meeyland app
Meey Land
Cổng thông tin bất động sản xác thực 4.0
Tải ứng dụng

Đắk Nông: Sốt đất hạ nhiệt, nhiều nhà đầu tư sợ "ôm bom"

Chủ nhật, 12/06/2022-16:06
Sau nhiều tháng tăng nóng, thời gian gần đây, thị trường bất động sản, cụ thể là đất nông nghiệp, đất đồi, đất ven sông, hồ - ở nhiều tỉnh thành phía Nam và Tây nguyên đã hạ nhiệt.

Người bán nhiều hơn người mua

Theo Người lao động, trên các hội nhóm, diễn đàn mua bán đất nghỉ dưỡng, đất view đẹp ở các tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu, Đồng Nai, Lâm Đồng, Gia Lai, Đắk Lắk, Đắk Nông... những thông tin rao bán đất như: "Chuẩn bị tới ngày công chứng nhưng không xoay được tiền, bán thu hồi vốn 4 ha đất có hồ, có nhà... ở Lâm Hà", "Cần ra nhanh đất đồi triền đẹp nằm ngay khu dân cư, thích hợp nghỉ dưỡng, trồng cây ăn trái, diện tích 4 ha giá chỉ 3,5 tỷ đồng" xuất hiện dày đặc, nhưng giao dịch thành công rất ít. Diễn biến này trái ngược so với những tháng trước, khi thị trường còn sôi động, rất nhiều người có nhu cầu đăng tìm mua đất, thậm chí xảy ra tình trạng tranh nhau đặt cọc mỗi khi có ai đó đăng bán mảnh đất đẹp với giá cả hợp lý.

Ông Phan Tín - nhà ở khu vực xã Đắk Som, huyện Đắk Glong, tỉnh Đắk Nông chia sẻ, khi mới  xuất hiện thông tin có doanh nghiệp sắp đầu tư vào khu vực hồ Tà Đùng làm dự án khu đô thị, nghỉ dưỡng, giá đất khu vực này liên tục "nhảy múa". Nhiều mảnh đất khách vừa đặt cọc đã tăng giá gấp 2-3 lần, người mua chỉ cần sang tay tiền đặt cọc là có thể lời gấp đôi chỉ trong vài tuần. Nhưng đến nay, khi thị trường lắng dịu thấy rõ, một số người ôm đất giá cao đang phải chạy vạy khắp nơi tìm khách hàng bán lại.


Khi thị trường lắng dịu, một số người ôm đất giá cao đang phải chạy vạy khắp nơi tìm khách hàng bán lại
Khi thị trường lắng dịu, một số người ôm đất giá cao đang phải chạy vạy khắp nơi tìm khách hàng bán lại

Ông Hoàng - nhà đầu tư ở TP. Thủ Đức (TP. Hồ Chí Minh) cho biết, ông định mua chung với người bạn mảnh đất rộng 1 ha mặt tiền khu trung tâm TP. Gia Nghĩa, tỉnh Đắk Nông nhưng khi vừa đặt cọc thì thị trường chứng khoán lao dốc không phanh. Theo đó, cả ông Hoàng và người bạn đều bị lỗ nặng, không còn tiền đầu tư đất đành phải hủy cọc, mất trăm triệu vì rao bán khắp nơi nhưng không ai mua. Còn bà Thư (sống tại xã Bàu Lâm, huyện Xuyên Mộc, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu) chia sẻ, tháng trước bà nhận cọc 300 triệu đồng để bán mảnh vườn diện tích 5.000 m2 cho một khách hàng ở TP. Hồ Chí Minh. Tuy nhiên, mới đây người khách đó gọi điện nói muốn lấy lại cọc vì thế chấp căn hộ tại TP. Hồ Chí Minh để vay tiền nhưng ngân hàng không giải ngân. "Tôi thấy họ cũng đang khó khăn về vốn nên đồng ý trả lại 200 triệu đồng, chỉ giữ lại 100 triệu đồng coi như phí giữ chỗ" - bà Thư cho hay.

Còn ông Minh - chuyên môi giới đất vườn, đất ven sông, hồ tại khu vực huyện Cẩm Mỹ, tỉnh Đồng Nai thừa nhận gần đây, mọi giao dịch đất đai gần như "dậm chân tại chỗ", khách hẹn đặt cọc đều bỏ ngang.

Tại các huyện Bảo Lộc, Lâm Hà, Bảo Lâm, TP Đà Lạt... thuộc tỉnh Lâm Đồng, do chính quyền địa phương siết chặt việc phân lô, tách thửa nên mọi hoạt động giao dịch mua bán đất ở những khu vực này gần như đóng băng. "Ai cần tiền gấp, muốn bán nhanh phải chấp nhận hạ giá, nếu không sẽ ôm hàng" - bà Mỹ Phương (người môi giới quanh khu vực Tà Nung, Nam Ban của huyện Lâm Hà, tỉnh Lâm Đồng) cho biết.


