meeyland app
Meey Land
Cổng thông tin bất động sản xác thực 4.0
Tải ứng dụng

Vượt cơn bão giá nhờ bí quyết tiết kiệm của người Nhật: Chỉ dùng 5% thu nhập mỗi tháng cho việc hưởng thụ

Thứ sáu, 08/07/2022-23:07
Giữa thời buổi bão giá, tìm được một giải pháp tiết kiệm là một điều vô cùng quan trọng. Trong đó, có một biện pháp lưu truyền hàng trăm năm tại Nhật Bản được nhiều người yêu thích và áp dụng.

Thời điểm hiện tại, giá các mặt hàng xăng dầu ngày càng tăng cao, đẩy giá các mặt hàng khác cũng tăng theo. Những điều này đã ảnh hưởng tiêu cực đến đời sống, sinh hoạt của người dân và cả lĩnh vực sản xuất, kinh doanh. Sau đại dịch Covid-19, người dân vốn đã khó khăn lại càng thêm khốn đốn. 

Giữa thời điểm bão giá, việc tìm được cách tiết kiệm, "thắt lưng buộc bụng" là điều vô cùng quan trọng. Trong đó, Nhật Bản được biết đến là quốc gia có nhiều biện pháp tiết kiệm tiền hiệu quả, được nhiều người dân trên thế giới áp dụng. Trong đó, không thể không nhắc đến phương pháp Kakeibo đã được lưu truyền suốt 100 năm, giúp người Nhật tiết kiệm được 35% chi phí tiêu dùng mỗi tháng.

Phương pháp Kakeibo là gì?

Phương pháp Kakeibo được dịch là “sổ cái tài chính gia đình”. Cuốn sổ tay quản lý chi tiêu Kakeibo là một trong những truyền thống nổi tiếng của người Nhật. Với cuốn sổ tay tài chính này, mọi người có thể viết ra kế hoạch chi tiêu của bản thân và gia đình mình. Vai trò của cuốn sổ tay này giúp bạn dễ dàng kiểm soát được ví tiền của mình.  


Thời điểm hiện tại, giá các mặt hàng xăng dầu ngày càng tăng cao, đẩy giá các mặt hàng khác cũng tăng theo
Thời điểm hiện tại, giá các mặt hàng xăng dầu ngày càng tăng cao, đẩy giá các mặt hàng khác cũng tăng theo

Năm 1904, bà Motoko Hani - nữ nhà báo đầu tiên của Nhật Bản mang niềm tin về sự ổn định tài chính sẽ rất quan trọng với hạnh phúc gia đình đã cho xuất bản trên tạp chí cuốn sổ tay chi tiêu đầu tiên được thiết kế dành cho các bà nội trợ. Từ đó trở đi, phương pháp Kakeibo đã đồng hành cùng người Nhật trong hành trình xây dựng và duy trì lối sống tiết kiệm trong hơn 100 năm qua. 

Từ đó đến nay, phương pháp Kakeibo đã nhận được sự ủng hộ nồng nhiệt ở Nhật Bản và nhiều nơi khác trên thế giới. Hiệu quả của Kakeibo được rất nhiều người áp dụng và công nhận.  

Phương pháp Kakeibo được áp dụng như thế nào?

Trước khi áp dụng phương pháp Kakeibo, mọi người cần phải trả lời được 4 câu hỏi như sau: Bạn đang sở hữu bao nhiêu tiền; Bạn muốn tiết kiệm bao nhiêu tiền; Bạn sẽ chi tiêu bao nhiêu tiền trong thời gian tới; Bạn có thể làm gì để giảm chi tiêu và tăng thu nhập?

Cả 4 câu hỏi của phương pháp Kakeibo đều liên quan đến vấn đề tài chính cá nhân và gia đình. Giải đáp được 4 câu hỏi này, bạn sẽ có thêm hướng đi mới, dễ dàng kiểm soát và quản lý tài chính một cách hiệu quả nhất. 

Khi đã trả lời được 4 câu hỏi này, mọi người có thể bắt đầu áp dụng các bước của phương pháp Kakeibo thông qua 5 bước cơ bản.   

Bước 1: Xác định số tiền bản thân đang có

Bạn nên ghi chép tất tần tật những khoản tiền mà bạn đang có thông qua việc liệt kê thật chi tiết các nguồn thu nhập và khoản tiền mà người khác đang nợ mình. Các khoản thu nhập trong một tháng có thể bao gồm: Lương chính, thu nhập bên ngoài, lãi chứng khoán, lãi tiết kiệm, lợi nhuận kinh doanh… 


Bạn nên ghi chép tất tần tật những khoản tiền mà bạn đang có thông qua việc liệt kê thật chi tiết các nguồn thu nhập và khoản tiền mà người khác đang nợ mình
Bạn nên ghi chép tất tần tật những khoản tiền mà bạn đang có thông qua việc liệt kê thật chi tiết các nguồn thu nhập và khoản tiền mà người khác đang nợ mình

Sau đó, tiếp tục liệt kê các “chi phí cố định” bản thân bắt buộc phải trả mỗi tháng như tiền nhà, tiền điện nước, học phí, tiền nợ ngân hàng… Sau đó, bạn trừ tổng tiền thu nhập với tổng chi phí để biết mỗi tháng mình còn chính xác bao nhiêu tiền. 

