meeyland app
Meey Land
Cổng thông tin bất động sản xác thực 4.0
Tải ứng dụng

Di dời trụ sở khỏi nội đô: Vẫn còn nhiều vướng mắc

Thứ hai, 31/10/2022-20:10
Theo tư lệnh ngành Xây dựng, việc di dời trụ sở khởi nội đô yêu cầu nhu cầu vốn ngân sách rất lớn.

Liệu có "mọc" thêm cao ốc sau khi di dời 9 cơ sở nhà, đất khỏi nội đô?

Sau quá nhiều bất cập trong việc quy hoạch đất ở khu vực nội đô, nổi cộm là tuyến đường Lê Văn Lương kéo dài, xây thêm hàng loạt cao ốc gây ùn tắc giao thông nghiêm trọng, nhiều người lo ngại về hậu di dời 9 cơ sở nhà, đất khỏi trung tâm Hà Nội.

Giải bài toán sử dụng đất vàng hậu di dời trụ sở (Kỳ 2): Ai sẽ sử dụng "đất vàng"?

Theo các chuyên gia, chủ trương di dời các trụ sở cơ quan bộ, ngành và cơ sở sản xuất công nghiệp ra khỏi nội đô là hoàn toàn phù hợp với sự phát triển của Thủ đô. Tuy nhiên, vấn đề tái sử dụng quỹ “đất vàng” được để lại hậu di dời như thế nào cho hiệu quả và phù hợp với quy hoạch chung theo định hướng phát triển của Thủ đô là rất quan trọng.

10 cơ sở tại vị trí “đất vàng” được đề xuất di dời ra khỏi nội đô Hà Nội

10 cơ sở nhà đất này hiện đang có vị trí tại các quận Hoàn Kiếm, Thanh Xuân, Đống Đa, Bắc Từ Liên, Long Biên. 

Giải bài toán sử dụng đất vàng hậu di dời trụ sở (Kỳ 1): Đừng để trụ sở di dời... cao ốc "mọc" lên

Sau khi thực hiện chủ trương di dời đến địa điểm mới phù hợp với quy hoạch của TP. Hà Nội, trụ sở cũ của các cơ quan và nhà máy để lại đều là những khu đất vàng của Thủ đô. Nhưng việc quản lý và sử dụng những khu đất này, sau hàng chục năm vẫn còn nhiều bất cập.

Bộ trưởng Bộ Xây dựng Nguyễn Thanh Nghị.
Bộ trưởng Bộ Xây dựng Nguyễn Thanh Nghị.

Trong báo cáo gửi các đại biểu Quốc hội về một số vấn đề chuẩn bị cho phiên chất vấn, trả lời chất vấn kỳ họp thứ 4 (dự kiến từ 3-5/11), Bộ trưởng Bộ Xây dựng Nguyễn Thanh Nghị cho biết, về việc di trời trụ sở Bộ, Ngành ra khỏi nội đô Thành phố Hà Nội, để xây dựng các phương án quy hoạch cụ thể Bộ đã thực hiện rà soát 36 cơ quan Trung ương thuộc đối tượng quy hoạch bao gồm 18 bộ, 4 cơ quan ngang bộ, 8 cơ quan thuộc Chính phủ, 6 cơ quan đoàn thể T.Ư.

2 nhóm phương án di dời

Trước đó, Bộ Xây dựng đã có đề xuất về bố trí hệ thống trụ sở Bộ, Ngành trong đó tập trung phát triển khu vực tây Hồ Tây và một phần tại khu vực Mễ Trì. Chủ trương này đã được Thủ tướng Chính phủ đồng ý.

Theo đó, phương án di dời được đề xuất gồm 2 nhóm.

