meeyland app
Meey Land
Cổng thông tin bất động sản xác thực 4.0
Tải ứng dụng

Covid và chuyển đổi số - Bài toán đặt ra cho doanh nghiệp sau “sang chấn” hậu Covid

Thứ tư, 08/06/2022-15:06
Covid và chuyển đổi số hiện đang là một vấn đề nhận được sự quan tâm hàng đầu của công chúng, đặc biệt là các doanh nghiệp Việt Nam. Với sự “càn quét” và “biến chứng” để lại sau những năm tháng dài mà đại dịch Covid đi qua, các doanh nghiệp ít nhiều đã phải gánh chịu những mất mát, tổn thất nặng nề, thậm chí có doanh nghiệp còn đứng trên bờ vực “bốc hơi” khỏi thị trường.

Trong thời điểm đó, giải pháp đặt ra cho các doanh nghiệp là gì? Và tại sao chuyển đổi số lại được xem như cứu cánh duy nhất giúp các doanh nghiệp hồi sinh sau đại dịch Covid? Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu qua bài viết được chia sẻ dưới đây!


Covid và Chuyển đổi số
Covid và Chuyển đổi số

Chuyển đổi số là gì? Tầm quan trọng của chuyển đổi số

Khái niệm

Theo Lankshear, Colin; Knobel, Michele (2008), “Chuyển đổi số (tiếng anh là Digital transformation, viết tắt là DT), là việc vận dụng tính luôn đổi mới, nhanh chóng của công nghệ kỹ thuật để giải quyết vấn đề”.

Nói một cách đơn giản thì chuyển đổi số chính là quá trình thay đổi một cách tổng thể và toàn diện của các cá nhân, tổ chức về phương thức sống, phương thức làm việc và phương thức sản xuất dựa trên công nghệ số.

Chuyển đổi số đã được biết rộng rãi đến từ những năm 2015, nhưng tại Việt Nam thì đây vẫn còn là một khái niệm khá xa lạ, chỉ được nhắc đến trong năm 2018 và được Chính phủ phê duyệt chương trình Chuyển đổi số quốc gia vào ngày 03/06/2020.


Chuyển đổi số đóng vai trò vô cùng quan trọng đối với hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp
Chuyển đổi số đóng vai trò vô cùng quan trọng đối với hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp

Tầm quan trọng của chuyển đổi số đối với hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp

Các công ty nghiên cứu thị trường lớn như IDC hay Gartner đều đồng nhất một quan điểm rằng chuyển đổi số mang lại rất nhiều lợi ích cho hoạt động của doanh nghiệp, từ quản lý đến kinh doanh, nghiên cứu…

Đối với các doanh nghiệp, không thể không kể đến lợi ích hữu hình và dễ nhìn thấy nhất chính là chuyển đổi số giúp doanh nghiệp cắt giảm được tối đa chi phí vận hành. Ngoài ra, chuyển đối số còn hỗ trợ doanh nghiệp trong việc tiếp cận khách hàng, hỗ trợ cho lãnh đạo trong công tác ra quyết định nhanh chóng và chính xác nhất. Từ đó, công ty có thể vận hành một cách trơn tru, suôn sẻ, tăng hiệu quả kinh doanh và khả năng cạnh tranh trong ngành.

Covide và chuyển đổi số - Bài toán đặt ra cho doanh nghiệp sau “sang chấn” hậu Covid

Các doanh nghiệp vừa và nhỏ vẫn chưa thật sự coi trọng chuyển đổi số

Với những lợi ích bên trên, thêm cả việc đặt các doanh nghiệp vào bối cảnh hậu Covid, thì chuyển đổi số lại càng chứng minh được tầm quan trọng của mình đối với sự sống còn của các doanh nghiệp. 

Mặc dù chính phủ Việt Nam đã đặt việc phát triển số với việc tạo tăng trưởng dựa trên yếu tố đầu vào là công nghệ số và dữ liệu số thành một phương thức phát triển chủ đạo, nhưng trên thực tế thì nhiều doanh nghiệp nhỏ và vừa vẫn chưa tiếp cận được với chuyển đổi số cũng như chưa ý thức được tầm quan trọng của chuyển đổi số trong thời đại mới nói chung và bối cảnh đại dịch Covid nói riêng.

Theo ông Nguyễn Văn Thân - Chủ tịch Hiệp hội Doanh nghiệp vừa và nhỏ tại Việt Nam, hiện nay các doanh nghiệp vừa và nhỏ vẫn còn khá thờ ơ trong việc áp dụng chuyển đổi số, họ thường hoạt động theo định tính và thủ công, từ đó dẫn đến thất bại trong kinh doanh. Và hậu quả là sau đại dịch vừa qua, rất nhiều doanh nghiệp phải đối diện với hai từ “phá sản”.

"Bởi vì họ chưa hiểu nên để họ tự nguyện bỏ tiền ra học là rất khó. Thậm chí nhiều khi Chính phủ hỗ trợ 50% kinh phí, doanh nghiệp đóng nửa tiền còn lại người ta vẫn lười đi học về chuyển đổi số, đây là thực tế của các DNNVV Việt Nam hiện nay", ông Thân chia sẻ.

