Đá vôi và đá cuội đá nào cứng hơn?
BÀI LIÊN QUAN
Đá vôi là gì? Tìm hiểu đá vôi hình thành như thế nàoKhái quát về đá vôi và tại sao cần khai thác đá vôi hợp lý?Bột đá vôi dùng là gì? Những điều có thể bạn chưa biết?Định nghĩa về đá vôi
Đá vôi hay được gọi là calcium carbonate là một loại đá trầm tích có chứa các khoáng vật canxit và các dạng kết tinh khác nhau của canxi cacbonat. Nó rất ít khi tồn tại ở dạng tinh khiết mà thường sẽ bị lẫn các tạp chất như đá phiến silic, đất sét, bùn, cát, đá macma, silica,… Chính vì vậy nên đá vôi thường có những màu như màu trắng, màu tro, màu xanh nhạt, đôi khi là cả màu đen hoặc màu hồng sẫm.
Thành phần chính trong đá vôi chính là canxi cacbonat và đá vôi có công thức hóa học là CaCO3.
Đá vôi có công dụng gì?
-
Đá vôi được chủ yếu dùng nhiều trong ngành công nghiệp xây dựng, cẩm thạch và là thành phần chính trong xi măng hoặc quá trình sản xuất ra vôi.
-
Đá vôi là chất độn của sơn: Độ mịn và sự phân bố kích thước của những hạt canxi cacbonat có ảnh hưởng đến độ trắng sáng của quá trình sơn phủ bề mặt. Bên cạnh đó, đá vôi cũng có độ sáng cao, độ hấp thụ dầu khá thấp, độ phân tán tốt và rất bền ở trong môi trường, khả năng ăn mòn khá thấp, độ pH ổn định và nâng cao tính năng chống ăn mòn của sản phẩm;
-
Dùng nhiều trong các ngành sản xuất sơn nước và góp phần trong việc làm tăng khả năng quang học và tăng trọng lượng của sơn.
-
Đá vôi là chất xử lý môi trường nước trong ngành nuôi trồng thủy sản
-
Canxi cacbonat còn có khả năng hấp thu các khí độc tích tụ ở đáy ao như ammonia,cacbonic, hydro sunfua,… và làm giảm độ axit có trong nước và giảm tỷ trọng kim loại nặng có trong nước nuôi.
-
Đá vôi còn phân hủy xác tảo và tạo kết tủa với các chất lơ lửng trong ao nuôi, giúp cân bằng và làm ổn định trong môi trường nước.
-
Canxi cacbonat còn giúp ổn định màu nước, làm sạch và làm tăng lượng oxy hòa tan có trong nước.
-
Hạn chế các mầm bệnh phát triển và tiêu diệt vi khuẩn có hại trong nước,…
-
Trong y tế, canxi cacbonat có vai trò là loại thuốc bổ sung khẩu phần canxi và làm chất nền cho thuốc viên của nhiều loại dược phẩm.
-
Đá vôi được sử dụng là chất làm trắng trong tráng men các đồ gốm sứ. Ngoài ra, bột vôi cũng còn được dùng để sản xuất phấn viết bảng.
Đá vôi có những tính chất gì?
Những tính chất vật lý của đá vôi
-
Đá vôi tồn tại ở thể rắn, có màu trắng, màu tro, màu xanh nhạt, thậm chí là màu đen hoặc màu hồng sẫm.
-
Độ cứng của đá vôi là 3 nên nếu thắc mắc đá vôi và đá cuội đá nào cứng hơn thì câu trả lời là đá vôi không cứng bằng đá cuội.
-
Khối lượng riêng của đá vôi: Khoảng 2600 - 2800 kg/m3.
-
Cường độ chịu lực nén của đá vôi: 45 -80 MPa.
-
Độ hút nước của đá vôi: 0,2 ÷ 0,5%.
Những tính chất hóa học của đá vôi
-
Tác dụng được với axit mạnh và giải phóng khí CO2
CaCO3 + 2HCl —> CaCl2 + CO2 + H2O
-
Khi đá vôi bị nung nóng trên 825 độ C thì sẽ tạo ra oxit canxi (vôi sống) và giải phóng khí CO2.
CaCO3 —> CaO + CO2
-
Phản ứng đá vôi với nước có hòa tan cacbon dioxit để tạo thành canxi bicacbonat hòa tan trong nước:
CaCO3 + CO2 +H2O—> Ca(HCO3)2
Phản ứng này chính là nguyên nhân gây ra sự ăn mòn trong các núi đá vôi, sự tạo thành của các hang động và hiện tượng nước cứng.
