Data Definition Language (DDL) là gì? Những tính năng hữu ích của DDL
BÀI LIÊN QUAN
DataOps (data operations) là gì? Những kiến thức cơ bản cần biết về DataOpsData fabric là gì? Những điều cần biết về kết cấu dữ liệuData at rest là gì? bảo mật dữ liệu ở trạng thái nghỉ như thế nàoData Definition Language là gì?
Data Definition Language (DDL) là một ngôn ngữ máy tính được thiết lập ra để sửa đổi cấu trúc của những đối tượng dữ liệu khác nhau tồn tại trong cơ sở dữ liệu Những đối tượng dữ liệu này bao gồm các bảng biểu, các chỉ mục, cấu trúc,…
Những câu lệnh tương tự như ngôn ngữ lập trình để từ đó có thể xác định cấu trúc và những lược đồ cơ sở dữ liệu. Data Definition Language bao gồm có những nút lệnh như CREATE, DROP, ALTER, RENAME, TRUNCATE. Các nút lệnh này có thể được người dùng sử dụng để thêm, xóa hoặc để sửa đổi các bảng nằm ở trong cơ sở dữ liệu.
Lịch sử phát triển của Data Definition Language
Data Definition Language lần đầu tiên xuất hiện và được biết đến là nhờ sự liên quan đến mô hình cơ sở dữ liệu Codasy. Codasy được thành lập như một tập đoàn vào thời điểm năm 1959 để hướng dẫn kỹ sư CNTT phát triển nên những ngôn ngữ lập trình đạt tiêu chuẩn cũng như tạo ra một số các tiêu chuẩn kỹ thuật khác.
Năm 1969, Codasy đã xuất bản những đặc tả ngôn ngữ đầu tiên cho những mô hình dữ liệu của họ. Về sau, Data Definition Language được sử dụng để chỉ ra một tập hợp con của SQL để từ đó khai báo bảng, cột, kiểu dữ liệu và các thông số ràng buộc có liên quan.
Những nút lệnh thường dùng của Data Definition Language
Dưới đây là những nút lệnh của Data Definition Language phổ biến thường gặp nhất:
CREATE
Lệnh Create là triển khai xây dựng nên một bảng mới, được thực hiện với cú pháp dưới đây:
*CREATE TABLE [tên bảng] ([định nghĩa cột]) [tham số bảng];
Cho ví dụ: Tạo bảng danh sách Nhân Viên (tên nhân viên, varchar);
Lưu ý:
Dấu chấm phẩy bắt buộc sẽ phải xuất hiện ở cuối của câu lệnh, mang ý nghĩa yêu cầu hệ thống phải xử lý tất cả mọi thứ trước nó. Trường hợp không sử dụng đặt dấu chấm phẩy cuối câu lệnh sẽ nhận được những kết quả lỗi hoặc có kết quả không đúng, không chính xác.
Kiểu dữ liệu thường được người dùng sử dụng nhất khi tạo ra bảng gồm chuỗi (VARCHAR hoặc CHAR), các số (NUMBER hoặc INTEGER), dữ liệu ngày (DATE). Các chỉ định về kiểu dữ liệu của mỗi hệ thống sẽ có sự khác biệt với nhau.
ALTER
Alter là câu lệnh sử dụng để chỉnh sửa những bảng cơ sở dữ liệu đang hiện có. Lệnh này cho phép có thêm cột bổ sung, có thể loại bỏ được những cột dữ liệu hiện đang có hoặc có sự thay đổi kiểu dữ liệu của các cột liên quan đến bảng cơ sở dữ liệu. Alter được thực hiện triển khai với cú pháp dưới đây:
*Alter loại đối tượng tên đối tượng tham số
Cho ví dụ: Alter Table Nhân viên ADD/ DROP Tuổi (worker_pk);
Trong ví dụ trên đã thêm vào từ khóa là “Tuổi” vào trong bảng để từ đó có thêm một ràng buộc và thực hiện các giá trị. Ràng buộc “worker_pk” chính là khóa chính nằm ở trên bảng Nhân viên.
Lệnh DROP
Drop là lệnh được sử dụng để xóa đi những đối tượng như là bảng, các chỉ mục hoặc các dạng xem. Sử dụng câu lệnh Drop, người dùng cần phải hết sức cẩn thận vì khi thực hiện câu lệnh này sẽ không thể phục hồi dữ liệu lại được. Mỗi đối tượng sau khi đã bị hủy thì sẽ không có cách nào để có thể khôi phục lại được nữa.
Drop được thực hiện với cú pháp cụ thể như sau:
*Drop loại đối tượng tên đối tượng;
Cho ví dụ: Drop Table Nhân viên
Trường hợp này bảng danh sách nhân viên sẽ bị xóa ở trong cơ sở dữ liệu.
Câu lệnh TRUNCATE
Tương tự như câu lệnh Drop, Truncate cũng được sử dụng để xóa nhanh tất cả những bản ghi ra khỏi bảng, nhanh hơn rất nhiều so với việc thực hiện thao tác Delete. Nếu như Drop sẽ phá hủy hoàn toàn dữ liệu của một bảng thì lệnh Truncate vẫn sẽ giữ nguyên được đầy đủ các cấu trúc để từ đó có thể sử dụng lại các dữ liệu cần thiết sau này. Truncate được thực hiện với cú pháp:
*Truncate Table tên_bảng;
Ví dụ: Truncate Table Nhân viên;
Ví dụ này đã đánh dấu tất cả những phạm vi có ở trong bảng nhân viên, chúng sẽ bị bỏ trống cho đến khi được người dùng tái sử dụng lại.