Nhóm thứ nhất là các cơ quan đã xây dựng trụ sở tại vị trí mới và cải tạo chỉnh trang tại chỗ. Tổng có 23 cơ quan. Bao gồm 8 cơ quan đã được bố trí quỹ đất và thực hiện đầu tư mới gồm: Bộ Nội vụ, Bộ Khoa học công nghệ, Bộ Tài nguyên Môi trường, Bộ Ngoại giao, Bộ Công An, Thanh tra Chính phủ, Ủy ban Dân tộc, Trung ương Hội Nông dân. Trong đó 7 cơ quan đã hoàn thành và đưa vào sử dụng, 1 cơ quan đang hoàn thiện là Bộ Ngoại giao.  15 cơ quan thực hiện tại chỗ gồm: Bộ Quốc phòng, Ngân hàng Nhà nước, Văn phòng Chính phủ, Bộ Tài chính, Viện Hàn lâm khoa học xã hội Việt Nam, Viện Hàn lâm khoa học kỹ thuật Việt Nam, Đài Truyền hình Việt Nam và Thông tấn xã Việt Nam, Đài Tiếng nói Việt Nam, Học viện chính trị hành chính quốc gia Hồ Chí Minh, , Tổng Liên đoàn lao động Việt Nam, Ban Quản lý lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh, Trung ương Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh; Trung ương Hội Liên hiệp phụ nữ Việt Nam và Trung ương Hội Cựu chiến binh Việt Nam.


Bộ Tài nguyên Môi trường cũ (số 83 Nguyễn Chí Thanh) và Bộ Tài nguyên Môi trường mới (số 10 Tôn Thất Thuyết).
Bộ Tài nguyên Môi trường cũ (số 83 Nguyễn Chí Thanh) và Bộ Tài nguyên Môi trường mới (số 10 Tôn Thất Thuyết).

Nhóm thứ hai gồm 13 cơ quan đề xuất di dời gồm: Bộ GTVT, Bộ GD-ĐT, Bộ Y tế, Bộ VH-TT-DL, Bộ Công thương, Bộ Thông tin truyền thông, Bộ Lao động Thương binh và Xã hội, Bộ Xây dựng, Bảo hiểm xã hội Việt Nam, Bộ Kế hoạch đầu tư, Bộ Tư pháp, Bộ NN-PTNT, Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam.

Theo Bộ Xây dựng, nhóm cơ quan đề xuất di dời đã hoàn thành tổ chức cuộc thi tuyển ý tưởng quy hoạch kiến trúc tổng thể khu trụ sở làm việc các bộ, Ngành trung ương tại khu vực Tây Hồ Tây. Bộ Xây dựng trên cơ sở kết quả thi tuyển đang chỉ đạo hoàn thiện đồ án quy hoạch hệ thống trụ sở làm việc để làm cơ sở triển khai đầu tư xây dựng theo quy hoạch được duyệt. Bên cạnh đó, Bộ cũng có văn bản gửi lấy ý kiến các Bộ, Ngành liên quan về đồ án. Dự kiến, công tác này sẽ hoàn thành vào cuối tháng 11 và trình Thủ tướng Chính phủ trong năm 2022 để làm cơ sở triển khai các bước tiếp theo.

Vẫn còn nhiều khó khăn


Khu đất tại Tây Hồ Tây được quy hoạch khu trụ sở làm việc các Bộ ngành Trung ương
Khu đất tại Tây Hồ Tây được quy hoạch khu trụ sở làm việc các Bộ ngành Trung ương

Theo Bộ trưởng Nguyễn Thanh Nghị, hiện nay, việc di dời trụ sở khỏi nội đô cũng gặp một số khó khăn, hạn chế, đòi hỏi nguồn vốn ngân sách rất lớn. Hiện nguồn vốn phục vụ việc di dời và xây dựng cơ sở mới vẫn chưa được bố trí, chưa có phương án huy động nguồn lực xây dựng về cả cơ chế chính sách, hình thức huy động nguồn lực, sử dụng quỹ đất sau di dời, phối hợp các cơ quan liên quan,…

Bên cạnh đó, các bộ, ngành và Hà Nội cũng chưa triển khai đúng tiến độ việc lập quy hoạch và xây dựng ddeeft án di dời theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ.

Bộ trưởng Nguyễn Thanh Nghị cho biết, tới đây, Bộ Xây dựng sẽ đề nghị các bộ, ngành và Hà Nội thúc đẩy tiến độ quy hoạch, xác định danh mục cơ sở cần phải di dời, các biện pháp thực hiện, lộ trình di dời, chính sách hỗ trợ di dời theo nhiệm vụ Thủ tướng Chính phủ đã giao.

