meeyland app
Meey Land
Cổng thông tin bất động sản xác thực 4.0
Tải ứng dụng

Khái quát về đá vôi và tại sao cần khai thác đá vôi hợp lý?

Thứ sáu, 13/05/2022-15:05
Đá vôi là loại đá phổ biến ở Việt Nam, đặc biệt là ở khu vực Đông Bắc. Từ xưa đến nay, đá vôi luôn là một loại đá trầm tích được sử dụng rất nhiều trong cuộc sống của con người. Trong chuyên mục bài viết ngày hôm nay, chúng tôi sẽ giúp bạn đi tìm hiểu rõ về đá vôi và lý do tại sao cần khai thác đá vôi hợp lý nhé.

Khái quát về đá vôi

Đá vôi là một loại đá trầm tích, về thành phần hóa học chủ yếu của loại đá này là khoáng vật calcite và aragonite (các dạng kết tinh khác nhau của cacbonat calci CaCO3). Đá vôi rất ít khi ở dạng tinh khiết, mà thường nó bị lẫn các tạp chất như đá phiến silic, silica và đá mácma cũng như đất sét, bùn, cát, bitum... nên nó có màu sắc từ màu trắng đến màu tro, xanh nhạt, vàng và cả màu hồng đậm, màu đen. Đá vôi có độ cứng là 3, khối lượng riêng của đá vôi là 2.600 ÷ 2.800 kg/m³, cường độ chịu nén của loại đá này là 1700 ÷ 2600 kg/cm², độ hút nước của đá vôi là 0,2 ÷ 0,5%.





Khái quát về đá vôi và tại sao cần khai thác đá vôi hợp lý
Khái quát về đá vôi và tại sao cần khai thác đá vôi hợp lý

Các dạng đá vôi phổ biến ở hiện nay

Qua rất nhiều dạng điều chế sản xuất, đá vôi có thể tạo ra một số dạng khác nhau như, đá vôi ra vôi sống, đá vôi thành bột đá vôi, đá vôi tạo thành đá phấn. 

Vôi sống

Vôi sống được tạo thành khi nung đá vôi ở nhiệt độ cao trên 900 độ C. Các sản phẩm của vôi sống mang lại có phản ứng hóa học cao, thường được sử dụng trong các ngành công nghiệp luyện kim, xử lý nước thải và điều chỉnh độ PH…. 

Vôi bột

Vôi bột là gì? Đó chính là một dạng tinh thể không màu hay bột sẽ có màu trắng, thu được sau khi vôi sống tác dụng với nước. 

Đá phấn

Đá phấn là một dạng của đá trầm tích, khá mềm và tơi xốp. Đây là một dạng đá vôi tự nhiên, chủ yếu chứa các ẩn tinh của khoáng vật axit lên đến 99%. Đá phấn được khai thác rất nhiều trên thế giới, được sử dụng là vật liệu xây dựng và phân bón vôi cho các đồng ruộng. 

Tại sao cần khai thác đá vôi hợp lý? 

Việc khai thác đá vôi đang là vấn đề được quan tâm hiện nay. Nhưng không phải ai cũng có ý thức trong việc khai thác loại đá này. Hãy cùng tìm hiểu xem tại sao cần khai thác đá vôi hợp lý nhé.





Tại sao cần khai thác đá vôi hợp lý
Tại sao cần khai thác đá vôi hợp lý

Tác động của khai thác đá vôi đến môi trường không khí

Ngoài tiếng ồn thì chất ô nhiễm lớn nhất phải kể đến trong hoạt động khai thác đá đó là bụi, sau đó mới nói đến các loại khí thải của các phương tiện vận chuyển, máy móc thiết bị thi công. Những khí thải độc hại này bao gồm: bụi, Pb, SO2, NOx, H2S, CO, muội,…

Các loại khí này khi thâm nhập tầng bình lưu thường là các tác nhân gây nên khói quang hoá, phá huỷ tầng ozon, góp phần tạo nên hiệu ứng nhà kính, ảnh hưởng chung đến thời tiết trên toàn cầu. Ở tầng đối lưu, các loại khí này còn có khả năng kết hợp với hơi nước tạo ra các hạt mù axit, hoặc hoà tan vào nước mưa làm giảm độ pH của nước xuống đến 5,5. Khi rơi xuống mặt đất nó sẽ làm gia tăng khả năng hòa tan các kim loại nặng trong đất, làm chai đất, phá huỷ rễ cây và hạn chế khả năng đâm chồi, giảm năng suất của cây trồng. 

Đối với sức khỏe con người, các khí này cũng có khả năng gây kích ứng niêm mạc phổi ở nồng độ thấp. Ở nồng độ cao và lâu dài, chúng có thể gây nên loét phế quản, giảm khả năng hấp thụ oxy của các phế nang và tác động không tốt đến hệ tim mạch, gây suy nhược cơ thể. Đặc biệt khi có mặt đồng thời của SO3 thì các tác động lên cơ thể sống sẽ mạnh hơn so với tác động của từng chất riêng biệt, gây nên co thắt phế quản, gây ngạt và tử vong.