Ứng dụng của đá vôi trong cuộc sống
– Đá vôi được sử dụng nhiều trong ngành công nghiệp xây dựng, cẩm thạch hoặc là thành phần cấu thành trong xi măng hoặc sản xuất ra vôi.
– Đá vôi Canxi cacbonat còn được sử dụng rất nhiều trong ngành sơn
– Đá vôi là một chất xử lý môi trường nước: Canxi cacbonat hấp thụ các khí độc tích tụ ở đáy ao như: (NH3,H2S,CO2,…) và axit trong nước, giảm tỷ trọng của các kim loại nặng và độc hại trong các ao nuôi. Đá vôi giúp phân hủy xác tảo và các chất lơ lửng bẩn có trong ao nuôi, từ đó giúp cân bằng môi trường nước và ổn định độ pH. Canxi cacbonat còn giúp ổn định màu nước, hạn chế có váng và làm sạch nước, tăng lượng oxy được hòa tan trong nước. Đá vôi còn giúp hạn chế mầm bệnh phát triển, vi khuẩn có hại trong nước và vi khuẩn phát sáng trong ao nuôi…
– Đá vôi (CaCO3) còn thường được sử dụng rộng rãi trong ngành y tế với vai trò là thuốc bổ sung khẩu phần canxi giá rẻ và là chất khử chua. Nó cũng được sử dụng trong ngành công nghiệp dược phẩm làm chất nền cho thuốc viên từ loại dược phẩm khác.
– Bên cạnh đó thì đá vôi (CaCO3) còn được biết đến là một chất làm trắng trong việc tráng men làm đồ gốm sứ. Và bột vôi cũng được người ta gọi là đá phấn vì đây là thành phần chính làm nên phấn viết bảng, phấn viết ngày nay có thể làm ngay canxi cacbonat hoặc thạch cao hay sunfat canxi ngậm nước.
Đá cuội
Định nghĩa đá cuội
Đá cuội là một trong những loại đá tự nhiên có kích thước tương đối nhỏ, các góc được bo nhẵn do có tác động của nước, gió hoặc sóng biển, kích thước của đá cuội dao động từ khoảng 10-25mm (đá cuội nhỏ) cho đến 50-100mm (đá cuội lớn). Đá cuội được hình thành từ cuội nên còn được người ta gọi là cuội kết và là một trong những vật liệu đầu tiên được con người sử dụng từ thời kỳ đồ đá.
Đá cuội có thể được bắt gặp ở rất nhiều nơi nhưng tập trung phổ biến tại các dòng sông, dòng suối hoặc tại những bãi biển. Bãi biển mà có thành phần đá cuội chiếm đa số thì người ta gọi đó là bãi biển cuội và các bãi biển dạng này thì thường bị xâm thực bởi hoạt động của những con sóng.
Đá cuội có rất nhiều màu sắc và kiểu dáng khác nhau, chúng có đặc điểm tương đối giống với đá thạch anh, độ bo góc của đá cuội lớn hay nhỏ còn tùy thuộc vào mức độ tác động của sóng biển hoặc dòng nước chảy.
Đá cuội có những công dụng gì?
Vào thời xa xưa đá cuội thường được sử dụng với mục đích chính là chế tạo những công cụ vũ khí, làm nhà hoặc làm các công trình xây dựng. Ngày nay đá cuội có rất nhiều công dụng khác nhau, tuy nhiên do không có được màu sắc bắt mắt nên đá cuội chủ yếu được sử dụng để gia cố trong các công trình xây dựng, trang trí bể cá và tiểu cảnh. Ngày nay ở một số nhà hàng đồ nướng, chúng ta có thể bắt gặp những viên đá cuội được đặt lên than để nướng thay cho những bếp nướng truyền thống.
Đá cuội có những đặc điểm gì?
Đá cuội là một trong những loại đá tự nhiên, có hình dáng tròn hoặc dẹt với các góc bo tròn do chịu tác động của nước, gió hoặc sóng biển trong khoảng thời gian dài. Tuỳ thuộc vào xuất xứ mà có thể phân ra thành đá cuội suối, đá cuội biển hoặc đá cuội đồi. Tuy nhiên đá cuội suối là loại đá được sử dụng phổ biến nhất trong trang trí các sân vườn hiện nay.