Ngoài ra, người dùng còn có thể tham khảo thêm một số những nút lệnh khác thường được sử dụng khá phổ biến như là RENAME, COMMENT.
Rename là một câu lệnh thường được sử dụng chung cùng với Alter Table để từ đó thay đổi tên của những đối tượng được đưa ra.
Câu lệnh Comment thường được sử dụng để từ đó thêm những nhận xét ở ngoài dòng và ở trong dòng.
Những tính năng hữu ích nhất Data Definition Language
Data Definition Language (DDL) sở hữu những ưu điểm như sau:
- Ưu điểm lớn nhất của Data Definition Language đó là tính đồng nhất.
- Thông qua Data Definition Language, những hình thức lược đồ cơ sở dữ liệu đều có thể được viết ở dưới dạng câu lệnh và có thể được lưu trữ một cách rất dễ dàng.
- DDL là một tập hợp những tiêu chuẩn để tất cả những ngôn ngữ truy vấn có sở hữu cấu trúc tuân theo.
- Đơn giản và có thể dễ dàng viết câu lệnh về sau
- DDL, DML, DCL, và DQL mang lại sự đồng nhất cơ bản của tất cả những ngôn ngữ truy vấn trong cấu trúc hiện có.
Ứng dụng của Data Definition Language
Người dùng có thể tạo DDL ở trong một tập lệnh cho những đối tượng cơ sở dữ liệu khác nhau để:
- Thiết lập nên một hệ thống thử nghiệm, trong đó có các cơ sở dữ liệu hoạt động giống như là một hệ thống sản xuất nhưng không có chứa các thông tin dữ liệu,
- Giữ lại một bản sao lưu nhanh về các cấu trúc cơ sở dữ liệu
- Tạo mẫu cho những đối tượng mới mà bạn có thể thiết lập dựa trên những đối tượng hiện có. Ví dụ: Bạn tạo mới DDL cho bảng danh sách Khách hàng, sau đó chỉnh sửa lại DDL cho các bảng danh sách khách hàng mới với cùng một loại lược đồ.
- Bạn có thể sử dụng những câu lệnh DDL để từ đó tạo lại mọi thứ về cơ sở dữ liệu ngoại trừ những nội dung chi tiết của chúng. Bạn dùng Data Definition Language để tạo lại hoàn toàn một cơ sở dữ liệu mới hoặc chỉ tạo ra một khía cạnh dữ liệu nhất định.
Những lưu ý về cách sử dụng DDL
- Đặt ra những tùy chọn chung cho việc thiết lập nên DDL: Sử dụng trang tạo DDL tùy chọn để từ đó có thể chỉnh sửa lại những tùy chọn chung cho những tập lệnh DDL.
- Đặt tùy chọn để từ đó có thêm câu lệnh SQL vào trong tập lệnh DDL được tạo dựng: Sử dụng các trang mẫu ở trong cửa sổ tùy chọn để từ đó đặt lại, thêm các câu lệnh SQL vào ở đầu hoặc ở cuối của tập lệnh DDL.
- Đặt ra tùy chọn trong việc quản lý các đặc quyền: Bạn có thể cung cấp, hoặc thực hiện việc thu hồi hay là sửa đổi những đặc quyền cho những đối tượng dữ liệu khác nhau. Sử dụng các trang Quản trị Ủy quyền để từ đó có thể đặt lại tùy chọn cho việc tạo ra những DDL quản lý đặc quyền.
- Tạo ra tập lệnh DDL bằng các trình hướng dẫn: Sử dụng trình hướng dẫn để tạo ra những DDL, xuất ra những đối tượng dữ liệu hoặc những mô hình dữ liệu sang các tập lệnh DDL
- Chỉnh sửa các tập lệnh DDL: Tập lệnh DDL có thể thực hiện chỉnh sửa sau khi đã khởi tạo.
- Sự can thiệp của DDL thật sự vô cùng cần thiết trong quá trình vận hành các hệ thống cơ sở dữ liệu, giúp người dùng có thể thêm, bớt hay loại bỏ đi những sai số, đưa ra một dạng cấu trúc hoàn chỉnh.
Có nên lựa chọn Data Definition Language cho các giao dịch?
Ngày nay, có nhiều cơ sở dữ liệu cung cấp Data Definition Language giao dịch, giúp bạn nhanh chóng giải quyết những sự cố tức thì bằng cách cung cấp trở lại một bản nâng cấp hoạt động gần đây nhất. Để đáp ứng được toàn diện những nhu cầu đã đặt ra thì người dùng hãy chọn một cơ sở dữ liệu cung cấp các DDL giao dịch. Lưu ý những ứng dụng luôn phải ở trạng thái trực tuyến để cơ sở dữ liệu có thể đơn giản hóa việc thực hiện nâng cấp.
DDL đóng vai trò vô cùng quan trọng đối Hệ quản trị cơ sở dữ liệu. DDL là một phần không thể thiếu trong quá trình thiết lập, khởi tạo và thao tác các bảng ở trong hệ quản trị cơ sở dữ liệu, giúp cho việc khai thác các thông tin dữ liệu trở nên dễ dàng và linh hoạt hơn. DLL là một câu lệnh cơ bản trong hệ quản trị cơ sở dữ liệu nên hầu hết tất cả các cơ sở dữ liệu ngày nay đều đang sử dụng DDL.
Với nội dung trên đây bạn đã có thể hiểu thêm về Data Definition Language (DDL) là gì cũng như tầm quan trọng của chúng như thế nào. Những ứng dụng của DDL cũng là rất đa dạng.