meeyland app
Meey Land
Cổng thông tin bất động sản xác thực 4.0
Tải ứng dụng

Giải bài toán sử dụng đất vàng hậu di dời trụ sở (Kỳ 2): Ai sẽ sử dụng "đất vàng"?

Thứ năm, 30/06/2022-19:06
Theo các chuyên gia, chủ trương di dời các trụ sở cơ quan bộ, ngành và cơ sở sản xuất công nghiệp ra khỏi nội đô là hoàn toàn phù hợp với sự phát triển của Thủ đô. Tuy nhiên, vấn đề tái sử dụng quỹ “đất vàng” được để lại hậu di dời như thế nào cho hiệu quả và phù hợp với quy hoạch chung theo định hướng phát triển của Thủ đô là rất quan trọng.

Trả lại không gian xanh của thành phố

Chủ trương của Chính phủ là quỹ đất sau khi di dời phải được ưu tiên để xây dựng, phát triển các công trình công cộng, công trình hạ tầng xã hội, kỹ thuật và không được sử dụng để xây dựng chung cư cao tầng sai quy hoạch.

Theo KTS Đào Ngọc Nghiêm - Phó Chủ tịch Hội Quy hoạch và Phát triển đô thị Việt Nam, cần hạn chế tư duy sử dụng cơ sở cũ để chuyển đổi tạo nguồn vốn đầu tư. Bởi, với phương pháp này, các quỹ đất chuyển đổi đã được các nhà đầu tư biến thành các tòa nhà chung cư cao tầng trong thời gian qua, sẽ gây áp lực rất lớn đối với hạ tầng hiện hữu tại nội đô.


Chủ trương của Chính phủ là quỹ đất sau khi di dời phải được ưu tiên để xây dựng, phát triển các công trình công cộng, công trình hạ tầng xã hội, kỹ thuật và không được sử dụng để xây dựng chung cư cao tầng sai quy hoạch.
Chủ trương của Chính phủ là quỹ đất sau khi di dời phải được ưu tiên để xây dựng, phát triển các công trình công cộng, công trình hạ tầng xã hội, kỹ thuật và không được sử dụng để xây dựng chung cư cao tầng sai quy hoạch.

Theo các chuyên gia, đối với vấn đề tái sử dụng quỹ “đất vàng” hậu di dời cần thực hiện theo nguyên tắc không được chất thải thêm đối với hạ tầng đô thị, không thu hút thêm dân số, lao động so với trước đây. Việc này cần thực hiện đúng mục tiêu ban đầu là di dời nhằm giảm tải cho khu vực nội đô, mang lại hiệu quả tối ưu cho đô thị Hà Nội.

“Luật Thủ đô xác định: Di dời trụ sở một số bộ ngành, các cơ sở sản xuất công nghiệp không phù hợp và các cơ sở y tế để xây dựng các công trình công cộng và không gian xanh. Nếu không làm đúng như vậy là trái với Luật Thủ đô và cũng cho thấy việc di dời trụ sở bộ ngành đã thiếu sự giám sát, chỉ đạo của Nhà nước trong thực hiện Luật Thủ đô và Quy hoạch chung”, KTS. Đào Ngọc Nghiêm, Phó Chủ tịch Hội Quy hoạch và Phát triển đô thị Việt Nam nhấn mạnh.

KTS. Trần Huy Ánh - Ủy viên Thường vụ Hội Kiến trúc sư Hà Nội cũng nhìn nhận, việc các cao ốc lần lượt mọc lên ở quỹ đất đã được di dời thay vì các công trình công cộng là câu trả lời cho sự thiếu kiểm soát, giám sát; sự nhờn luật khiến các đơn vị tiếp tục ôm đất, có nguy cơ biến thành các công trình bất động sản khác, hậu quả là gây áp lực lên hạ tầng trong khu vực nội đô.

Liên quan đến vấn đề này, TS. KTS. Phạm Anh Tuấn, khoa Kiến trúc quy hoạch, Đại học Xây dựng nhấn mạnh thêm: Chúng ta có quy hoạch nhưng thực tế thực hiện, triển khai quy hoạch đó dường như lại đang có sự đối lập lại với quy hoạch ban đầu. Không gian xanh không những không được mở rộng thêm mà còn bị giảm đi. Ở vị trí trung tâm, nhu cầu sử dụng không gian xanh lớn thì không còn quỹ đất, nói đúng hơn là quỹ đất hầu hết đã bị “thâu tóm”. Trong khi đó, nhiều công viên lớn lại quy hoạch ở vị trí xa trung tâm, hạn chế khả năng tiếp cận của người dân nội đô, gây ra sự lãng phí lớn.

