Còn nhiều lực cản đối với bất động sản công nghiệp Hà Nội
BÀI LIÊN QUAN
Bài toán năng lượng của bất động sản công nghiệp Thay đổi nhu cầu về bất động sản công nghiệpBốn giải pháp để bất động sản công nghiệp vượt qua lực cảnDẫn đầu cả nước về thu hút vốn FDI
Theo số liệu báo cáo của Cục Thống kê Hà Nội về tình hình thu hút và giải ngân vốn đầu tư FDI trong 5 tháng đầu năm 2023 cho thấy, Hà Nội đứng đầu cả nước về thu hút vốn đầu tư FDI với số vốn thu hút được là gần 1,864 tỷ USD, chiếm khoảng 17,2% tổng số vốn FDI của cả nước. Trong đó, có 146 số dự án đăng ký mới với số vốn là 48 triệu USD, số dự án bổ sung tăng vốn đầu tư là 71 dự án với số vốn là 200 triệu USD. Cùng với đó, số nhà đầu tư nước ngoài là 141 lượt và số cổ phần mua đạt 1.616 triệu USD. Tiếp theo sau là các địa phương, Bắc Giang, Tp. Hồ Chí Minh, Bình Dương, Đồng Nai, …
Bấp bênh trên thị trường bất động sản toàn cầu
Khảo sát của công ty Knight Frank vào tháng 5/2023, có hơn 50% tập đoàn lớn nhất thế giới lên kế hoạch cắt giảm diện tích làm việc từ 10 - 20% trong vòng 3 năm tiếp theo.Nợ trái phiếu vẫn là “cơn đau đầu” với doanh nghiệp bất động sản
Tháng 6 là thời điểm các doanh nghiệp có mức đáo hạn nhiều nhất trong năm. Nhiều doanh nghiệp vẫn chưa thoát cảnh khó khăn, phải thông báo hoãn thanh toán lãi, gốc trái phiếu đến hạn bởi chưa thu xếp được nguồn thanh toán.Lực đẩy cho thị trường bất động sản đồng bằng sông Cửu Long
Loạt dự án hạ tầng được triển khai đang giúp thị trường bất động sản đồng bằng sông Cửu Long thu hút được nhiều nhà đầu tư trong và ngoài nước.Còn theo Cục Đầu tư nước ngoài, tính đến ngày 20/06/2023, tổng vốn đầu tư FDI của cả nước đăng ký đạt khoảng 13,43 tỷ USD, chỉ bằng 95,7% so với cùng kỳ, tức là chỉ còn giảm 4,3%. Theo đó, mức giảm đã được cải thiện so với các tháng trước. 5 tháng, mức giảm là 7,3%.
Trong đó số dự án mới được cấp giấy chứng nhận đăng ký đầu tư là 1.293 (tăng 71,9% so với cùng kỳ), với hơn 6,49 tỷ USD tổng số vốn đăng ký (tăng 31,3% so với cùng kỳ). Bên cạnh đó, số dự án đăng ký điều chỉnh vốn đầu tư gồm 632 lượt (tăng 29,8% so với cùng kỳ), với tổng vốn đầu tư tăng thêm đạt gần 2,93 tỷ USD (giảm 57,1% so với cùng kỳ).
Ngoài ra, số giao dịch góp vốn và mua cổ phần của nhà đầu tư nước ngoài có 1.594 giao dịch, với tổng giá trị đạt hơn 4 tỷ USD, tuy giảm 6,6% về số lượng nhưng về vốn vẫn tăng 76,8% so với cùng kỳ. Cũng trong sáu tháng đầu năm, tổng số vốn FDI được giải ngân ước đạt 10,02 tỷ USD và tăng nhẹ so với cùng kỳ năm 2022.
Theo Cục Đầu tư nước ngoài, nhờ các giải pháp quyết liệt của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ nhằm hỗ trợ và tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp trong việc triển khai giải ngân vốn đầu tư công từ đầu năm đã mang lại những hiệu quả nhất định. Những địa phương có hạ tầng tốt, nguồn nhân lực dồi dào, có kế hoạch xúc tiến đầu tư tốt và đạt được nhiều thay đổi tích cực trong cải cách hành chính, … sẽ có nhiều lợi thế trong thu hút vốn đầu tư FDI. Điển hình như Hà Nội, TP Hồ Chí Minh, Bắc Giang, Bình Dương, Hải Phòng, Bắc Ninh, Đồng Nai… Không những vậy, lợi thế về thu hút vốn đầu tư FDI của Hà Nội còn được thể hiện qua qua tỷ lệ lấp đầy gần như hoàn toàn của một số khu công nghiệp tại Hà Nội.
