Đất thuộc hành lang công trình công cộng có được cấp sổ đỏ không?
BÀI LIÊN QUAN
Người trên 60 tuổi có được đứng tên thế chấp sổ đỏ không?Đất phi nông nghiệp khi nào được chuyển sang đất ở?Đất khai hoang có được cấp sổ đỏ không?CÂU HỎI:
Gia đình tôi có thửa đất 150m2 nằm sát bờ sông có giấy tờ và hoàn thành các nghĩa vụ nộp thuế đầy đủ. Trong quá trình sử dụng từ năm 1990 tới nay, gia đình tôi nhiều lần cạp bờ chống lở đất nên diện tích của thửa đất tăng lên 200m2. Nay gia đình tôi làm thủ tục xin cấp sổ đỏ cho mảnh đất theo diện tích thực tế là 200m2.
Xin hỏi, gia đình tôi có thể xin cấp sổ đỏ cho cả 200m2 không? Nếu được thì tôi cần làm những thủ tục gì? Các khoản thuế và phí tôi phải nộp được tính như thế nào?
TRẢ LỜI
Luật sư Vũ Thị Quyên (Đoàn Luật sư TP Hà Nội) cho biết: Đất thuộc hành lang công trình công cộng khá phổ biến nhưng nhiều người dân còn gặp vướng mắc trong quá trình sử dụng như có được cấp Sổ đỏ, được phép xây dựng nhà ở hoặc công trình khác không.
1. Đất thuộc hành lang công trình công cộng là gì?
Căn cứ khoản 1 Điều 157 Luật Đất đai 2013, đất xây dựng công trình công cộng có hành lang bảo vệ an toàn gồm: Đất xây dựng các hệ thống giao thông, đê điều, thủy lợi, hệ thống cấp nước, hệ thống thoát nước, hệ thống xử lý chất thải, dẫn xăng dầu, hệ thống dẫn điện, thông tin liên lạc, dẫn khí và đất thuộc hành lang bảo vệ an toàn các công trình này.
2. Quy định sử dụng đất trong hành lang công trình công cộng
Căn cứ Điều 157 Luật Đất đai 2013 và được hướng dẫn bởi Điều 56 Nghị định 43/2014/NĐ-CP, tổ chức trực tiếp quản lý công trình công cộng có hành lang bảo vệ an toàn có trách nhiệm chủ trì phối hợp với UBND xã, phường, thị trấn và Phòng Tài nguyên và Môi trường nơi có công trình rà soát hiện trạng sử dụng đất trong phạm vi hành lang an toàn công trình để kiến nghị cơ quan có thẩm quyền giải quyết theo quy định sau:
- Trường hợp sử dụng đất có ảnh hưởng đến việc bảo vệ an toàn công trình công cộng hoặc trường hợp hoạt động của công trình có ảnh hưởng trực tiếp đến đời sống, sức khỏe của người sử dụng đất thì cơ quan có chức năng quản lý nhà nước đối với công trình tiến hành thẩm định mức độ ảnh hưởng, nếu phải thu hồi đất thì đề nghị UBND cấp có thẩm quyền để quyết định thu hồi đất đó.
Người có đất thu hồi được bồi thường, hỗ trợ với đất và tài sản gắn liền với đất đã có từ trước khi công bố hành lang an toàn công trình, được tái định cư theo quy định pháp luật.
Trường hợp sử dụng đất gây ảnh hưởng đến việc bảo vệ an toàn công trình thì chủ công trình và người sử dụng đất phải có những biện pháp khắc phục. Chủ công trình phải chịu trách nhiệm với việc khắc phục đó; nếu không khắc phục được thì Nhà nước sẽ thu hồi đất và người có đất thu hồi được bồi thường, hỗ trợ, tái định cư theo quy định pháp luật.
- Trường hợp sử dụng đất không thuộc trường hợp trên thì người đang sử dụng đất trong hành lang được tiếp tục sử dụng đất theo đúng mục đích đã xác định và phải tuân theo quy định về bảo vệ an toàn công trình.
