meeyland app
Meey Land
Cổng thông tin bất động sản xác thực 4.0
Tải ứng dụng

Đầu tư tốt nhất chính là tiết kiệm: Muốn lựa chọn sáng suốt, cần tránh cạm bẫy trong tư duy

Thứ hai, 01/08/2022-00:08
Nếu cứ làm theo bản năng của mình và làm bất cứ điều gì mình muốn, bạn sẽ làm tốt chức vị của một... người nghèo. Tuy nhiên, nếu như muốn giàu có thì bạn cần phải học và ghi nhớ những điều quan trọng.

Chia tiền thành nhiều khoản khác nhau có hiệu quả?

Trong nhiều chiến lược tiết kiệm tiền, chúng ta có xu hướng chia tiền thành nhiều khoản khác nhau, bao gồm: Khoản tiêu dùng thiết yếu, khoản giáo dục, khoản giải trí… Tuy nhiên, nếu như xét ở góc độ chi tiêu, việc chia tiền thành nhiều khoản khác nhau sẽ dẫn tới việc chúng ta tiêu dùng nhiều hơn. 

Tương tự, nếu một người mang 100 nghìn đi đánh bạc, lúc đầu anh ta có thể may mắn, từ 100 nghìn lãi ra 10 triệu. Tuy nhiên, nếu sau đó vận may mất đi, anh ta thua hết 10 triệu vậy mọi người nghĩ rằng anh ta đã thua bao nhiêu?

Hầu hết câu trả lời của mọi người là 100 nghìn đồng, bởi vì đó chính là tiền vốn của anh ta. Tuy nhiên, theo như phân tích trong cuốn “Don't Be a Normal Fool” đã chỉ ra, mọi người đã có thói quen với việc bỏ tiền từ các nguồn khác nhau vào những khoản tiêu tâm lý khác nhau. Nếu như 100 nghìn đồng kiếm được từ sự chăm chỉ sẽ được đưa vào khoản công việc, còn 9 triệu 900 nghìn kiếm được sẽ quy về khoản cờ bạc, vì vậy bạn có thua cũng không thành vấn đề.


Nếu như xét ở góc độ chi tiêu, việc chia tiền thành nhiều khoản khác nhau sẽ dẫn tới việc chúng ta tiêu dùng nhiều hơn. Ảnh minh họa
Nếu như xét ở góc độ chi tiêu, việc chia tiền thành nhiều khoản khác nhau sẽ dẫn tới việc chúng ta tiêu dùng nhiều hơn. Ảnh minh họa

Tuy nhiên, nếu xét về bản chất tiền bạc, số tiền trên từng một lần thuộc về người này, chúng ta đều có thể dùng để quản lý tài chính và tiêu dùng. Vì thế, nếu tính theo thực tế thì người này đã mất đi 10 triệu đồng. 

Với số tiền thắng được, họ có thể tiêu xài phung phí. Nhưng số tiền khó kiếm hơn lại được trân trọng và tiết kiệm. Điều này đã cho thấy được sự khác biệt rõ ràng về khuynh hướng tiêu dùng cũng như thói quen mạo hiểm khi họ có thể xử lý tiền theo những tâm lý khác nhau. 

Dưới con mắt của những con người đưa ra quyết định dựa theo lý tính, tiền tài đối với họ là vật ngang giá. Đồng thời, từ đây cũng giúp họ phân biệt được các nguồn tiền khác nhau. Lợi dụng được tâm lý này, mỗi người có thể điều chỉnh được cách mà chúng ta tiêu tiền và tiết kiệm tiền.  

Ví dụ như bạn đưa tiền cho bố mẹ, nếu bạn đưa liền lúc một số tiền lớn, chắc chắn họ sẽ tiết kiệm và chưa sẵn sàng để chi tiêu. Nếu như bạn chia tiền thành nhiều phần nhỏ hơn, cho họ mỗi tháng một khoản nhỏ, họ sẽ dễ dàng sử dụng nó để làm tiền tiêu vặt để sử dụng trong cuộc sống hàng ngày. Theo một nghiên cứu về kinh tế học hành vi, khi sách, hàng tạp hóa cùng với các sản phẩm giá rẻ khác được bày bán thường chỉ biểu hiện % mức giá khuyến mãi. Ví dụ, muộn cuốn sách 50 nghìn được bán với giá 40 nghìn đồng thì sẽ được biết là giảm giá 20%.  

Khi họ bày bán những đồ có giá trị lớn hơn như máy tính, đồ trang sức cùng các mặt hàng khác, thường sẽ hiển thị luôn là đã được giảm bao nhiêu tiền thay vì ghi % giảm giá. Những điều này giúp kích thích tâm lý của người tiêu dùng. 