Chuyển đổi số - Lựa chọn duy nhất “tái sinh” doanh nghiệp

Khoảng thời gian vừa qua, đại dịch Covid được ví như một “cú sốc” khiến các doanh nghiệp chưa kịp phòng bị đã phải hứng chịu “cơn bão lớn”. Rất nhiều doanh nghiệp gặp khó khăn, gián đoạn trong sản xuất kinh doanh, tuy nhiên, cũng có nhiều doanh nghiệp nhờ vào việc áp dụng chuyển đổi số mà nhanh chóng hồi phục mạnh mẽ, thậm chí phát triển hơn trước kia.

Nghị quyết Đại hội Đảng bộ TP. Hồ Chí Minh lần thứ XI đã đặt mục tiêu cho đến năm 2030, kinh tế số sẽ chiếm đến 40% GRDP. Cần phải nhanh chóng triển khai giải pháp số hóa đến với mọi doanh nghiệp, nhất là các doanh nghiệp vừa và nhỏ để năng cao năng suất lao động và mở ra nhiều cơ hội kinh doanh mới. Từ đó, tái cấu trúc nền kinh tế và hồi phục nền kinh tế thị trường.


Nghị quyết Đại hội Đảng bộ TP. Hồ Chí Minh lần thứ XI đã đặt mục tiêu cho đến năm 2030, kinh tế số sẽ chiếm đến 40% GRDP
Nghị quyết Đại hội Đảng bộ TP. Hồ Chí Minh lần thứ XI đã đặt mục tiêu cho đến năm 2030, kinh tế số sẽ chiếm đến 40% GRDP

Tuy nhiên, quá trình kinh tế số hòa tại Việt Nam được dự báo sẽ gặp phải rất nhiều thách thức, cần phải có sự định hướng và giải pháp đẩy mạnh quá trình này. Các doanh nghiệp cũng cần ý thức được tầm quan trọng của chuyển đổi số để có được một bước chuyển mình mới trong bước ngoặt mới của hoạt động kinh doanh.

Một báo cáo của Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) và Ngân hàng Thế giới (WB) đã chỉ ra rằng, dịch bệnh Covid đã mang đến rất nhiều tác động tiêu cực đến hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Một nghiên cứu được thực hiện bởi VNPT phối hợp với VCCI cũng khảo sát được sự sụt giảm doanh thu trước và sau đại dịch Covid, có đến 56% doanh nghiệp thiếu hụt cung nguyên liệu đầu vào, 66% năng lực sản xuất suy giảm do giãn cách xã hội.

Một con số đáng buồn về ảnh hưởng sau đại dịch, có đến 120.000 doanh nghiệp tạm ngừng kinh doanh, giải thể doanh nghiệp tăng 17.8% so với cùng kỳ năm ngoái, ước tính mỗi tháng sẽ có khoảng 10.000 doanh nghiệp rút lui khỏi thị trường.


Chuyển đổi số - Cơ hội hồi sinh cho các doanh nghiệp sau Covid
Chuyển đổi số - Cơ hội hồi sinh cho các doanh nghiệp sau Covid

Đứng trước thực trạng đó, các doanh nghiệp chỉ có hai lựa chọn duy nhất, hoặc bảo thủ với cách kinh doanh thủ công, định tính cũ để rồi “bốc hơi”, hoặc nhanh chóng chuyển mình để có cơ hội tồn tại và phát triển. Và trong bối cảnh khó khăn đó, cách hiệu quả nhất mà doanh nghiệp có thể áp dụng để chuyển mình chỉ có thể là chuyển đổi số - một công cụ quan trọng trong công tác phòng, chống những tác động bất ngờ từ yếu tố bên ngoài, duy trì chuỗi cung ứng, duy trì hoạt động sản xuất và kinh doanh cho doanh nghiệp.

Tuy nhiên, trên thực tế thì có đến hơn 97% doanh nghiệp gặp khó khăn khi tiếp cận chuyển đổi số vì thiếu nguồn lực và công nghệ. Điều này đòi hỏi nhà nước phải tạo ra những chính sách, động thực đến tất cả các doanh nghiệp đều ý thức được lợi ích và vượt qua mọi thách thức để có thể áp dụng chuyển đổi số vào hoạt động quản lý, kinh doanh. Cùng với đó, chuyển đổi số sẽ góp phần giải quyết một phần những vấn đề xã hội phát sinh, khôi phục nền kinh tế và đem lại sự tăng trưởng trong tương lai.