Bụi là một trong những tác nhân gây ô nhiễm rất nguy hiểm. Các loại bụi khoáng vô cơ kim loại, silic amiăng, bụi plastic có thể gây ra các bệnh bụi phổi ở động vật (aluminose, Silicone, siderose…). Đối với thực vật, bụi lắng đọng trên những tán lá làm giảm khả năng quang hợp của các loại cây và làm giảm năng suất cây trồng. Các hạt bụi có kích thước nhỏ khoảng 1-5mm dễ dàng lọt vào và tồn tại trong các phế nang phổi gây bệnh về hô hấp cho người và cả động vật. Tác động lên môi trường không khí ở giai đoạn này có mức độ không lớn và nó mang tính tạm thời.





Tác động của khai thác đá vôi đến môi trường không khí
Tác động của khai thác đá vôi đến môi trường không khí

Tác động của khai thác đá vôi đến môi trường nước

Nguồn gây ô nhiễm nước trong giai đoạn này chủ yếu là nước mưa được chảy tràn trên bề mặt khu mỏ. Lưu lượng của nước chảy tràn phụ thuộc vào mùa và chế độ khí hậu ở khu vực và thường có hàm lượng chất lơ lửng là bùn đất và các tạp chất khá cao.

Ngoài nước mưa chảy tràn là nước thải sinh hoạt của các công nhân viên trong khu vực mỏ. Tuy nhiên, đây là dự án mở rộng khai thác mỏ đá nên về căn bản thì cơ sở hạ tầng đã có sẵn. Vì thế khu vực mỏ đã có những khu vệ sinh đảm bảo tiêu chuẩn. Nước thải sinh hoạt được thu gom xử lý tại các bể yếm khí trước khi được thải ra môi trường.

Trong khi khai thác các khoáng vật có chứa sunfua trong đá thì có thể tiếp xúc với không khí thành các sunfat dễ hoà tan vào nước. Hệ quả của quá trình này là làm tăng sự axit hóa trong nước ngầm khi chảy qua khu vực mới được khai thác. Và nếu chảy tràn trên bề mặt vào hệ thống suối ở xung quanh khu vực sẽ làm tăng độ axit có trong nước suối.

Các kim loại nặng được phân tán trong đất đá cũng như các ion Ca+2, Mg+2… làm thay đổi các thành phần hoá học và độ cứng của nước. Đất đá, bụi kéo theo nước mưa chảy tràn làm tăng hàm lượng cặn lơ lửng và độ đục trong nước.





Tác động của khai thác đá vôi đến môi trường nước
Tác động của khai thác đá vôi đến môi trường nước

Tác động của việc khai thác đá vôi đến môi trường đất

Đối với các công trường khai thác đá thì hầu hết là hoạt động tại các khu vực miền núi. Đối với khu vực này thì diện tích đất có thể sử dụng trồng trọt được còn rất hạn chế. Hoạt động khai thác của các mỏ đá sẽ sử dụng một diện tích đất lớn cho việc hình thành các khu mỏ, bãi thải, sân công nghiệp, bến bãi, khu lưu không,… Như vậy có thể nói rằng khai thác đá không những làm mất diện tích đất trồng mà còn làm biến đổi chất lượng đất do xói mòn, phong hoá và ô nhiễm. 





Tác động của việc khai thác đá vôi đến môi trường đất
Tác động của việc khai thác đá vôi đến môi trường đất

Tác động của khai thác đá vôi tới cảnh quan môi trường

Khai thác đá vôi là một hoạt động có tác động tiêu cực tới môi trường, làm ảnh hưởng tới cấu trúc địa tầng, địa chất, từ đó có ảnh hưởng tới hệ thống nước ngầm ở khu vực, làm ảnh hưởng đến cảnh quan môi trường như: làm thay đổi bề mặt địa hình, đất đá thải gây bồi lấp lòng sông suối, làm mất đi vẻ đẹp tự nhiên hoang dã của khu vực đó. Một dãy núi dài với những vẻ đẹp hoang sơ, hùng vĩ sẽ bị mất đi và thay vào đó là các công trường khai thác đá ngổn ngang.

Tác động của khai thác đá vôi tới môi trường sinh thái

Nước mưa chảy tràn từ khu vực mỏ lớn nhất là vào mùa mưa. Nước mưa chảy tràn trong khu vực mỏ làm kéo theo nhiều bùn đất, cặn lơ lửng và các kim loại nặng có mặt trong đất đá vào hệ thống nước mặt làm tăng độ đục và thay đổi độ pH của nước… Độ đục trong nước mặt tăng đã làm ngăn cản độ xuyên thấu của ánh sáng và làm cản trở quá trình quang hóa trong nước ảnh hưởng tiêu cực đến đời sống các loại thuỷ sinh. Trong trường hợp độ đục quá lớn sẽ dẫn đến sự tuyệt chủng của các loài động, thực vật sống trong nước.

