meeyland app
Meey Land
Cổng thông tin bất động sản xác thực 4.0
Tải ứng dụng

Liệu có "mọc" thêm cao ốc sau khi di dời 9 cơ sở nhà, đất khỏi nội đô?

Chủ nhật, 10/07/2022-07:07
Sau quá nhiều bất cập trong việc quy hoạch đất ở khu vực nội đô, nổi cộm là tuyến đường Lê Văn Lương kéo dài, xây thêm hàng loạt cao ốc gây ùn tắc giao thông nghiêm trọng, nhiều người lo ngại về hậu di dời 9 cơ sở nhà, đất khỏi trung tâm Hà Nội.

Không quy định rõ ràng từ đầu sẽ dễ điều chỉnh quy hoạch

Hội đồng Nhân dân TP Hà Nội vừa thông qua Nghị quyết về danh mục nhà đất phải di dời theo quy hoạch đợt 1. 100% đại biểu có mặt tán thành với phương án di dời 9 cơ sở nhà, đất do doanh nghiệp nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ hoặc công ty cổ phần do Nhà nước nắm giữ trên 50% vốn điều lệ đang quản lý.

Cụ thể, 9 danh mục cơ sở nhà đất tại 12 quận trong diện di dời gồm: Cty TNHH một thành viên In Báo Hà Nội mới; Cty TNHH một thành viên thuốc lá Thăng Long; Cty In Báo Nhân dân Hà Nội; Nhà máy bia Hà Nội (thuộc Tổng Cty cổ phần Bia rượu - nước giải khát Hà Nội); Nhà máy xe lửa Gia Lâm (thuộc Cty Vận tải hành khách đường sắt Hà Nội); Tổng kho xăng dầu Đức Giang; Cty TNHH một thành viên Nhà xuất bản Nông nghiệp; Cty TNHH một thành viên in và thương mại Thông tấn xã Việt Nam và Viện Hóa học công nghiệp Việt Nam.


100% đại biểu bấm nút thông qua Nghị quyết di dời 9 cơ sở nhà đất đợt 1 của HĐND thành phố Hà Nội. Ảnh: Nguyên Hằng
100% đại biểu bấm nút thông qua Nghị quyết di dời 9 cơ sở nhà đất đợt 1 của HĐND thành phố Hà Nội. Ảnh: Nguyên Hằng

Tại tờ trình của UBND thành phố Hà Nội cũng nêu rõ, việc di dời các cơ sở nhà, đất nói trên sẽ góp phần sử dụng đất hiệu quả, đúng quy hoạch, sử dụng đúng mục đích, đặc biệt là tạo thêm quẽ đất để xây dựng các công trình công cộng, cảnh quan kiến trúc của thủ đô.

Chia sẻ về câu chuyện trên, Kiến trúc sư Phạm Thanh Tùng (Chánh Văn phòng Hội Kiến trúc sư Việt Nam) nhận định: Các văn bản, quyết sách liên quan đến chủ trương di dời các cơ sở nhà, đất của Hà Nội rất rõ ràng, nhất là phương án quy hoạch sau khi di dời.

Liệu có "mọc" thêm cao ốc sau khi di dời 9 cơ sở nhà, đất khỏi nội đô? - ảnh 2
Liệu có "mọc" thêm cao ốc sau khi di dời 9 cơ sở nhà, đất khỏi nội đô? - ảnh 3

Theo tờ trình của UBND TP Hà Nội, nhưng cơ sở nhà, đất trong diện di dời sẽ trở thành đất hỗn hợp, công cộng, trường học, bãi đỗ xe. Ảnh: Việt Linh
Theo tờ trình của UBND TP Hà Nội, nhưng cơ sở nhà, đất trong diện di dời sẽ trở thành đất hỗn hợp, công cộng, trường học, bãi đỗ xe. Ảnh: Việt Linh

Tuy nhiên theo Kiến trúc sư Phạm Thanh Tùng, nếu chỉ ghi chung chung là làm các công trình công cộng thì cái gì cũng “đúng mc đích”. “Làm nhà ở cho công cộng thì cũng là công trình công cộng”, ông Tùng nói và cho rằng cần có văn bản hướng dẫn chi tiết hơn việc sử dụng cơ sở nhà, đất sau di dời chỉ dành cho không gian công cộng phục vụ xã hội như trường học, công viên, trồng cây xanh. Nếu không rõ ràng từ đầu để xây dựng thêm nhà cao tầng, văn phòng cho thuê sẽ gây ra các hệ luỵ về hạ tầng và cơ sở kỹ thuật.