Bên cạnh đó, Bộ Xây dựng cũng đề nghị các bộ: Bộ Giáo dục và đào tạo, Bộ Y tế, Bộ Lao động - thương binh và xã hội, nhanh chóng hoàn thiện quy hoạch mạng lưới giáo dục đại học, cơ sở y tế, giáo dục nghề nghiệp trên địa bàn theo hướng đào tạo nhân lực chất lượng cao cho Hà Nội và cả nước, đồng thời trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt. Bên cạnh đó, lập danh mục, xây dựng biện pháp, lộ trình di dời và việc sử dụng quỹ đất sau khi di dời cơ sở giáo dục đại học, cơ sở y tế, cơ sở giáo dục nghề nghiệp và các cơ quan đơn vị trong nội thành Hà Nội.

Cho ý kiến về việc di dời trụ sở khỏi nội đô, đại diện Hội Quy hoạch và phát triển đô thị Hà Nội cho biết đây là một trong những biện pháp quan trọng để kéo giãn các cơ sở, dân cư ra khỏi nội đô trong bối cảnh ùn tắc giao thông hiện nay. Vì thế, Chính phủ cần có cơ chế, quy định phải bàn giao quỹ đất sau di dời cho thành phố để ưu tiên phát triển công trình hạ tầng xã hội, kỹ thuật, công cộng,..,. 

KTS. Đào Ngọc Nghiêm, Phó Chủ tịch Hội Quy hoạch và Phát triển đô thị Việt Nam cho biết: “Luật Thủ đô xác định: Di dời trụ sở một số bộ ngành, các cơ sở sản xuất công nghiệp không phù hợp và các cơ sở y tế để xây dựng các công trình công cộng và không gian xanh. Nếu không làm đúng như vậy là trái với Luật Thủ đô và cũng cho thấy việc di dời trụ sở bộ ngành đã thiếu sự giám sát, chỉ đạo của Nhà nước trong thực hiện Luật Thủ đô và Quy hoạch chung”.

Còn theo Phó Viện trưởng Viện Quy hoạch xây dựng Hà Nội - ông Nguyễn Đức Hùng: việc di dời trụ sở ra khỏi nội đô sẽ tạo quỹ đất khoảng 176ha để xây dựng các công trình công cộng và không gian xanh. Việc di dời này cũng kéo theo khoảng 100 ngàn người ra khỏi nội đô. Tuy nhiên, thực tế triển khai không đơn giản, cần nâng cao trách nhiệm của Hà Nội và sự vào cuộc của các cấp, ngành cùng hệ thống chính trị với quyết tâm cao.

KHÁNH HÀ
Theo: Reatimes.vn
Copy link
Chia sẻ:

Cùng chủ đề

Kết thúc đấu giá đất Hoài Đức: 2 lô đắt nhất 15 tỷ đồng/lô, gấp 14 lần khởi điểm

Người dân TP.HCM vẫn thấp thỏm chờ kết quả khi nộp hồ sơ đất đai trước giờ G

Nhiều quy định phòng cháy chữa cháy mới có thể “làm khó” loại hình nhà ở kết hợp kinh doanh

Giá bất động sản tăng vọt do thiếu cạnh tranh?

Nên tách nhà ở xã hội khỏi dự án thương mại

Một số địa phương không có dự án NOXH nào được khởi công từ năm 2021 đến nay

Không nên chỉ cho thuê NOXH do công đoàn đầu tư

Bộ Tài nguyên và Môi trường yêu cầu Hà Nội khẩn trương xây dựng bảng giá đất mới

Tin mới cập nhật

"Nhập cuộc" đường đua NOXH, Nam Định sắp có dự án hơn 900 tỷ đồng với 1.100 căn hộ

9 giờ trước

Thấy gì từ gần 26.000 sản phẩm tồn kho của doanh nghiệp bất động sản?

9 giờ trước

Thí điểm mở rộng đất xây dựng nhà ở thương mại: Tránh tạo cơ chế xin cho

9 giờ trước

Kết thúc đấu giá đất Hoài Đức: 2 lô đắt nhất 15 tỷ đồng/lô, gấp 14 lần khởi điểm

9 giờ trước

Công nghệ đang định hình tương lai cho người mua nhà lần đầu như thế nào?

1 ngày trước