Cơ hội thúc đẩy chuyển đổi số cho các doanh nghiệp

Trên phạm vi toàn cầu, đại dịch Covid đã thúc đẩy tốc độ chuyển đổi số, các doanh nghiệp bắt đầu áp dụng kỹ thuật số và người dân cũng dần thích ứng với các giải pháp hỗ trợ công nghệ trong mọi khía cạnh đời sống - xã hội như y tế, giáo dục, giao thông, khí hậu… Và đây cũng chính là thời điểm tuyệt vời để các doanh nghiệp Việt Nam có thể tập trung vào chuyển đổi số, đặt chuyển đổi số làm ưu tiên hàng đầu để “hồi sinh” sau “sang chấn” đại dịch và gia tăng khả năng cạnh tranh trong tương lai.

Tại Diễn đàn Kinh tế Tp.Hồ Chí Minh, ông Alfonso Garcia Mora, Phó Chủ tịch Tổ chức Tài chính quốc tế (IFC), phụ trách khu vực châu Á – Thái Bình Dương đã chia sẻ rằng, số hóa chính là bước phát triển quan trọng, có khả năng định hình thế giới và đưa thế giới đến một tương lai mới, xanh và bền vững hơn. Ông cũng cho rằng, muốn đạt được điều này, toàn cầu cần đồng nhất bốn bước sau:

  • Có sẵn chính sách
  • Có sẵn cơ sở hạ tầng
  • Có sẵn dịch vụ và kỹ năng
  • Đảm bảo không ai bị loại ra khỏi hệ thống kỹ thuật số (đặc biệt là phụ nữ)

Covid mở ra cơ hội thúc đẩy chuyển đổi số cho các doanh nghiệp
Covid mở ra cơ hội thúc đẩy chuyển đổi số cho các doanh nghiệp

Tiến sĩ Hồ Quốc Tuấn, Giảng viên cao cấp Đại học Bristol (Anh) cũng đồng tình và cho rằng Việt Nam cần phải hỗ trợ các doanh nghiệp có thể tiếp cận và rộng mở chào đón việc áp dụng chuyển đổi số vào sản xuất, kinh doanh.

Tuy nhiên, đây được định trước là quá trình không dễ dàng. Sẽ có hai vấn đề cần phải giải quyết. Thứ nhất, doanh nghiệp nhỏ rất khó tham gia vào chuyển đổi số vì một số lý do như hạn chế chính sách, công nghệ, vì thế cần phải có các chính sách hỗ trợ, đầu tư để doanh nghiệp có thể tiến hành quá trình này thành công. Thứ hai, những doanh nghiệp nước ngoài và đơn vị phát triển tài chính vẫn chưa tìm thấy được bộ khung pháp lý cho hoạt động chuyển đổi số, vì thế mà họ vẫn còn có sự e dè, ngần ngại trong việc đưa ra các công cụ mới liên quan đến kinh tế số.

Không thể khẳng định rằng, chuyển đổi số đem lại rất nhiều lợi ích cho xã hội nói riêng và các doanh nghiệp nói chung. Đặc biệt là khi đặt vào bối cảnh hậu Covid đã phá hoại nặng nền kinh tế và làm gián đoạn hoạt động sản xuất, kinh doanh, thì các doanh nghiệp cần phải càng coi trọng việc áp dụng chuyển đổi số cũng như coi nó là kim chỉ nam hàng đầu để có thể “hồi phục” sau những “chấn thương” đã mang. 

Theo: Reatimes.vn
Copy link
Chia sẻ:

Cùng chủ đề

Chưa thể cấm ngay Temu, 1688 và Shein, Bộ Công Thương và Tổng cục Thuế nói gì?

Mạng 5G lúc nhanh, lúc chậm: Viettel lý giải nguyên nhân?

Meey Group xác lập Kỷ lục Doanh nghiệp sở hữu Bộ giải pháp Công nghệ BĐS nhiều sản phẩm nhất Việt Nam

Xu hướng ứng dụng công nghệ trong giao dịch bất động sản ngày càng phổ biến

AI phần lớn đã đánh bại các CEO con người trong một thí nghiệm nhưng lại bị sa thải nhanh hơn

Tấn công mạng ngày càng phức tạp: Ra mắt chương trình đào tạo chuyên gia bảo vệ dữ liệu cá nhân

Nhu cầu về AI và các ngành công nghệ khác đã thúc đẩy sức mạnh tính toán của Trung Quốc tăng liên tục

YouTube Shorts vừa được tích hợp mô hình AI mới, giúp việc sáng tạo trở nên dễ dàng hơn

Tin mới cập nhật

Nhà đầu tư phía Bắc hâm nóng bất động sản TP.HCM và vùng phụ cận

2 ngày trước

Quảng Ninh quy hoạch cả hòn đảo làm khu du lịch nghỉ dưỡng

2 ngày trước

Nền tảng tài chính số chuyên biệt dành cho bất động sản Meey Finance gây chú ý tại Diễn đàn Gangneung 2024

2 ngày trước

TS. Đinh Thế Hiển: Người mua nhà ở thực có thể thong thả tìm kiếm sản phẩm có giá hợp lý

2 ngày trước

Thu phí vào nội đô: Liệu có chuyển từ ùn tắc giao thông sang áp lực về mật độ dân cư?

2 ngày trước