ĐHĐCĐ bất thường 2022 của Viglacera: Lợi nhuận 8 tháng gần 2.000 tỷ đồng, vượt kế hoạch năm đề ra
BÀI LIÊN QUAN
Những quan tâm của các cổ đông Hòa Phát trước đại hội thường niên năm 2022 là gì?FLC hủy danh sách cổ đông tham dự đại hội thường niên 2022Hàng loạt doanh nghiệp “rục rịch” đại hội cổ đông, chia cổ tức đậm trên 40%Mới đây, Tổng công ty Viglacera (HoSE: VGC) vừa tiến hành tổ chức họp Đại hội đồng cổ đông (ĐHĐCĐ) bất thường vào sáng ngày 7/9. Tính đến 9 giờ sáng, đại hội đã có khoảng 66 cổ đông tham dự, đại diện cho 412.065.364 cổ phần và chiếm đến 91,91 % số cổ phần có quyền để biểu quyết, bao gồm cả dự trực tiếp cùng với ủy quyền.
Lợi nhuận 8 tháng vượt kỳ vọng
Trong đại hội này, ông Nguyễn Anh Tuấn - Phó Tổng giám đốc Tổng Công ty Viglacera báo cáo về tình hình sản xuất kinh doanh và cho biết, trong 8 tháng đầu năm, doanh thu hợp nhất của tổng công ty là 10.194 tỷ đồng, thực hiện cả năm ước đạt 16.579 tỷ đồng, vượt 10% kế hoạch năm, so với kết quả thực hiện năm 2021 đã tăng trưởng 48%. Trong 8 tháng này, doanh thu hợp nhất công ty mẹ là 5.096 tỷ đồng, ước thực hiện cả năm là 6.878 tỷ đồng, so với kế hoạch năm đã vượt 6% và ghi nhận mức tăng trưởng 24% so với kết quả thực hiện của năm trước.
8 tháng đầu năm, lợi nhuận hợp nhất trước thuế của toàn tổng công ty là 1.992 tỷ đồng, thực hiện cả năm ước đạt 2.265 tỷ đồng, so với kế hoạch năm đề ra trước đó đã vượt 33% và tăng 47% so với kết quả thực hiện của năm 2021. Đối với công ty mẹ, lợi nhuận trước thuế trong 8 tháng đầu năm là 1.534 tỷ đồng, cả năm 2022 ước thực hiện là 1.800 tỷ đồng, so với kế hoạch năm đã vượt 50% và tăng 57% so với thực hiện của năm 2021.
Trong đó, khối vật liệu xây dựng trong 8 tháng đầu năm là 950 tỷ đồng, ước thực hiện cả năm là 1.105 tỷ đồng, so với kế hoạch năm đã vượt 125%, so với với thực hiện vào năm trước đã tăng trưởng 24%. Ngoài ra, khối bất động sản là 1.364 tỷ đồng và ước thực hiện cả năm 1.548 tỷ đồng, so với kế hoạch năm đã vượt 12% và tăng trưởng 49% so với thực hiện vào năm trước.
Tạm ứng cổ tức tỷ lệ 10%
Cũng tại Đại hội đồng cổ đông (ĐHĐCĐ) bất thường vào sáng ngày 7/9, HĐQT của Viglacerađã trình cổ đông thông qua kế hoạch phân phối lợi nhuận năm nay bằng tiền mặt với tỷ lệ 10%. Tức là, cổ đông sở hữu một cổ phiếu sẽ được nhận thêm 1.000 đồng. Trước đó, tại cuộc họp ĐHĐCĐ thường niên năm 2022, Viglacera cũng công bố về mức cổ tức dự kiến dành cho năm nay là 16% bằng tiền mặt; tuy nhiên con số này sau đó đã giảm xuống như hiện tại.
Đáng chú ý, ngày đăng ký cuối cùng, thời điểm cùng với nguồn tiền chi trả cho đợt cổ tức lần này sẽ được HĐQT quyết định sao cho phù hợp với kế hoạch sản xuất kinh doanh của tổng công ty. Hiện tại, Viglacera đang có khoảng hơn 448 triệu cổ phiếu đang lưu hành trên thị trường, tương đương với việc doanh nghiệp phải chi 448 tỷ đồng để thanh toán cổ tức lần này.
Được biết, việc tạm ứng cổ tức năm nay diễn ra sau khi Viglacera công bố kết quả kinh doanh của 6 tháng đầu năm đã vượt kế hoạch của cả năm. Sau soát xét, lợi nhuận trước thuế của tổng công ty theo như báo cáo tài chính hợp nhất là 1.740 tỷ đồng, trong khi đó lợi nhuận trước thuế công ty mẹ theo như báo cáo tài chính riêng là đạt 1.374 tỷ đồng.
Kế hoạch đầu tư khu công nghiệp và khu đô thị tại Cộng hòa Dominica
Cùng tại Đại hội lần này, ban lãnh đạo Viglacera đã trình cổ đông thông qua việc bổ sung kế hoạch đầu tư phát triển của Tổng công ty năm 2022, trong đó có chủ trương khảo sát, lập phương án nghiên cứu khả thi đối với xây dựng các nhà máy sản xuất vật liệu xây dựng, ngoài ra còn có đầu tư khu công nghiệp, khu đô thị ở Cộng hòa Dominica.