Bước 2: Xác định số tiền tiết kiệm mong muốn

Để tiết kiệm tiền, bạn luôn cần phải đặt mục tiêu và một con số cụ thể. Ví dụ, bạn để phần tiền học phí, tiền ăn, tiền mua sách vở, tiền phòng khi ốm đau. “Tích tiểu thành đại”, những con số nhỏ khi gộp lại có thể thành một món tiền lớn. Do đó, nếu có nhiều tiền lẻ, bạn nên bỏ lợn để tiết kiệm.

Ngoài ra, trước khi tiêu tiền vào một khoản nào đó, bạn cần dành thời gian tìm hiểu, so sánh xem món nào có giá thành phù hợp hơn, giá trị sử dụng tốt hơn. Với phương pháp Kakeibo, người ta khuyến khích mọi người chỉ sử dụng 5% thu nhập cho chuyện hưởng thụ cá nhân (tiền mỹ phẩm, hàng hiệu, ăn uống nhà hàng…).

Bước 3: Ghi lại những chi tiêu của bản thân và gia đình theo bốn phân loại

Thứ nhất, nhu cầu thiết yếu: Những chi tiêu dành cho thực phẩm, dược phẩm, di chuyển, trẻ nhỏ…

Thứ hai, chi tiêu có thể lựa chọn: Những chi tiêu dành cho việc đi cà phê, nhà hàng, mua đồ ăn sẵn, mua sắm,…

Thứ ba, chi tiêu cho văn hóa tinh thần: Mua sách, âm nhạc, tham gia các buổi biểu diễn, xem phim, tạp chí,…

Thứ tư, khoản chi tiêu ngoài dự kiến hoặc phát sinh: Quà tặng, hiếu hỉ, sửa chữa đồ dụng trong nhà,...

Hãy liệt kê càng chi tiết càng tốt để có được số liệu chính xác về mọi nhu cầu tài chính của bản thân. 

Bước 4: Giảm những nhu cầu không cần thiết

Bạn sẽ nhận ra số tiền còn lại ở bước 2 không đủ để chi trả các khoản chi cho bước 3. Vì thế, khi trừ đi một khoản tiền để dành cho việc tiết kiệm sẽ khiến ngân sách chi tiêu của bạn bị thiếu hụt đáng kể.  


Bạn có thể cắt giảm những khoản tiền chi tiêu không cần thiết như mua sắm quần áo theo trend hàng tháng, uống trà sữa, mua đồ ăn vặt…
Bạn có thể cắt giảm những khoản tiền chi tiêu không cần thiết như mua sắm quần áo theo trend hàng tháng, uống trà sữa, mua đồ ăn vặt…

Lúc này, bạn cần phải thay đổi thói quen chi tiêu của mình, cam kết thực hiện đến cùng. Bạn có thể cắt giảm những khoản tiền chi tiêu không cần thiết như mua sắm quần áo theo trend hàng tháng, uống trà sữa, mua đồ ăn vặt… Hạn chế những buổi cà phê sang chảnh cũng giúp bạn tiết kiệm không ít tiền. Bạn có thể nấu ăn tại nhà, hạn chế ăn thịt, tăng cường rau củ quả, vừa cải thiện sức khỏe lại còn tiết kiệm tiền. 

Bước 5: Nhìn lại, tổng kết và rút kinh nghiệm

Đây chính là bước cuối cùng bạn cần thực hiện khi áp dụng phương pháp Kakeibo mỗi lần kết thúc tháng. Bạn cần thống kê thống kê lại những khoản đã chi tiêu và những khoản đã tiết kiệm được (trừ khoản tiết kiệm ở bước 2). Sau đó, bạn sẽ biết được bản thân đã chi tiêu khoản nào không hợp lý, biết đường điều chỉnh vào tháng sau.

Theo: Reatimes.vn
Copy link
Chia sẻ:

Cùng chủ đề

"Siêu" dự án gần 60.000 tỷ của "đại bàng" Malaysia được Chính phủ tháo gỡ khó khăn

Xu hướng dịch chuyển nhà ở sang các đô thị vệ tinh

Nghịch lý thị trường vàng cận Tết: Chính thống đìu hiu, “chợ đen” tấp nập

Hà Nội "ra tối hậu thư" cho dự án NOXH của Liên danh Handico - Viglacera

Vành đai 4 thi công "xôi đỗ": Người dân có tâm lý chờ áp dụng quy định mới

Dự án "treo" 16 năm tại huyện Đan Phượng bị Hà Nội chính thức "khai tử"

Hà Nội duyệt quy hoạch đô thị có trường đua ngựa 420 triệu USD

Bình Định: Lộ diện chân dung nhà đầu tư khu đô thị gần 3.000 tỷ sau nhiều lần thông báo đấu giá

Tin mới cập nhật

Chuyên gia phong thủy chỉ ra 3 vị trí xấu, nhà chật hẹp đến mấy cũng không nên đặt bàn thờ

7 giờ trước

Môi giới bất động sản “tung chiêu lừa” chốt sale cận Tết

7 giờ trước

Hà Nội: Loạt nhà siêu mỏng, siêu méo tại quận Đống Đa sẽ bị giải tỏa trong năm 2025

7 giờ trước

Hơn 3.200 doanh nghiệp địa ốc quay lại thị trường: Tăng lượng, có tăng chất?

7 giờ trước

Meey Group xây dựng hệ thống quản trị, vận hành chuyên nghiệp với BSC/KPI

1 ngày trước