Muốn lựa chọn sáng suốt, cần tránh cạm bẫy trong tư duy

Theo kinh tế học truyền thống, con người vốn là duy lý trí. Miễn là họ có được những kiến thức cần thiết thì những người này có thể đưa ra những quyết định lý tính.  

Tuy nhiên, nếu như một người không thể nắm vững tất cả các thông tin trên thị trường, sở thích của họ cũng sẽ thay đổi không ngừng. Thực tế, có rất nhiều yếu tố khiến mọi người thay đổi, đưa ra quyết định mua hàng hơn so với suy nghĩ của mình, trong đó phải kể đến cụm từ “miễn phí”.


Nếu như bạn đang cân nhắc có nên đồng ý từ bỏ một thứ gì đó hay không, đầu tiên hãy thay đổi góc độ, suy nghĩ xem liệu bản thân đã sẵn sàng theo đuổi khi bạn chưa từng sở hữu nó hay không. Ảnh minh họa
Nếu như bạn đang cân nhắc có nên đồng ý từ bỏ một thứ gì đó hay không, đầu tiên hãy thay đổi góc độ, suy nghĩ xem liệu bản thân đã sẵn sàng theo đuổi khi bạn chưa từng sở hữu nó hay không. Ảnh minh họa

MIT đã từng thực hiện một thử nghiệm. Trong đó, họ bán hai viên socola cùng một lúc trên bàn, một viên socola Truffle với giá 15 xu và một viên kẹo Hershey với giá 1 xu. Đồng thời, trên bàn đặt một tấm biển lớn: Mỗi người chỉ được mua một lần!

Vào ngày đầu tiên, 73% chọn trả 15 xu cho một viên Truffle cùng với 27% chọn Hershey. Ngày hôm sau, những người thử nghiệm đã giảm giá của cả hai loại socola xuống 1 xu. Chính vì thế, giá của Truffle thành 14 xu và Hershey được miễn phí. Kết quả, 31% đã chọn sô cô la truffles và 69% chọn Hershey miễn phí.

Chỉ với 1 xu, tại sao mọi người lại có thể thay đổi lựa chọn của mình nhanh như thế, chuyển sang chọn Hershey thay vì Truffle ban đầu? Rất đơn giản, nguyên nhân bởi cụm từ “miễn phí” đã khiến cho tư duy của họ thay đổi. Theo nhà kinh tế học Richard Taylor, mọi người thường đau khổ vì mất đi những gì họ đã có hơn là niềm vui khi đạt được điều tương tự.

Ví dụ như, nỗi đau khi mất 100 nghìn sẽ lớn gấp đôi so với niềm hạnh phúc khi nhặt được 100 nghìn đồng, sau đó nghĩ rằng cần nhặt được 200 nghìn đồng mới có thể xoa dịu nỗi đau mất 100 nghìn đồng. Dựa theo lý thuyết này, nếu như đối phương muốn bạn đưa ra quyết định mua hàng, họ sẽ để cho bạn sở hữu trước. 

Ví dụ, nếu như ông chủ yêu cầu hai người cùng nhau làm một việc. Trong đó, người thứ nhất nếu làm tốt sẽ được thưởng 5 triệu đồng, nếu không làm được thì sẽ phải trả lại tiền thưởng và đưa cho người thứ hai. Như thế, người thứ nhất sẽ có động lực làm việc hơn rất nhiều so với người thứ hai. Chính vì thế, tác giả đã đề xuất ra một phương pháp để đưa ra quyết định đó là: Sử dụng phép chuyển vị để suy nghĩ.  

Nếu như bạn đang cân nhắc có nên đồng ý từ bỏ một thứ gì đó hay không, đầu tiên hãy thay đổi góc độ, suy nghĩ xem liệu bản thân đã sẵn sàng theo đuổi khi bạn chưa từng sở hữu nó hay không. Nếu câu trả lời là “có” thì bạn đừng nên từ bỏ; còn nếu không, hãy vứt bỏ ngay và luôn, không nên thương tiếc làm gì. 

Tương tự, nếu như bạn đánh mất thứ gì đó, sau đó lại cân nhắc xem có nên mua lại hay không, bạn có thể thay đổi cách nghĩ một chút. Tức là, nếu như bạn đánh mất một thứ gì đó có giá trị tương tự, bạn có mua một cái khác hay không? Nếu là câu trả lời là “không”, hãy dứt khoát mua luôn; còn nếu là “có”, hãy dứt khoát từ bỏ.