Cần phải được quản lý chặt chẽ hơn nữa


Đất vàng với những giá trị khổng lồ đã trở thành miếng bánh lợi ích mà ai cũng muốn xí phần.
Đất vàng với những giá trị khổng lồ đã trở thành miếng bánh lợi ích mà ai cũng muốn xí phần.

Đất vàng với những giá trị khổng lồ đã trở thành miếng bánh lợi ích mà ai cũng muốn xí phần. Một khi đã có được thì khó để “nhả” ra. Và một khi việc xử lý khu đất vàng hậu di dời không đạt hiệu quả, không đúng quy hoạch, không quyết liệt sử dụng đúng mục đích, các hệ lụy đối với tương lai của đô thị chỉ còn chờ thời gian để bộc lộ.

Việc sử dụng quỹ đất sau khi di dời được ưu tiên để xây dựng, phát triển các công trình công cộng, cây xanh, bãi đỗ xe, công trình hạ tầng xã hội và kỹ thuật đô thị; không làm tăng chất tải cho khu vực nội thành, đảm bảo cân bằng nhu cầu về hạ tầng xã hội, kỹ thuật và môi trường đô thị, không được sử dụng để xây dựng chung cư cao tầng sai quy hoạch.

Công tác giám sát quá trình khai thác sử dụng tại các nhà máy phải được quán triệt chặt chẽ hơn nữa.

“Hai vấn đề quan trọng của quá trình sau khi di dời các nhà máy là: Thanh lý, bán đấu giá các khu “đất vàng” ra sao? Chủ mới sẽ sử dụng “đất vàng” như thế nào để vừa hợp quy hoạch vừa thực hiện được mục tiêu giảm áp lực dân cư và giao thông?”, một chuyên gia nhấn mạnh.

Theo kế hoạch, Nghị quyết về danh mục nhà, đất phải di dời theo quy hoạch trên địa bàn TP Hà Nội sẽ được xem xét tại kỳ họp thứ 7, HĐND TP Hà Nội khóa XVI.

Phó Viện trưởng Viện Quy hoạch xây dựng Hà Nội - ông Nguyễn Đức Hùng: “Việc di dời cơ sở sản xuất, trường học, bệnh viện, cơ quan hành chính ra khỏi khu vực nội đô sẽ tạo ra quỹ đất khoảng 176ha để xây dựng công trình công cộng, không gian xanh đang rất thiếu, đồng thời kéo theo khoảng 100.000 người di chuyển ra khỏi khu vực này. Tuy nhiên, thực tế triển khai không đơn giản, ngoài trách nhiệm của Hà Nội, cần vào cuộc quyết liệt của các cấp, ngành, cả hệ thống chính trị, với quyết tâm cao thì mới sớm đạt được kết quả”.


Việc di dời cơ sở sản xuất, trường học, bệnh viện, cơ quan hành chính ra khỏi khu vực nội đô sẽ tạo ra quỹ đất khoảng 176ha để xây dựng công trình công cộng, không gian xanh đang rất thiếu
Việc di dời cơ sở sản xuất, trường học, bệnh viện, cơ quan hành chính ra khỏi khu vực nội đô sẽ tạo ra quỹ đất khoảng 176ha để xây dựng công trình công cộng, không gian xanh đang rất thiếu

“TP Hà Nội cần một cơ chế đủ mạnh để buộc những cơ sở này phải trả lại quỹ đất, vì thực tế để doanh nghiệp tự giác bàn giao lại mặt bằng là rất khó khăn nên muốn di dời, Hà Nội cần xây dựng hành lang pháp lý quy định rõ ràng việc doanh nghiệp phải di dời khi đã được bố trí quỹ đất, nhận sự hỗ trợ dịch chuyển. Đối với những đơn vị đã được bố trí cơ sở sản xuất mới, TP cần ban hành quyết định hành chính yêu cầu doanh nghiệp đưa ra lộ trình di chuyển rõ ràng hoặc cưỡng chế bàn giao lại quỹ đất” - ông Chuyên gia quy hoạch Trần Ngọc Chính cho hay.

