Đề xuất F0, F1 có thể đi làm, chuyên gia nói gì?
BÀI LIÊN QUAN
Những đối tượng nào cần tiêm vaccine Covid-19 mũi 4?“Vì sao sau mỗi làn sóng Covid-19, lượng tiền đổ vào BĐS càng nhiều?”Môi giới đau đầu khi giao dịch liên tục không thành do F0 Covid - 19 tăng nhanhNgày 5/3 vừa qua, Bộ Y tế đã có báo cáo gửi đến Thủ tướng Chính phủ, trong đó đề xuất cho F0 và F1 có thể đi làm trong thời gian cách ly. Cụ thể, trường hợp F0 không có triệu chứng, đang trong thời gian cách ly, tự nguyện quay lại làm việc có thể làm việc trực tuyến, chăm sóc người bệnh COVID-19. F1 được phép tham gia các công việc trực tiếp và trực tuyến...
Trả lời về vấn đề này, PGS.TS Trần Đắc Phu, nguyên Cục trưởng Cục Y tế dự phòng (Bộ Y tế) cho biết đề xuất này là hợp lý. Tuy nhiên, dù nới lỏng nhưng không nên thả lòng, chuyển từ cấm đoán sang kiểm soát rủi ro sao cho phù hợp.
PGS.TS Trần Đắc Phu cũng nhấn mạnh, những F0 và F1 đi làm trong khoảng thời gian cách ly phải thực hiện nghiêm các biện pháp phòng chống dịch bệnh, tuân thủ 5K đầy đủ để hạn chế tối đa lây nhiễm trong cộng đồng. Bên cạnh đó, các F0 và F1 cũng cần được tăng cường theo dõi sức khỏe. Nếu xuất hiện triệu chứng cần thực hiện xét nghiệm ngay để có biện pháp cách ly, điều trị phù hợp.
Ông Phu cũng khuyến cáo, nếu các cơ quan xí nghiệp và địa phương không thực hiện tốt các biện pháp phòng chống dịch bệnh, nguy cơ F0 tăng cao, không còn ai đi làm là điều hoàn toàn có thể xảy ra.
PGS.TS Trần Đắc Phu cho biết, hiện nay biến chủng Omicron đang chiếm ưu thế, tốc độ lây lan mạnh, tuy có triệu chứng nhẹ nhưng vẫn cần hạn chế sự lây lan. “Chấp nhận cho sự lây lan nhưng phải kiểm soát được”, ông Phu nhấn mạnh. Thời gian sắp tới, Việt Nam nên hướng đến việc xem Covid-19 là một bệnh lưu hành, tuy nhiên thời điểm hiện tại thì chưa thích hợp.
Theo ông Phu, bây giờ Việt Nam chưa thể xem Covid-19 là bệnh lưu hành bởi nó có thể bùng phát không kiểm soát được, việc lây nhiễm không ổn định, hệ thống y tế quá tải có thể ảnh hưởng đến xã hội. Vì thế, vẫn cần phải sử dụng những biện pháp phù hợp nhằm đáp ứng hơn mức bình thường so với các bệnh truyền nhiễm khác.
Chia sẻ về vấn đề này, PGS.TS Nguyễn Huy Nga - Nguyên Cục trưởng Cục Y tế Dự phòng (Bộ Y tế) cho biết, F0 không triệu chứng có thể đi làm nhưng thực hiện đúng các quy tắc phòng chống dịch, đảm bảo tránh lây nhiễm cho người khác. Theo ông Nga, nguyên tắc khi F0 đi làm, cần tuân thủ nghiêm 5K, hoặc phải có các điều kiện khác để tránh lây nhiễm, như không tiếp xúc những người xung quanh, có phòng làm việc riêng,... F0 không triệu chứng cần phải thông báo với cơ quan, người xung quanh mình là F0 để mọi người có biện pháp phòng ngừa.
Ông cũng cho biết, khi Covid-19 đủ điều kiện để trở thành bệnh lưu hành, tất cả những F0 khi đó đều có thể đi làm và thực hiện tốt quy tắc 5K. Thế nhưng trong bối cảnh hiện nay, những F0 nào đáp ứng đủ được các điều kiện phòng lây nhiễm mới nên đi làm, ví dụ như nhân viên y tế điều trị cho bệnh nhân F0 chẳng hạn.
Trong đề xuất trình Chính phủ về việc F1 đã tiêm đủ ít nhất 2 liều vaccine, không cần cách ly, mà chuyển sang tự theo dõi sức khỏe 10 ngày, PGS.TS Nguyễn Huy Nga, nhóm F1 vẫn cần tuân thủ 5K, xét nghiệm sau 5-7 ngày theo quy định của Bộ Y tế. Có thể nói, thức tự giác của F1 hiện nay là rất quan trọng trong việc bảo vệ cộng đồng.