Đồng thời, Viglacera cũng đã ủy quyền cho HĐQT triển khai những thủ tục cùng với các bước thực hiện sắp tới, tiến hành xem xét quyết định đầu tư dựa trên cơ sở hiệu quả kinh tế của từng dự án. Từ đó, những dự án này có thể đảm bảo việc tuân thủ điều lệ của công ty, các quy định pháp luật hiện hành của cả Việt Nam cùng với nước sở tại.
Liên quan đến vấn đề này, ông Trần Ngọc Anh - Thành viên HĐQT cho biết, việc tổng công ty khảo sát dự án ở Cộng hòa Dominica bởi dư địa sản xuất của công ty trong nước đang dần đạt đến giới hạn. Bên cạnh đó, chi phí vận chuyển tăng cao đã ảnh hưởng trực tiếp đến việc xuất khẩu. Kết quả khảo sát cho thấy, Cộng hòa Dominica là một nước ở Châu Mỹ, quốc gia này rất gần Mỹ và có quan hệ mật thiết với bước này; đồng thời là nền kinh tế lớn thứ 7 tại khu vực châu Mỹ. Vì thế, tại Dominica nên có rất nhiều cơ hội để tổng công ty Viglacera có thể mở rộng quy mô và phát triển tại thị trường mới.
Tính tại thời điểm ngày 30/6/2022, tổng công ty này còn đang sở hữu cổ phần tại 2 công ty thành viên có trụ sở tại Cuba. Thứ nhất là là Công ty ViMariel với 99,9% vốn được nắm giữ bởi Viglacera chuyên về kinh doanh hạ tầng khu công nghiệp; thứ hai là Công ty SanVig do Viglacera nắm giữ 21,43% vốn, chuyên sản xuất kinh doanh gạch ốp lát và sứ vệ sinh.
Viglacera thông qua 2 công ty này đang nắm trong tay Khu công nghiệp ViMariel. Được biết, khu công nghiệp này nằm trong đặc khu Mariel, đang ngày càng trở thành đầu tàu kinh tế của Cuba trong thời gian tới. Khu công nghiệp này có tổng diện tích lên đến 256 ha, được tổng công ty khởi công xây dựng vào tháng 11 năm 2018.
Trong khi đó,Sanvig là công ty cổ phần liên doanh giữa Viglacera cùng với Công ty Prodimat nằm trong Tập đoàn Vật liệu xây dựng Cuba (Geicon) của Bộ xây dựng nước này. Trong liên doanh này đang có 2 nhà máy sản xuất gạch lát ceramic tại Santa Cruz, ngoài ra còn sản xuất sứ vệ sinh tại San Jose (Cuba).
Trong đại hội bất thường lần này, tổng công ty cũng đã được các cổ đông thông qua việc miễn nhiệm vị trí thành viên HĐQT đối với ông Nguyễn Anh Tuấn. Được biết, ông Nguyễn Anh Tuấn vẫn giữ vị trí Tổng giám đốc của Viglacera cho đến năm 2024 - tức là khi hết nhiệm kỳ. Vì ông Tuấn bị miễn nhiệm, công ty đã tiến hành bầu thay thế bà Trần Thị Minh Loan trở thành Thành viên HĐQT nhiệm kỳ từ 2019 đến 2024. Được biết, bà Loan là ứng viên được đề cử bởi Bộ Xây dựng - đơn vị hiện đang nắm giữ 38,58% cổ phần Viglacera.
Bà Trần Thị Minh Loan sinh năm 1979 tại Vĩnh Phúc, có trình độ chuyên môn là Thạc sĩ kinh tế. Trong giai đoạn từ tháng 9 năm 2000 đến tháng 2 năm 2003, bà Loan đảm nhiệm vị trí chuyên viên kế toán của Công ty Gạch ốp lát Hà Nội thuộc Viglacera. Sau đó, bà Loan chuyển sang công tác ở tổng công ty cùng với chức vụ Chuyên viên kế toán – Phòng kế toán. Trong giai đoạn từ tháng 7 năm 2007 đến tháng 2 năm 2018, bà Loan đã giữ nhiều vị trí khác nhau, bao gồm Phó phòng kế toán, Phó Giám đốc Ban tài chính đầu tư (hiện nay là Ban Tài chính kế toán), Kế toán trưởng và Phụ trách Ban Tài chính kế toán tại Tổng công ty Viglacera.
Từ tháng 2 năm 2018 cho đến nay, bà Loan giữ vị trí Giám đốc Ban Tài chính kế toán của Tổng công ty. Đồng thời, bà còn đang đảm nhiệm chức vụ Thành viên Ban Kiểm soát của CTCP Khoáng sản Viglacera cùng với CTCP Viglacera Vân Hải.
Tại đại hội bất thường lần này, tổng công ty còn được thông qua việc điều chỉnh về mức thù lao dành cho Trưởng Ban kiểm soát Trần Mạnh Hữu, cụ thể từ 65,8 triệu đồng/tháng đã được điều chỉnh lên 92,7 triệu đồng/tháng; trong khi bà Nguyễn Thị Cẩm Vân - thành viên Ban Kiểm soát được điều chỉnh từ 65,8 triệu đồng lên 69,5 triệu đồng/tháng. Kết thúc đại hội, tất cả các tờ trình đều đã được thông qua.