Loại đá này rất đa dạng về màu sắc, do vậy chúng ta có thể nhìn thấy nó trong nhiều màu khác nhau như: màu đen, trắng, vàng, nâu, xám… Chúng cũng có rất nhiều kích thước khác nhau từ 2 – 12cm với loại đá cuội nhỏ và từ 50 – 100cm hoặc có thể hơn với loại đá cuội lớn. Tùy thuộc vào từng tiểu cảnh mà bạn có thể lựa chọn những loại đá cuội có kích thước, hình dáng và sắc màu phù hợp nhé.
Những ứng dụng của đá cuội trong cuộc sống
Với vẻ đẹp của chúng, đá cuội hiện đang rất được lòng người yêu thiên nhiên và muốn đưa thiên nhiên vào trong ngày chính ngôi nhà của họ. Chúng đã chứng tỏ được sự quan trọng khi góp mặt trong rất nhiều lĩnh vực như:
Trang trí đá cuội cho cảnh quan sân vườn
Cùng với sỏi thì đá cuội được sử dụng rất nhiều trong việc trang trí sân vườn. Chúng thường được dùng để rải lối đi hoặc rải chậu cây cảnh. Nhằm tạo ra cảm giác tự nhiên cho cảnh quan và đặc biệt là trong việc chống xói mòn, giảm bớt sự trơn trượt, tránh việc đất cát bay vào nhà hay hạn chế sự bay hơi nước vào mùa hè… Giúp cho sân vườn luôn tươi đẹp, sạch sẽ và an toàn khi đi lại.
Đặc biệt hơn nữa là bạn có thể dùng những màu sơn để vẽ chữ, các hoa văn, các hình ảnh mà bạn thích lên đá rồi xếp chúng lại theo cách mà bạn muốn. Sau đó bạn xếp chúng tại các lối đi hoặc ốp lên tường, tạo thành một bức tranh tuyệt đẹp.
Nếu bạn thiết kế những mẫu tiểu cảnh khô trong nhà, không dùng các loại đá to thì đá cuội sẽ là một vật liệu trang trí tuyệt vời cho ngôi nhà của bạn. Các tiểu cảnh này có thể được đặt ở dưới gầm cầu thang, góc nhà, hay ban công…Sự đa dạng về hình dáng, kích thước và màu sắc của đá cuội sẽ giúp tiểu cảnh căn nhà bạn thêm nhiều sắc màu và không gian của bạn cũng trở nên sống động hơn.
Tạo thác nước, hòn non bộ, hồ cá Koi bằng đá cuội
Đá cuội tuy không đủ lớn để có thể sắp xếp được toàn bộ các cảnh quan, nhưng chúng lại là vật liệu không thể thiếu trong sân vườn. Chúng được sử dụng để sắp xếp xung quanh các thác nước, hòn non bộ, hay hồ cá Koi… Nhằm tạo nên sự hài hòa và tạo điểm nhấn giúp các cảnh quan giống như những tác phẩm nghệ thuật núi rừng thu nhỏ mà bạn có thể nhìn thấy trong tự nhiên.
Chế tác các sản phẩm mỹ nghệ bằng đá cuội
Đây là một trong những ứng dụng không thể bỏ qua của loại đá này hiện nay. Đá vôi và đá cuội đá nào cứng hơn? Loại đá này có tính chất cứng và dễ chế tác (đục, đẽo, cắt) vậy nên nó được dùng để chế tạo nên các vật dụng trong gia đình như: lavabo đá, đèn đá, hay chậu hoa đá… Những vật dụng làm từ đá cuội luôn đảm bảo độ bền cùng thời gian, không nứt, không bạc màu khi để ở ngoài trời. Vậy nên bạn sẽ không mất quá nhiều chi phí cho việc thay mới.
Đá vôi và đá cuội đá nào cứng hơn?
Như những gì đã chia sẻ phía trên, chúng ta có thể thấy được rằng đá cuội cứng hơn đá vôi. Vậy nên, bạn hãy sử dụng chúng vào những mục đích thích hợp để không xảy ra sự cố nào nhé.
Kết luận
Như vậy, với những thông tin trên chúng tôi đã chia sẻ thì hy vọng bạn đã nắm được những thông tin chính về đá vôi và đá cuội và có thể giải đáp được thắc mắc đá vôi và đá cuội đá nào cứng hơn?. Hy vọng những kiến thức của bài viết đã giúp bạn giải đáp được đá vôi là gì, đá cuội là gì, tính chất, đặc điểm cũng như tác dụng của đá vôi và đá cuội trong cuộc sống hiện nay. Nếu có bất kỳ thắc mắc nào về chủ đề “đá vôi, đá cuội là gì”, đừng quên để lại trong phần nhận xét bên dưới để chúng tôi có thể hỗ trợ bạn nhé