Cổ phiếu trần (CE) và những điều cần biết
BÀI LIÊN QUAN
Tự do hóa tài chính (Financial Liberalization) là gì?Tự do hoá quản lý ngoại hối và các luồng vốn quốc tế là gì?1. Cổ phiếu trần là gì?
Khái niệm CE trong chứng khoán rất dễ bị nhầm với CE thông thường. Nếu một hàng hóa được gắn chứng nhận CE thì chứng tỏ món hàng đó đã trải qua đánh giá và kiểm định kĩ lưỡng, đáp ứng được những tiêu chuẩn khắt khe nhất từ các nước thành viên châu u về bảo vệ an toàn sức khỏe. Tuy nhiên, trong thị trường chứng khoán thì CE lại là từ viết tắt của “Ceiling”, đây là mức giá trần dùng để chỉ mức giá cao nhất mà chứng khoán có thể đạt được.
2. Cổ phiếu trần trong chứng khoán là gì?
Trong chứng khoán thì mức cổ phiếu trần là mức giá cao nhất mà cổ phiếu đó có thể đạt được, hay chính là mức giá mà nhà đầu tư sẽ đặt lệnh mua bán ở thời điểm cao nhất trong ngày giao dịch. Trong một phiên giao dịch thì cổ phiếu sẽ có những giới hạn về biên độ giá còn nhà đầu tư chỉ được phép đặt lệnh giao dịch với mức giá tối đa bằng mức giá trần chứ không được vượt quá mức này. Giá trần sẽ không cố định mà thay đổi theo từng ngày giao dịch, do đó, nhà đầu tư cần phải thường xuyên cập nhật. khi một cổ phiếu đạt mức giá trần thì trên bảng điện tử cổ phiếu đó sẽ hiển thị màu tím.
3. Ý nghĩa của CE trong chứng khoán
Những nhà đầu tư khi mới tham gia thị trường đều thắc mắc vì sao lại phải có quy định về mức giá trần. Đây là câu hỏi được nhiều người đặt ra và cần phải hiểu lợi ích của mức giá trần như sau:
- Giá CE giúp thị trường ổn định: Mức giá trần được quy định để đảm bảo phiên giao dịch được ổn định và cân bằng, không xảy ra những biến động mạnh tăng quá cao vượt ngoài tầm kiểm soát, tạo điều kiện cho các nhà đầu cơ đẩy giá lên cao để thực hiện bán khống.
- Giá CE tạo ra sự nhất quán, minh bạch, cân bằng: Nếu như không áp giá trần thì giá cổ phiếu sẽ bị thả nổi khiến cho thị trường bị đẩy lên xuống thất thường, thiếu nhất quán ảnh hưởng tới quyền lợi của nhà đầu tư.
4. Cách vận dụng CE trong chứng khoán
- Dựa vào kết quả của việc tính giá trần mà nhà đầu tư sẽ xác định được giá tham chiếu cũng như biên độ dao động của cổ phiếu trong phiên giao dịch. Dựa trên cơ sở này thì nhà đầu tư cũng có thể đánh giá và lựa chọn việc mua hoặc bán cổ phiếu trong ngày hôm đó. Chính điều này sẽ hạn chế được việc cháy tài khoản vì không bán kịp thời hoặc bán tháo.
- Trên thị trường chứng khoán giá trần của cổ phiếu sẽ cho thấy tiềm năng tăng trưởng của cổ phiếu đó ở thời điểm mua vào hoặc bán ra.
- Nhà đầu tư có thể đánh giá, phân tích và dự đoán giá cổ phiếu tăng hay giảm thông qua việc đối chiếu giá trần và giá tham chiếu, dựa vào việc giá trần cao hay thấp hơn giá tham chiếu thì nhà đầu tư sẽ đưa ra những quyết định cho phù hợp với việc tiếp tục nắm giữ hay bán ra thị trường.
- Khi chọn được thời điểm mua bán cổ phiếu đúng thì tỷ lệ thành công là rất cao, nhưng muốn làm được vậy thì nhà đầu tư cần phải có kiến thức và kĩ năng cũng như sự am hiểu thị trường sâu sắc. Trong đó, giá CE trong chứng khoán đóng vai trò hết sức quan trọng để thực hiện được việc mua bán chính xác.
5. Cách tính giá CE trong chứng khoán
Trong chứng khoán, giá CE luôn đóng một vai trò quan trọng mà khi năm được giá trần so sánh với giá tham chiếu thì việc giao dịch cũng trở nên dễ dàng hơn. Công thức tính giá trần thường được sử dụng là:
CE = Giá tham chiếu + biên độ giao động
Trên bảng điện tử giá tham chiếu sẽ có màu vàng mà mỗi sàn chứng khoán sẽ có quy định khác nhau về giá tham chiếu như sau:
- Sàn HNX và HOSE quy định giá tham chiếu là mức giá đóng cửa của phiên giao dịch ngày trước đó.
- Sàn Upcom quy định giá tham chiếu là trung bình cộng của các mức giá giao dịch lô chẵn được khớp lệnh trong ngày giao dịch liền trước.
6. Cách phân tích và cách làm tròn giá CE
Quy tắc làm tròn giá CE
Khi tính toán cho ra kết quả giá CE có thể là số lẻ nên cần đưa ra một quy tắc làm tròn giá để dễ dàng tính toán và phân tích trong mỗi phép tính. Nguyên tắc làm tròn giá CE như sau:
- Giá trị của biên độ phải phù hợp theo quy định với mỗi bước giá chia hết
- Giá trị của biên độ khi đã được làm tròn thì phải nhỏ hơn giá trị biên độ theo lý thuyết khi nhân với phần trăm biên độ giao động mỗi sàn quy định.
7. Ý nghĩa và cách phân tích CE trong chứng khoán
- Việc phân tích và xác định được giá CE trong chứng khoán sẽ ảnh hưởng rất lớn đến việc mua hay bán cổ phiếu.
- Dựa vào giá CE nhà đầu tư có thể xác định tiềm năng của cổ phiếu trong tương lai.
- Khi so sánh giá trần và giá tham chiếu thì nhà đầu tư có thể chọn được một thời điểm thích hợp đặt lệnh mua hoặc bán tránh lỗ và có lãi.
- Giá trần và giá tham chiếu là cơ sở để đánh giá và phân tích xu hướng tăng hay giảm của cổ phiếu thì mới có thể đưa ra những quyết định chính xác.
- Mỗi phiên giao dịch sẽ có một giới hạn và biên độ giá khác nhau, khi giá tăng đến hết biên độ sẽ được gọi là cổ phiếu tăng trần.Sàn HOSE: Khi biên độ giá giao động tối đa 7% sẽ được gọi là tăng trần và sẽ áp dụng cho mọi phiên giao dịch trừ phiên đầu tiên.
Sàn HNX: Khi biên độ giao động đạt mức tối đa 10% sẽ được gọi là tăng trần, chỉ trong phiên giao dịch đầu tiên là biên độ giao dịch tối đa đến mức 30%.
Sàn Upcom: Trong các phiên giao dịch thường thì biên độ giao động tối đa là 15% trong phiên giao dịch đầu tiên thì biên độ giao động tối đa là 40%.
Cổ phiếu trần đóng vai trò hết sức quan trọng trong quá trình đầu tư chứng khoán của những ai tham gia thị trường, đây cũng là một trong những yếu tố góp phần tạo nên sự thành công trong giao dịch mua bán.