Chánh Văn phòng Hội Kiến trúc sư Việt Nam lấy ví dụ điển hình tại tuyến đường Lê Văn Lương - Tố Hữu sau khi quy hoạch, phát triển đô thị thì có đến hơn 40 toà nhà cao tầng (trong đó có nhiều chung cư 25 – 40 tầng, rất đông dân cư mới đến ở). Theo kết quả Thanh tra của Bộ Xây dựng, 8 dự án trên tuyến đường này có chỉ tiêu quy hoạch không phù hợp quy hoạch phân khu được phê duyệt năm 2015; 5 dự án có chỉ tiêu quy hoạch không phù hợp quy hoạch chi tiết đã được phê duyệt trước đó.

Liệu có "mọc" thêm cao ốc sau khi di dời 9 cơ sở nhà, đất khỏi nội đô? - ảnh 5

Trục đường Lê Văn Lương kéo dài hơn 2km nhưng “cõng” tới 40 cao ốc, nhiều dự án có mật độ xây dựng tới hơn 60%. Rất khó để tìm kiếm công trình công cộng như vườn hoa, quảng trường... ở khu vực này. Đồ họa: Phượng Nguyễn
Trục đường Lê Văn Lương kéo dài hơn 2km nhưng “cõng” tới 40 cao ốc, nhiều dự án có mật độ xây dựng tới hơn 60%. Rất khó để tìm kiếm công trình công cộng như vườn hoa, quảng trường... ở khu vực này. Đồ họa: Phượng Nguyễn

Ngoài ra, Thanh tra Bộ Xây dựng cũng phát hiện hàng loạt sai phạm, tồn tại trong việc điều chỉnh quy hoạch tại nhiều dự án, nhất là điều chỉnh tổng mặt bằng và chỉ tiêu quy hoạch không có sự tính toán, đáp ứng kỹ thuật, hạ tầng xã hội. Chưa kể, chất thải các công trình cao tầng hai bên đường quá nhiều gây mất mỹ quan đô thị và sai lệch định hướng quốc gia.

“Tại Nghị quyết số 06 của Bộ Chính trị đã quy định rõ việc quy hoạch tích hợp, bao gồm quy hoạch giao thông và quy hoạch đô thị ở thủ đô phải theo chỉ đạo của trung ương. Tất cả văn bản, tham mưu, chỉ đạo phải đưa ra nội dung cụ thể, không được nói chung chung vì sau này dễ điều chỉnh quy hoạch”, Kiến trúc sư Phạm Thanh Tùng nhấn mạnh.

Hà Nội đã có nhiều… bài học

Kiến trúc sư Lê Quân (Hiệu trưởng trường Đại học Kiến trúc Hà Nội) nói thêm rằng, việc tái thiết lập đô thị sau khi dời dời các cơ sở nhà, đất ở Hà Nội rất quan trọng. Bởi lẽ không riêng tuyến đường Lê Văn Lương mà trục đường Nguyễn Khoái sau khi di dời bến xe khách Lương Yên cũng xuất hiện các chung cư cao tầng gây ùn tắc giao thông trầm trọng. Còn tại khu vực quận Thanh Xuân, sau khi di dời một số cơ sở sản xuất công nghiệp nhẹ của Hà Nội, nhiều chung cư cao tầng cũng được xây mới (dự án Thống Nhất Complex gồm 2 khối nhà chung cư cao 25 tầng, 552 căn hộ; dự án Imperia Garden hơn 1.600 căn hộ; dự án Việt Đức Complex với 700 căn hộ), dự án The Legend sở hữu 460 căn hộ…), gây hệ luỵ nặng nề lên hạ tầng và môi trường.

