meeyland app
Meey Land
Cổng thông tin bất động sản xác thực 4.0
Tải ứng dụng

Công ty khai sinh ra thị trường gọi xe Uber lỗ hàng tỷ USD mỗi quý, "chìm nghỉm" cùng Didi, Grab

Thứ hai, 09/05/2022-07:05
Uber vừa đưa ra thông báo về mức thua lỗ tới 5,9 tỷ USD/ quý khiến thị trường choáng váng.

Theo Nhịp sống kinh tế, Uber đã báo cáo về doanh thu tăng trong quý I năm nay vào ngày 6/5. Thế nhưng, họ cũng đề cập đến mức lỗ tới 5,9 tỷ USD chỉ trong 1 quý, đa số là do những khoản đầu tư thua lỗ vào Grab và Didi.

Ngày hôm qua, Uber đã báo cáo doanh thu tăng trong quý đầu tiên của năm 2022. Tuy nhiên, họ cũng báo cáo mức thua lỗ tới 5,9 tỷ USD trong 1 quý, phần lớn là do những khoản đầu tư thua lỗ vào Didi và Grab.


Uber thua lỗ gần 6 tỷ USD mỗi quý
Uber thua lỗ gần 6 tỷ USD mỗi quý

Theo đó, so với mức 6,13 tỷ USD như dự tính thì doanh thu của Uber chỉ đạt 6,85 USD. Trong quý thứ 2, Uber dự kiến tổng giá trị các booking sẽ đạt 28,5 tỷ USD - 29,5 tỷ USD.

Ở một mặt khác, Uber cho biết phần lớn khoản lỗ của họ là do các khoản đầu tư vào Grab, Aurora và Didi hoạt động kém hiệu quả trong quý đầu tiên, nhưng CEO nói rằng Uber không gặp khó khăn trong việc thu hút tài xế như đối thủ Lyft.

Bất chấp khoản lỗ khổng lồ, Dara Khosrowshahi, giám đốc điều hành của gã khổng lồ gọi xe và giao hàng, trong một tuyên bố đã nói về sự tiến bộ của công ty mình trong việc “thoát khỏi đại dịch”. Vào tháng 4, tổng lượt đặt trước trên thiết bị di động đã vượt quá mức năm 2019 trên tất cả các khu vực và các trường hợp sử dụng".

Theo đại diện Uber, họ cho biết kỳ vào vào “dòng tiền dương đáng kể” trong cả năm nay. Và nếu đạt được mục tiêu này thì đây là lần đầu công ty có thành tích như vậy. 

Uber vẫn có niềm tin nhất định vào Uber Eats - mảng kinh doanh giao đồ ăn vốn hoạt động hiệu quả trong suốt đại dịch. Thế nhưng, doanh thu mảng này đã bị doanh thu mảng gọi xe vượt mặt. Doanh thu của mảng gọi xe đạt 2,52 tỷ USD, trong khi mảng giao đồ ăn có doanh thu đạt 2,51 tỷ USD.


CEO của Uber - ông Dara Khosrowshahi
CEO của Uber - ông Dara Khosrowshahi

Công ty hiện đang gặp nhiều khó khăn với chuỗi cung ứng và nhu cầu gọi xe giảm vì liên quan đến vấn đề đại dịch Covid 19. Để thu hút tài xế quay lại sau Covid, Uber đã phải chi rất nhiều tiền. Điều này khiến túi tiền của họ giảm đi đáng kể.
Từng là công ty start up giá trị nhất thế giới, và là đơn vị tiên phong trong thị trường gọi xe, song tình hình tài chính của Uber đang rơi vào ảm đạm trong suốt nhiều năm. 
Vào quý II năm 2019, công ty này cũng báo cáo con số 5,2 tỷ USD là khoản lỗ gây choáng. Trong đó có khoảng 3,9 tỷ USD liên quan tới chi phí IPO.
 
Uber đã gặp khó khăn trong việc trấn an nhà đầu tư (những người vốn lo ngại về lịch sử chìm trong thua lỗ của công ty và tốc độ tăng trưởng chậm lại) sau khi IPO vào năm 2019. 

Bên cạnh đó, trong lúc đối mặt với áp lực về mặt tài chính, họ cũng phải tiến hành vài hoạt động nhằm tái cấu trúc hoạt động. Công ty đã tiến hành nhiều đợt sa thải nhân viên trên quy mô lớn.

Không những thế, Uber cũng buộc phải cắt lỗ bằng cách bán nhiều mảng kinh doanh. Vào năm 2020, họ bán mảng kinh doanh Uber Eats ở Ấn Độ và thu về 9,9% cổ phần tại startup Ấn Độ - nhằm duy trì chỗ đứng tại một trong những thị trường Internet phát triển nhanh nhất thế giới.

"Dùng tiền mua bạn"

Vấn đề của Uber là họ vốn là một công ty mang tính địa phương. Và với tính chất này, mạng lưới tại địa phương phải rất mạnh. Để vào được các thành phố, tuyển lái xe, Uber đã chi khoản tiền khổng lồ. Và họ cũng rải tiền cho quảng cáo, khuyến mại nhằm thu hút khách hàng. Tính hiệu quả bắt đầu cao hơn, lợi thế quy mô vượt trội hơn, đó là khi có nhiều tài xế và người xe hơn dùng hệ thống này.

