8,6% và tăng 6,6%, công nghiệp chế biến, chế tạo tăng 2,1% và tăng 9,4% so với cùng kỳ.
Chỉ số IIP qua 11 tháng năm nay tăng 8,7% so với cùng kỳ năm ngoái, trong đó khai khoáng giảm 5,3%, cung cấp nước và xử lý rác, nước thải tăng 8,6%, sản xuất và phân phối điện tăng 6,1%, công nghiệp chế biến, chế tạo tăng 9%.
Hà Nội có hơn 2.500 doanh nghiệp đăng ký thành lập mới trong tháng với số vốn đăng ký đạt 27,8 nghìn tỷ đồng. Cơ quan chức năng đã triển khai thủ tục giải thể cho 276 doanh nghiệp, 567 doanh nghiệp hoạt động trở lại và 978 doanh nghiệp đăng ký tạm ngừng hoạt động.
Chuyên gia nhận định: Sự sụt giảm niềm tin sẽ gây rất nhiều rủi ro cho cả doanh nghiệp, thị trường và nền kinh tế
Có thể thấy, thanh khoản chậm, hàng tồn kho nhiều đã đẩy thị trường vào giai đoạn ngủ đông. Cũng có ý kiến cho rằng, một số phân khúc và khu vực đang rơi vào tình trạng “đóng băng”.Số lượng "kỳ lân" công nghệ giảm mạnh khi kinh tế vĩ mô bất ổn
Có thể nói, các startup "kỳ lân" từng là niềm cảm hứng đánh dấu sự thành công tại Thung lũng Silicon. Nhưng khi "tiền rẻ" không còn nữa, các startup "kỳ lân" này cũng dần thoái trào.Nền kinh tế toàn cầu chịu thiệt hại lớn từ cuộc khủng hoảng dầu diesel
Sự khan hiếm của dầu diesel - nhiên liệu quan trọng nhất thế giới đang ảnh hưởng tới mọi lĩnh vực.Lũy kế 11 tháng, Hà Nội có 27.600 doanh nghiệp đăng ký thành lập mới, tăng 26% so với cùng kỳ, số vốn đăng ký đạt 312.400 tỷ đồng. Cơ quan đã thực hiện thủ tục giải thể cho 3.200 doanh nghiệp, 15.800 đăng ký dừng hoạt động, 9,3 nghìn doanh nghiệp hoạt động trở lại. Tỉ lệ hồ sơ đăng ký doanh nghiệp qua mạng vẫn duy trì 100% đảm bảo đúng hạn và chất lượng.
Thành phố có 42 dự án FDI được cấp phép mới trong tháng 11, với tổng số vốn đăng ký đạt 20,7 triệu USD, có 18 dự án được điều chỉnh tăng vốn đầu tư với số vốn đăng ký tăng thêm.
Tính cả 11 tháng, Hà Nội thu hút 1,54 triệu USD vốn FDI, tăng 11,6% so với cùng kỳ.
Trong tháng 11, kim ngạch hàng hóa xuất khẩu trên địa bàn đạt 1,429 tỷ USD tăng 5,8% và giảm 5,7% lần lượt so với tháng trước và cùng kỳ. Kim ngạch xuất khẩu hàng hóa tính chung cả 11 tháng đạt 15,4 tỷ USD. Trong đó, khu vực có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài đạt 7,2 tỷ USD và khu vực kinh tế trong nước đạt 8,2 tỷ USD.
CPI giảm 0,46%
Cục Thống kê TP. Hà Nội cho biết 2/11 nhóm hàng trong tháng 11 ghi nhận chỉ số CPI giảm so với tháng trước, bao gồm nhóm giáo dục giảm mạnh 8,72% (tác động làm giảm CPI chung 0,69%), và nhóm hàng ăn và dịch vụ ăn uống giảm 0,28% (tác động làm giảm CPI chung 0,09%).
So với tháng trước, 9/11 nhóm hàng trong tháng 11 có CPI tăng là Nhóm nhà ở, điện, nước, chất đốt và vật liệu xây dựng tăng 0,29%, nhóm giao thông tăng 2,44% (tác động làm tăng CPI chung 0,24%), nhóm may mặc, mũ nón, giày dép và nhóm thiết bị, đồ dùng gia đình cùng tăng 0,23%, văn hóa, giải trí, du lịch tăng 0,2%, nhóm đồ uống và thuốc lá tăng 0,21%, các nhóm còn lại có CPI tăng nhẹ từ 0,04% - 0,05%...
CPI bình quân tính chung 11 tháng năm 2022 tăng 3,45% so với bình quân cùng kỳ, nổi bật với một số nhóm hàng tăng cao như đồ uống và thuốc lá tăng 2,35%, hàng ăn và dịch vụ ăn uống tăng 3,53%, văn hóa, giải trí và du lịch tăng 5,84%; nhóm giao thông tăng 11,9%; và hàng hóa và dịch vụ khác tăng 2,14%.
Nhóm có CPI tăng nhẹ gồm thuốc và dịch vụ y tế tăng 0,45%; giáo dục tăng 0,13%, thiết bị và đồ dùng gia đình tăng 0,89%, may mặc, mũ nón, giày dép tăng 1,12%. Riêng nhóm bưu chính viễn thông ghi nhận mức giảm 0,34% so với bình quân cùng kỳ.