Liệu có "mọc" thêm cao ốc sau khi di dời 9 cơ sở nhà, đất khỏi nội đô? - ảnh 7

Việc xây chung cư ồ ạt ở Hà Nội dẫn đến băm nát quy hoạch, thiếu không gian công cộng và gây hậu quả ùn tắc giao thông cho cả thành phố. Ảnh: Ngọc Tân
Việc xây chung cư ồ ạt ở Hà Nội dẫn đến băm nát quy hoạch, thiếu không gian công cộng và gây hậu quả ùn tắc giao thông cho cả thành phố. Ảnh: Ngọc Tân

Kiến trúc sư Lê Quân đánh giá đây là những bài học điển hình cho Hà Nội cũng như các thành phố trên cả nước trong việc sử dụng quy đất sau khi di dời nhà máy để bảo đảm môi trường, không gian công cộng cũng như các yếu tố liên quan đến quy hoạch đô thị, phát triển hạ tầng.

“Tại nhiều quốc gia trên thế giới, họ rất quan tâm đến mặt kiến trúc và xây dựng không gian đô thị, không gian văn hoá để cải thiện môi trường sống cho người dân. Bản thân Nhà nước, cụ thể là các cơ quan quản lý của Hà Nội cần có phương án tận dụng quỹ “đất vàng” này để làm nơi tổ chức các sự kiện văn hoá, kinh tế, chính trị chứ đừng vì lợi ích trước mắt để thủ đô bị “băm nát” vì các công trình cao ốc”, ông Lê Quân bày tỏ.

Hiệu trưởng trường Đại học Kiến trúc Hà Nội phân tích, hiện nay diện tích không gian công cộng của thành phố Hà Nội rất ít, chia bình quân trên đầu người dân chỉ đạt 3m2. Riêng các quận nội đô thì tỷ lệ này chỉ đạt hơn 30cm2, cực kỳ thấp so với mức khuyến nghị 9m2 của các tổ chức thế giới.

Kiến trúc sư Lê Quân mong đợi, sau khi di dời các cơ sở nhà, đất nêu trên ra khỏi nội đô sẽ phát triển các không gian công cộng, thiên nhiên. Đây sẽ là quyết sách có lợi cho đa phần người dân, góp phần xứng danh Hà Nội là một trong những thành phố đáng sống của Châu Á.

Nguyên Hằng
Theo: Reatimes.vn
Copy link
Chia sẻ:

Cùng chủ đề

Kết thúc đấu giá đất Hoài Đức: 2 lô đắt nhất 15 tỷ đồng/lô, gấp 14 lần khởi điểm

Người dân TP.HCM vẫn thấp thỏm chờ kết quả khi nộp hồ sơ đất đai trước giờ G

Nhiều quy định phòng cháy chữa cháy mới có thể “làm khó” loại hình nhà ở kết hợp kinh doanh

Giá bất động sản tăng vọt do thiếu cạnh tranh?

Nên tách nhà ở xã hội khỏi dự án thương mại

Một số địa phương không có dự án NOXH nào được khởi công từ năm 2021 đến nay

Không nên chỉ cho thuê NOXH do công đoàn đầu tư

Bộ Tài nguyên và Môi trường yêu cầu Hà Nội khẩn trương xây dựng bảng giá đất mới

Tin mới cập nhật

"Nhập cuộc" đường đua NOXH, Nam Định sắp có dự án hơn 900 tỷ đồng với 1.100 căn hộ

11 giờ trước

Thấy gì từ gần 26.000 sản phẩm tồn kho của doanh nghiệp bất động sản?

11 giờ trước

Thí điểm mở rộng đất xây dựng nhà ở thương mại: Tránh tạo cơ chế xin cho

11 giờ trước

Kết thúc đấu giá đất Hoài Đức: 2 lô đắt nhất 15 tỷ đồng/lô, gấp 14 lần khởi điểm

11 giờ trước

Công nghệ đang định hình tương lai cho người mua nhà lần đầu như thế nào?

1 ngày trước