Vẫn còn nhiều lực cản
Mặc dù thị trường bất động sản công nghiệp của Hà Nội có nhiều tiềm năng và lợi thế nhưng vẫn còn nhiều lực cản như quỹ đất ngày càng khan hiếm, khó khăn trong giải phóng mặt bằng, các dịch vụ, hạ tầng kết nối phục vụ cuộc sống của người lao động vẫn còn những hạn chế nhất định như giá nhà ở cao, thiếu nhà ở cho công nhân, …
Theo Thứ trưởng Bộ KH&ĐT Đỗ Thành Trung, mặc dù vẫn giữ đà tăng trưởng trong thu hút vốn FDI nhưng Hà Nội cũng gặp không ít khó khăn, thách thức. Trong đó, những khó khăn chung mang tính toàn cầu như dịch Covid-19, xung đột Nga – Ukraine, khủng hoảng kinh tế toàn cầu, … đã tác động không nhỏ đến dòng vốn đầu tư trên toàn cầu, trong đó có Việt Nam.
Bên cạnh đó, những thách thức bên trong đến từ sự thay đổi trong định hướng khi chọn lọc các dự án FDI theo hướng kỹ hơn, coi trọng chất lượng hơn số lượng. Theo đó, những tiêu chuẩn về bảo vệ môi trường, giảm lượng khí thải nhằm hướng tới phát triển bền vững cũng như tuân thủ các cam kết chống biến đổi khí hậu ngày càng được nâng cao. Những điều này đã phần nào ảnh hưởng đến dòng vốn FDI vào Việt Nam nói chung và Hà Nội nói riêng.
Ngoài ra, theo dự báo của các chuyên gia, giá thuê đất công nghiệp sẽ tiếp tục tăng, trong đó nhu cầu của nhóm FDI vẫn sẽ ổn định. Điều này góp phần giúp các doanh nghiệp bất động sản công nghiệp sẽ tiếp tục phục hồi trong thời gian tới. Đặc biệt là những doanh nghiệp sở hữu quỹ đất lớn ở những vị trí trọng điểm. Trong đó, khu vực phía Bắc được dự báo sẽ có nhiều cơ hội trong việc thu hút dòng vốn FDI dịch chuyển từ phía Trung Quốc mà Hà Nội sẽ là một trong những khu vực trung tâm.
Theo Phó Chủ tịch UBND Thành phố Nguyễn Mạnh Quyền cho biết, Hà Nội cũng đang trở thành địa phương đứng đầu cả nước về thu hút đầu tư FDI. Đây là minh chứng rõ nét nhất cho thấy Hà Nội đã tạo được niềm tin mạnh mẽ đối với các nhà đầu tư nước ngoài.
Tuy nhiên, trong bối cảnh quỹ đất dành cho phát triển công nghiệp ngày càng khan hiếm, Thành phố sẽ thành lập thêm các khu, cụm công nghiệp trong thời gian tới. Điều này sẽ góp phần tạo điều kiện thuận lợi cho thu hút đầu tư FDI. Để thực hiện được kế hoạch này, ông Quyền cho rằng Hà Nội cần chú trọng và tập trung làm tốt các vấn đề như công tác giải phóng mặt bằng, hoàn thiện hệ thống hạ tầng theo hướng đồng bộ, hiện đại.
Theo đại diện của Savills Hà Nội, khu vực miền Bắc đang có rất nhiều tiềm năng để thu hút vốn đầu tư, qua đó góp phần làm tăng nhu cầu đối với bất động sản công nghiệp. Điển hình là trong chiến lược China Plus One đã có nhiều hoạt động mang tích cực từ các nhà sản xuất. Trong đó, hoạt động tìm kiếm các tài sản công nghiệp xây dựng sẵn ở các tỉnh cấp 1 và 2 có hợp đồng cho thuê từ ngắn đến trung hạn. Ngoài ra, những khu vực chưa được xây dựng nhưng có nhiều tiềm năng cũng được họ quan tâm nhằm định hướng xây dựng trong tương lai. Điều này cho thấy, nhà xưởng xây sẵn có sự thu hút mạnh hơn so với các sản phẩm khác.
Còn theo Ông Nguyễn Văn Đính, Phó Chủ tịch Hiệp hội Bất động sản Việt Nam cho rằng, khi bất động sản công nghiệp được mở rộng và phát triển sẽ có tác động tương hỗ đối với các phân khúc bất động sản khác như nhà ở, bất động sản văn phòng, bán lẻ, … Theo đó, các bất động sản liền kề khu công nghiệp sẽ có nhiều tiềm năng đem lại lợi nhuận cao cho nhà đầu tư. Lợi nhuận này không chỉ đến từ sự gia tăng giá trị của bất động sản theo thời gian mà còn đến từ việc khai thác kinh doanh, cho thuê, …