Môi giới thừa nhận mọi giao dịch đất đai gần như "đứng im", khách hẹn đặt cọc đều bỏ ngang
Môi giới thừa nhận mọi giao dịch đất đai gần như "đứng im", khách hẹn đặt cọc đều bỏ ngang

Giá sẽ còn tiếp tục giảm

Theo Tổng giám đốc một công ty bất động sản chuyên đầu tư, giao dịch ở các tỉnh cho biết, thị trường bất động sản ở các tỉnh đã chững lại khoảng 2 tháng trở lại đây vì nhiều lý do nhưng phần lớn là vì dòng tiền bị siết lại. Một phần cũng do giá đất nhiều địa phương bị đẩy lên quá cao trong 2 năm trở lại đây, có những mảnh đất tăng 200% - 300% trong vài tháng khiến những người vào sau sợ rủi ro nên không dám đầu tư.

Ông Trần Khánh Quang - chuyên gia tài chính, bất động sản cho rằng, thị trường bất động sản ở các tỉnh đang hạ nhiệt, không còn sôi động như trước đây vì hầu hết các nhà đầu tư lớn, những người có nguồn tài chính từ 20-30 tỷ đồng trở lên đã rút từ sớm, thay vào đó họ chuyển sang trú ẩn vào những phân khúc bất động sản còn dư địa tăng giá, dễ giao dịch như đất nền, nhà phố ở gần TP. Hồ Chí Minh. 

"Nhà đầu tư muốn đầu tư sản phẩm có tính thanh khoản chứ không cần lời nhiều nữa. Đối với đất nền riêng lẻ, đặc biệt là những lô đất có giá trị lớn 20-30 tỉ đồng đều không bán được, giao dịch các phân khúc khác cũng chậm lại" - ông Quang thông tin.

Nhiều chuyên gia kinh tế dự báo, nửa cuối năm nay, giá căn hộ chuẩn ở TP. Hồ Chí Minh sẽ giao động nhẹ. Còn tất cả những phân khúc khác như đất nền, nhà phố... đã bị thổi giá tăng quá ảo sẽ mất thanh khoản trong thời gian dài nếu tiếp tục neo giá bán như hiện nay. Vì vậy, việc giá bất động sản có thể được nhà đầu tư bán giảm 20 - 30% so với thị trường là hoàn toàn có thể xảy ra.


 
 

Hấp dẫn là vậy, nhưng việc tìm mua bất động sản ở tỉnh không hề dễ dàng. Một bộ phận lớn người mua nhà đất đến từ Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh và khoảng cách địa lý khiến việc chắt lọc, kiểm định thông tin bị hạn chế. Do đó, khi mua nhà đất ở tỉnh cần lưu ý một số điều như:

Một là, tham khảo các nguồn thông tin uy tín, kết hợp linh hoạt giữa kênh online và các kênh truyền thống. Người mua có thể tiết kiệm thời gian bằng cách tìm hiểu, sàng lọc thông tin, so sánh giá qua các website bất động sản, sau đó đến xem tận nơi để kiểm chứng.

Hai là, tham khảo đánh giá, trải nghiệm từ những cá nhân, đơn vị uy tín. Giống như khi mua món đồ gì đó, mọi người thường đọc và xem đánh giá từ người dùng và chuyên gia trước, thì đối với mua nhà, đất cũng nên như vậy.

Ba là, cẩn trọng khi đi theo người khổng lồ. "Thường khi doanh nghiệp về tỉnh khảo sát dự án thì giá đất đã tăng. Các nhà đầu tư lao theo vì sợ mất cơ hội. Thực tế cơ hội không mất đâu, cái mất duy nhất là tiền của chúng ta nếu cứ đầu tư theo thông tin nghe được mà không chủ động chắt lọc phân tích và kiểm định", chuyên gia cảnh báo.

Theo: Reatimes.vn
Copy link
Chia sẻ:

Cùng chủ đề

Hà Nội "ra tối hậu thư" cho dự án NOXH của Liên danh Handico - Viglacera

Vành đai 4 thi công "xôi đỗ": Người dân có tâm lý chờ áp dụng quy định mới

Dự án "treo" 16 năm tại huyện Đan Phượng bị Hà Nội chính thức "khai tử"

Hà Nội duyệt quy hoạch đô thị có trường đua ngựa 420 triệu USD

Bình Định: Lộ diện chân dung nhà đầu tư khu đô thị gần 3.000 tỷ sau nhiều lần thông báo đấu giá

Livestream bán hàng bùng nổ và các cơ hội việc làm dành cho người trẻ

Bất động sản Hòa Bình kỳ vọng "cất cánh" với khu đô thị sinh thái gần 1.500 tỷ

Thái Bình có thêm khu công nghiệp hơn 330ha

Tin mới cập nhật

Hàn Quốc: Phát triển robot “Iron Man”, giúp người bị liệt nửa người có thể đi lại

12 giờ trước

Người Hà Nội ưu tiên chung cư, TP.HCM chọn nhà riêng

12 giờ trước

Bất động sản bất ngờ dẫn đầu lợi nhuận của quý IV/2024

12 giờ trước

Hà Nội "ra tối hậu thư" cho dự án NOXH của Liên danh Handico - Viglacera

12 giờ trước

Doanh nghiệp bất động sản chủ động "hút" vốn qua phát hành trái phiếu khi kênh truyền thống bị siết

1 ngày trước