- Đất trong hành lang được cấp Giấy chứng nhận nếu có đủ điều kiện, trừ trường hợp đã có thông báo thu hồi hoặc quyết định thu hồi đất.
Người được cấp Giấy chứng nhận chỉ được sử dụng đất theo đúng mục đích của đất đó.
3. Đất thuộc hành lang công trình công cộng có thể được cấp Sổ đỏ
Điểm c khoản 4 Điều 56 Nghị định 43/2014/NĐ-CP quy định như sau:
“c) Đất trong hành lang an toàn công trình được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất đối với trường hợp có đủ điều kiện được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất theo quy định của Luật Đất đai, trừ trường hợp đã có thông báo thu hồi đất hoặc quyết định thu hồi đất.
Người được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất chỉ được sử dụng đất theo quy định tại Điểm b Khoản này.”.
Như vậy, nếu có đủ điều kiện thì được cấp Giấy chứng nhận theo quy định, trừ trường hợp đã có quyết định thu hồi đất hoặc thông báo thu hồi đất.
Nói cách khác, đất trong hành lang an toàn công trình công cộng vẫn được cấp Giấy chứng nhận nếu sử dụng đất đó trước thời điểm công bố hành lang an toàn công trình công cộng và có đủ điều kiện được cấp.
4. Đất thuộc hành lang công trình công cộng được xây dựng không?
Đất thuộc hành lang công trình công cộng có nhiều loại khác nhau, tùy thuộc vào từng trường hợp mà có thể được xây dựng hoặc công trình xây dựng được phép tồn tại nếu đáp ứng đủ điều kiện, cụ thể:
4.1. Đất thuộc hành lang an toàn giao thông đường bộ
Căn cứ khoản 4 Điều 56 Nghị định 43/2014/NĐ-CP và quy định về chỉ giới đường đỏ và chỉ giới xây dựng cũng như khoảng lùi quy định tại Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về quy hoạch xây dựng ban hành kèm theo Thông tư 01/2021/TT-BXD, cụ thể:
- Đất thuộc hành lang an toàn giao thông nhưng không vi phạm chỉ giới xây dựng thì được phép xây dựng.
- Đất thuộc hành lang an toàn giao thông nhưng vi phạm chỉ giới xây dựng (nằm ngoài chỉ giới xây dựng, chỉ giới đường đỏ hoặc thuộc khoảng lùi) thì không được phép xây dựng.
4.2. Đất thuộc đường điện cao thế
Điều 13 Nghị định 14/2014/NĐ-CP và điểm b khoản 9 Điều 1 Nghị định 51/2020/NĐ-CP quy định điều kiện để nhà ở, công trình có người sinh sống, làm việc được tồn tại trong hành lang bảo vệ an toàn đường dây dẫn điện cao áp trên không điện áp đến 220 kV nếu đáp ứng đủ các điều kiện sau:
- Mái lợp, tường bao phải làm bằng vật liệu không cháy.
- Không gây cản trở đường ra vào để kiểm tra, thay thế, bảo dưỡng các bộ phận của đường dây.
- Khoảng cách từ bất kỳ bộ phận nào của nhà ở, công trình có người sinh sống, làm việc trong đó đến dây dẫn điện gần nhất khi dây ở trạng thái võng cực đại không nhỏ hơn khoảng cách trong bảng sau:
Cường độ điện trường nhỏ hơn 05 kV/m tại điểm bất kỳ ở ngoài nhà cách mặt đất 01 mét và nhỏ hơn hoặc bằng 01 kV/m tại điểm bất kỳ ở bên trong nhà cách mặt đất 01 mét.
Riêng nhà ở, công trình trong hành lang đường dây dẫn điện trên không có điện áp 220 kV, ngoài đáp ứng các điều kiện trên thì các kết cấu kim loại của nhà ở, công trình còn phải được nối đất theo quy định kỹ thuật nối đất.