Đây là lý do vì sao mà Grab, Didi, Lyft và Uber lại gọi vốn được nhiều tiền. Đó là vùng đất màu mỡ và để giành quyền kiểm soát, các nhà đầu tư mạo hiểm đã đua nhau rót viền vào.

Thế nhưng có một vấn đề rất lớn là người gọi xe và lái xe lại không trung thành. “Tôi dùng Uber hay Lyft hoặc bất kỳ ứng dụng nào khác là vì nó rẻ và được quảng cáo nhiều. Chỉ cần có chương trình khuyến mại tốt hơn từ đối thủ cạnh tranh là tôi sẵn sàng rời đi để sử dụng cái đó”.

Điều này dường như rất đúng với cánh lái xe. Hầu hết tài xế Lyft và Uber sử dụng 2 điện thoại và chạy xe cho cả 2. Và tất nhiên họ sẽ làm cho công ty mà họ được nhận nhiều tiền hơn.


Ảnh minh họa
Ảnh minh họa

Từ những điều này, có thể thấy đó là “hào kinh tế” - Economic Moat (lợi thế khác biệt của một công ty so với đối thủ, rất khó bị bắt chước hoặc sao chép, giúp công ty bảo vệ lợi nhuận và giữ vững thị phần của mình). Và như vậy, hào kinh tế của Uber có vẻ khá lung lay. Trên thực tế, nó còn trở nên tồi tệ hơn nhiều.

Uber để phải chi rất nhiều tiền để thâm nhập vào mỗi thành phố. Thế nhưng, các ứng dụng gọi xe khác đều đã phải làm như vậy. Vì sao Uber giành chiến thắng? Bởi lẽ họ vào thành phố sớm hơn, chi mạnh tay hơn đối thủ nhằm mua chuộc được lái xe và khách hàng về phía mình.

Mặt khác, ai cũng có thể làm điều này, Trung Quốc đã thách thức Uber và họ thắng. Điều đó buộc Uber phải rời khỏi đây.
Sẽ có nhiều tình huống như vậy xảy ra hơn. Công ty startup đang dần nổi lên ở thành phố và quốc gia trên toàn cầu nhằm cạnh tranh với Uber. Họ huy động vốn và tiêu tiền mạnh tay hơn Uber.

Như vậy, Uber gần như không có cửa trên đấu trường quốc tế. Họ sẽ ở trong thế bị động, và họ không thể là công ty gọi xe cuối cùng còn lại trên thị trường. Họ không thể tạo ra lợi thế về giá nếu không thể chiếm độc quyền. Một lần nữa, khẳng định “hào kinh tế” của Uber còn quá yếu!

Ở một mặt khác, Uber cho biết phần lớn khoản lỗ của họ là do các khoản đầu tư vào Grab, Aurora và Didi hoạt động kém hiệu quả trong quý đầu tiên, nhưng CEO nói rằng Uber không gặp khó khăn trong việc thu hút tài xế như đối thủ Lyft

Theo: Nhịp sống kinh tế
Copy link
Chia sẻ:

Cùng chủ đề

"Nhập cuộc" đường đua NOXH, Nam Định sắp có dự án hơn 900 tỷ đồng với 1.100 căn hộ

Đường Vành đai 2: TPHCM bồi thường theo giá đất mới, tối đa 111 triệu đồng/m2

Vì sao Long An thông báo dừng lựa chọn nhà đầu tư thực hiện 2 dự án NOXH?

Bình Dương: Khu dân cư nghìn tỷ sắp "hồi sinh" sau nhiều năm bị cơ quan chức năng "tuýt còi"

"Ông lớn" bán lẻ Nhật Bản rót 35 triệu USD xây TTTM tại Hà Nam

Hòa Bình: Khu đô thị Trung Minh chậm tiến độ, chủ đầu tư nợ gấp 31 lần vốn chủ

Toàn cảnh khu vực vừa được khởi công dự án xây cầu gần 2.200 tỷ

Hải Phòng: 1 dự án NOXH được phép bán 636 căn hộ, mở ra cơ hội an cư

Tin mới cập nhật

"Nhập cuộc" đường đua NOXH, Nam Định sắp có dự án hơn 900 tỷ đồng với 1.100 căn hộ

4 giờ trước

Thấy gì từ gần 26.000 sản phẩm tồn kho của doanh nghiệp bất động sản?

4 giờ trước

Thí điểm mở rộng đất xây dựng nhà ở thương mại: Tránh tạo cơ chế xin cho

4 giờ trước

Kết thúc đấu giá đất Hoài Đức: 2 lô đắt nhất 15 tỷ đồng/lô, gấp 14 lần khởi điểm

4 giờ trước

Công nghệ đang định hình tương lai cho người mua nhà lần đầu như thế nào?

1 ngày trước