Chưa có chính sách cho tổ chức kinh tế chuyển mục đích sử dụng theo quy hoạch đất hoặc doanh nghiệp di dời được lựa chọn làm nhà đầu tư chuyển mục đích sử dụng đất thực hiện dự án theo quy hoạch; Nhiều cơ sở công nghiệp không phù hợp với quy hoạch không thống nhất đưa vào danh mục di dời theo quy định của Luật Đất đai. Đến nay, danh mục, tiêu chí, lộ trình, biện pháp di dời chưa được Bộ, ngành triển khai, trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt.

Về giải pháp thực hiện, UBND TP Hà Nội kiến nghị Chính phủ và bộ, ngành liên quan thống nhất tiêu chí cơ sở công nghiệp gây ô nhiễm môi trường hoặc không phù hợp quy hoạch xây dựng đô thị; Bổ sung cơ chế chuyển mục đích sử dụng đất theo quy hoạch được cấp thẩm quyền phê duyệt, phù hợp với quy định của Luật Đất đai. Cho ý kiến về tiêu chí để xác định cơ sở sản xuất công nghiệp (ngành nghề, quy mô, diện tích sản xuất...) theo quy định tại Quyết định số 130/2015/QĐ-TTg; Đồng thời ban hành cơ chế di dời, như: Chuyển mục đích sử dụng đất phù hợp với quy hoạch, liên doanh liên kết để thực hiện dự án tại nơi di dời... tạo cơ chế phù hợp cho các cơ sở di dời thực hiện, khi Quyết định số 86/2010/QĐ-TTg đã hết hiệu lực thi hành.

“Việc chậm di dời, giao lại đất cho Hà Nội quản lý, sử dụng là do đang vướng ở Luật Đất đai. Nhiều đơn vị mặc dù đã được bố trí quỹ đất xây dựng trụ sở mới nhưng vẫn giữ trụ sỡ cũ vì còn trong thời hạn giao đất. Do đó, Hà Nội cần một cơ chế đặc thù để sớm thu hồi đất sau khi các đơn vị di dời. Khi đó, những phân khu đô thị nội đô theo quy hoạch mới thêm yếu tố thuận lợi để giải quyết vấn đề như giãn dân, bổ sung đất cho phát triển hạ tầng” - Phó Chủ tịch Hội Quy hoạch phát triển đô thị Việt Nam, TS Đào Ngọc Nghiêm đề xuất.

NGUYỄN TIẾN
Theo: Reatimes.vn
Copy link
Chia sẻ:

Cùng chủ đề

Người dân sẽ được giao đất mà không phải qua đấu giá

Thêm giải pháp duy trì nguồn cung nhà bình dân

Sàn thương mại điện tử xuất hóa đơn giúp minh bạch quản lý thuế, chống gian lận

Chung cư giá dưới 25 triệu đồng/m2 “biến mất”: Đề xuất ưu tiên mở rộng loại đất làm nhà ở bình dân

Xu hướng tái sử dụng đồ cũ hoặc “săn” hàng giảm giá để tiết kiệm chi tiêu trong mùa Giáng sinh

Mức giá cho thuê NOXH tại Hà Nội, TP. HCM, Đà Nẵng, Đồng Nai chênh lệch như thế nào?

Vì sao khó giảm lãi suất cho vay mua NOXH?

Khách hàng “ngậm đắng nuốt cay” vì dự án bất động sản vướng pháp lý

Tin mới cập nhật

Vợ chồng 9X chi 30 tỷ xây biệt thự hiện đại kết hợp phong cách nội thất Japandi

16 giờ trước

Từng chỉ sống với 72 nghìn mỗi ngày, làm việc 100 giờ/tuần với 3 công việc: Nhiều năm sau "lội ngược dòng" thành doanh nhân thành đạt, nắm giữ khối tài sản tỷ đô

16 giờ trước

Thêm giải pháp duy trì nguồn cung nhà bình dân

16 giờ trước

Người dân sẽ được giao đất mà không phải qua đấu giá

16 giờ trước

Cô Mười Garden Villa: Sự giao thoa của hơi thở hiện đại và dáng dấp kiến trúc nông thôn vùng Tây Nam Bộ

1 ngày trước