Muốn giàu có, cần phải có ý thức về ngân sách

Một nghiên cứu về bỏng ngô đã được thực hiện tại Đại học Cornell. Cụ thể, lượng bỏng ngô mà mọi người thường ăn trong rạp chiếu phim không liên quan nhiều đến mùi vị bỏng ngô hay loại phim đang xem, rạp chiếu phim đó như thế nào. Nó chỉ liên quan đến kích thước của hộp bỏng ngô mà thôi.

Những lúc như thế, hãy mở lại lịch sử mua hàng của mình để xem bạn có hay mua những thứ mà bạn không thực sự muốn hay không. Nguyên nhân bởi, bạn không thể cưỡng lại sự cám dỗ của việc hàng sale, giảm giá hay không?


Bạn cần học cách chi tiêu, học cách quản lý cảm xúc và ham muốn của mình. Ảnh minh họa
Bạn cần học cách chi tiêu, học cách quản lý cảm xúc và ham muốn của mình. Ảnh minh họa

Hãy mở tủ quần áo của mình ra, có phải nhiều quần áo bạn mua vì quá rẻ nhưng bạn lại chưa từng mặc, thậm chí chỉ mặc có 1-2 lần? Hãy xem những món hàng đang có trên tay, có phải bạn đã mua bởi chúng đang giảm giá chứ không phải thực sự cần? Có thể thấy, luôn có một thế lực nào đó khiến bạn đưa ra quyết định phi lý trí.  

Trong chương trình “Triệu phú nhà bên” đã có một cuộc khảo sát được đưa ra. Theo đó, có một câu hỏi đó là: “Bạn có biết gia đình mình chi tiêu bao nhiêu cho thực phẩm, quần áo, nhà ở và phương tiện đi lại hàng năm không?”. Kết quả, 62,3% người giàu trả lời câu hỏi này ở dạng khẳng định. Dù họ có tiền nhưng họ vẫn cẩn thận với ngân sách của mình. Hoặc, có thể khẳng định rằng họ giàu có bởi họ có ý thức về ngân sách. 

Nếu cứ làm theo bản năng của mình và làm bất cứ điều gì mình muốn, bạn sẽ làm tốt chức vị của một... người nghèo. Tuy nhiên, nếu như muốn giàu có thì bạn cần phải học và ghi nhớ những điều quan trọng. Bạn cần học cách chi tiêu, học cách quản lý cảm xúc và ham muốn của mình.  

Đặc biệt, học cách kiểm soát ham muốn của bản thân, từng bước hoàn thiện mình và trở thành một người “có năng lực nhưng không mù quáng”. Bên cạnh đó, cần phá vỡ những hạn chế của lối suy nghĩ truyền thống, tùy theo thời điểm mà có những quyết định phù hợp. Nếu làm được điều này, sự giàu có của bạn sẽ ngày càng ổn định và tăng trưởng lâu dài. 

Theo: Reatimes.vn
Copy link
Chia sẻ:

Cùng chủ đề

Thái Bình có thêm khu công nghiệp hơn 330ha

Hoạt động M&A bất động sản sẽ có một cuộc sàng lọc lớn

Cao tốc Nam Định - Thái Bình dài hơn 60km sẽ khởi công vào thời điểm nào?

Quảng Ninh quy hoạch cả hòn đảo làm khu du lịch nghỉ dưỡng

"Nhập cuộc" đường đua NOXH, Nam Định sắp có dự án hơn 900 tỷ đồng với 1.100 căn hộ

Đường Vành đai 2: TPHCM bồi thường theo giá đất mới, tối đa 111 triệu đồng/m2

Vì sao Long An thông báo dừng lựa chọn nhà đầu tư thực hiện 2 dự án NOXH?

Bình Dương: Khu dân cư nghìn tỷ sắp "hồi sinh" sau nhiều năm bị cơ quan chức năng "tuýt còi"

Tin mới cập nhật

Vợ chồng 9X chi 30 tỷ xây biệt thự hiện đại kết hợp phong cách nội thất Japandi

6 giờ trước

Từng chỉ sống với 72 nghìn mỗi ngày, làm việc 100 giờ/tuần với 3 công việc: Nhiều năm sau "lội ngược dòng" thành doanh nhân thành đạt, nắm giữ khối tài sản tỷ đô

6 giờ trước

Thêm giải pháp duy trì nguồn cung nhà bình dân

6 giờ trước

Người dân sẽ được giao đất mà không phải qua đấu giá

6 giờ trước

Cô Mười Garden Villa: Sự giao thoa của hơi thở hiện đại và dáng dấp kiến trúc nông thôn vùng Tây Nam Bộ

23 giờ trước