Hoạt động khai thác mỏ đã làm mất đi các thảm thực vật trên cạn và làm ảnh hưởng đến các loài động vật, hệ quả là làm suy thoái sự đa dạng sinh học. Tuy nhiên, với đặc trưng hệ sinh thái cạn cũng như hệ sinh thái nước thì khu vực dự án tương đối nghèo nàn, không có loài động vật hoang dã đặc hữu nên những tác động tiêu cực của quá trình triển khai thực hiện dự án mở rộng khai thác tới tài nguyên sinh vật là không mấy đáng kể.

 Hoạt động khai thác mỏ lộ thiên có sự ảnh hưởng tới mực nước ngầm khu vực. Với độ sâu khai thác càng lớn thì mực nước ngầm sẽ càng hạ xuống thấp. Như vậy, hoạt động khai thác đá dẫn đến hệ quả đó là làm cạn kiệt nguồn tài nguyên không tái tạo làm ảnh hưởng đến thế hệ mai sau.





Tác động của khai thác đá vôi tới môi trường sinh thái
Tác động của khai thác đá vôi tới môi trường sinh thái

Tác động của khai thác đá vôi tới sức khoẻ công nhân mỏ

Công nhân lao động trong những khu vực khai thác là những người chịu ảnh hưởng trực tiếp do các hoạt động sản xuất của mỏ. Các tác nhân ô nhiễm như khí độc hại, bụi, tiếng ồn, nhiệt gây nên các bệnh nghề nghiệp mãn tính như bệnh bụi phổi, tim mạch, giảm thính lực… Ngoài ra, do tác động của các tác nhân ô nhiễm trên nên rất hay gặp các bệnh như bệnh viêm đường hô hấp, đau mắt, đau đầu, chóng mặt…

 Các tai nạn xảy ra trong quá trình hoạt động khai thác đá vôi

Một trong những tai nạn đó là đổ xe trong quá trình thi công và vận chuyển. Tai nạn do đá văng khi nổ mìn, đá rơi xuống từ trên cao do chấn động. Tai nạn do sạt lở núi, lật xe có thể dẫn đến nguy hiểm tới tính mạng. Các tai nạn lao động khác như tai nạn do chập điện, cháy nổ kho xăng dầu, hay kho thuốc nổ…

Các sự cố thiên tai thường xảy ra vào mùa mưa bão như cháy nổ do sét đánh. Vào mùa mưa bão thường xảy ra những sự cố sét đánh vào các máy móc thiết bị đang trong khu vực mỏ. Sự cố do bão lũ làm trôi sạt bãi thải gây ảnh hưởng đến khu vực xung quanh. Sự cố do mưa bão kéo dài gây ra hiện tượng sụt lún, sạt lở đường giao thông, làm gián đoạn quy trình sản xuất.

Kết luận 

Chúng ta không thể phủ nhận những lợi ích và đóng góp tích cực của hoạt động khai thác đá xây dựng cho sự phát triển kinh tế - xã hội của đất nước, song việc phát triển cần đi đôi với việc bảo vệ môi trường, đó mới là thực sự là phát triển bền vững. Bài viết trên cũng đã giải thích lý do tại sao cần khai thác đá vôi hợp lý, hy vọng bạn sẽ có được những kiến thức chung nhất về vấn đề này.

Theo: Reatimes.vn
Copy link
Chia sẻ:

Cùng chủ đề

Những yếu tố nhận biết căn nhà xấu về phong thuỷ, càng ở càng mất lộc

Khám phá căn nhà 6 tầng được bố trí độc đáo từng tầng riêng biệt

5+ kiểu nhà cần phải tránh xa nếu không muốn phá vỡ không gian tổ ấm

Nhà 3 tầng với mặt tiền đóng mở linh hoạt nhìn ra cầu Rồng Đà Nẵng

Cải tạo căn nhà ống cũ kỹ thành "homestay thu nhỏ" tràn ngập không gian xanh

Căn hộ gần 100 tuổi ở phố cổ Hà Nội "lột xác" với phong cách farmhouse châu Âu

Bên trong đậm chất lãng mạn và nghệ thuật của căn nhà có vẻ bề ngoài thô mộc

Ngôi nhà 350 m2 ở Bạc Liêu thiết kế sáng tạo với giếng trời và không gian mở

Tin mới cập nhật

"Nhập cuộc" đường đua NOXH, Nam Định sắp có dự án hơn 900 tỷ đồng với 1.100 căn hộ

11 giờ trước

Thấy gì từ gần 26.000 sản phẩm tồn kho của doanh nghiệp bất động sản?

11 giờ trước

Thí điểm mở rộng đất xây dựng nhà ở thương mại: Tránh tạo cơ chế xin cho

11 giờ trước

Kết thúc đấu giá đất Hoài Đức: 2 lô đắt nhất 15 tỷ đồng/lô, gấp 14 lần khởi điểm

11 giờ trước

Công nghệ đang định hình tương lai cho người mua nhà lần đầu như thế nào?

1 ngày trước