Dịch vụ gọi xe ở Trung Quốc gặp khó khăn do dịch bệnh, tài xế nhiều tháng không kiếm được đồng nào
BÀI LIÊN QUAN
Lý do người Trung Quốc so sánh tỷ phú Elon Musk như một “Iron Man” – hình mẫu lý tưởng để thần tượngTương lai tăm tối của ứng dụng gọi xe Didi sau khi IPO bị điều tra, loay hoay tìm cách "thoát nạn"Công ty khai sinh ra thị trường gọi xe Uber lỗ hàng tỷ USD mỗi quý, "chìm nghỉm" cùng Didi, GrabCác cơ quan chức năng Trung Quốc vừa công bố dữ liệu vào ngày 30/5 vừa qua đó là mức chi tiêu cho các dịch vụ theo yêu cầu của các công ty internet cung cấp đã giảm sâu ở mức kỷ lục do ảnh hưởng từ các lệnh phong tỏa nghiêm ngặt cũng như một số yếu tố khác của nước này khi đại dịch diễn ra.
Theo dữ liệu của Bộ Công nghiệp và Công nghệ thông tin Trung Quốc, các công ty internet Trung Quốc về dịch vụ đời sống, gọi xe, tài chính, thuê xe, thuê nhà, … trong 4 tháng đầu năm nay đã giảm 20,2% thu nhập.
So với cùng kỳ năm ngoái thì đây là một sự sụt giảm lớn và vô cùng đáng tiếc. Vào 4 tháng đầu năm 2020, thu nhập của ngành này giảm nhẹ 8,3% nhưng đến 4 tháng đầu năm 2021 đã tăng trưởng lên mức 63,1%. Theo South China Morning Post cho biết, chính điều này đã khiến năm 2022 trở thành một năm tồi tệ nhất kể từ khi các cơ quan chức năng Trung Quốc công bố dữ liệu này lần đầu năm 2019.
Một nhà kinh tế tại Bocom International, chi nhánh ngân hàng đầu tư của Bank of Communications có tên Hong Hao cho biết: “Thực tế sự sụt giảm này đúng với xu hướng bán lẻ nói chung của Trung Quốc. Vào tháng 4, doanh số bán lẻ của nước này đã giảm 11%”.
Lĩnh vực internet từng là một ngành kinh tế bùng nổ nhất của đất nước tỷ dân này. Tuy nhiên, trong thời gian ngắn gần đây đã phải hứng chịu “hai cú sốc” liên tiếp. Đầu tiên là việc bị chính phủ siết chặt quy định, tiếp đó là do ảnh hưởng từ các đợt phong tỏa nghiêm ngặt khi đại dịch xảy ra.
Tuy nhiên, thời gian gần đây, chính phủ Trung Quốc đã có những động thái cho thấy họ sẽ nới lỏng quy định trong ngành công nghệ. Nhưng những động thái này vẫn không thể ngăn cản làn sóng cắt giảm nhân sự đang diễn ra ở nhiều công ty công nghệ Trung Quốc.
Theo Austin Cai, CEO Frost & Sullivan chi nhánh Trung Quốc cho biết: “2021 là năm khá ổn định đối với Trung Quốc khi thị trường tiêu dùng đã có sự phục hồi lớn. Vậy nên, ở thời điểm hiện tại mức sụt giảm có vẻ nghiêm trọng hơn”.
Trong thời gian đại dịch Covid diễn ra, các thành phố lớn như Bắc Kinh, Thượng Hải, Quảng Châu, Thâm Quyến và Tây An đều áp dụng các chính sách phòng dịch khác nhau dẫn đến người tiêu dùng tìm đến các nền tảng thương mại điện tử và giao hàng thực phẩm như Meituan, Dingdong Maicai và JD.com.
Cũng trong thời gian thực hiện phong tỏa, một trong những dịch vụ chịu ảnh hưởng nghiêm trọng nhất đó là gọi xe. Theo dữ liệu thống kê từ Bộ Giao thông Vận tải Trung Quốc, chỉ trong tháng 4, doanh số từ mảng gọi xe của tất cả công ty internet đã giảm ở mức kỷ lục.
Một trong những công ty thuộc ngành gọi xe lớn nhất Trung Quốc có tổng cộng 26 ứng dụng từ Didi Global vẫn chưa có sẵn để tải xuống. Nhất là trong bối cảnh chính phủ nước này đang tiến hành điều tra an ninh mạng.
Tài xế bán thời gian tại Thượng Hải có tên Huang Huaping chia sẻ: trên các ứng dụng gọi xe Caocao Chuxing và Dida Chuxing anh đã không kiếm được đồng một đồng nào kể từ khi Thượng Hải thực hiện lệnh phong tỏa vào ngày 1/4. Khi cả hai nền tảng đều tính phí hoa hồng khoảng 10 đến 30% trên mỗi chuyến đi.