meeyland app
Meey Land
Cổng thông tin bất động sản xác thực 4.0
Tải ứng dụng

Cổ phiếu điện tăng hàng chục phần trăm sau chưa đầy 5 tháng, giao dịch quanh cùng giá cao nhất từ đầu năm

Thứ ba, 23/05/2023-14:05
Cổ phiếu của các doanh nghiệp có tỷ trọng nhiệt điện cao đều đã tranh thủ bứt tốc. Hầu hết các cổ phiếu này đều tăng hàng chục % chỉ sau chưa đầy 5 tháng và đang ở quang vùng giá cao nhất từ đầu năm.

Theo Nhịp sống thị trường, câu chuyện thiếu điện đang trở thành đề tài nhận được nhiều sự quan tâm trong thời gian gần đây. El Nino đã trở lại kéo theo khô hạn được dự báo sẽ khiến thủy điện không còn thuận lợi, dẫn đến nguy cơ thiếu điện trong các tháng cao điểm mùa nắng nóng. Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia cho biết, hiện tượng này có khả năng sẽ xuất hiện từ cuối tháng 5 với xác suất khoảng 70 - 80%, thậm chí có thể kéo dài sang đến đầu năm 2024.

Ngày 22/5, Bộ Công thương tổ chức Hội nghị phát động tiết kiệm điện toàn quốc năm 2023, trong đó, Tổng Giám đốc Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) cho biết, tính đến ngày 21/5, tại khu vực miền Bắc, tất cả 12/12 hồ thủy điện lớn đều có lưu lượng nước về hồ rất kém. 17/47 hồ thủy điện lớn đã ghi nhận về mực nước chết hoặc gần mực nước chết, tần suất nước về nhiều hồ thấp nhất trong vòng 100 năm qua.

Trước tình trạng này, các nhà máy nhiệt điện sẽ phải tăng cường huy động dù cho đây không phải nguồn phát được ưu tiên. Bên cạnh đó, Bộ Công thương và EVN đã liên tục có các buổi làm việc với những nhà cung cấp nhiên liệu là Tập đoàn Dầu khí quốc gia Việt Nam (PVN), Tập đoàn Công nghiệp than khoáng sản Việt Nam (TKV) và Tổng Công ty Đông Bắc để đảo bảo kế hoạch cung cấp điện cũng như vận hành hệ thống điện quốc gia trong những tháng cao điểm nắng nóng của năm 2023.

Không bỏ qua cơ hội này, cổ phiếu của các doanh nghiệp có tỷ trọng nhiệt điện cao như POW, NT2, PGV, PPC, QTP, HND,… đã tranh thủ bứt tốc. Theo đó, hầu hết các cổ phiếu này đều đã ghi nhận mức tăng hàng chục phần trăm chỉ sau chưa đầy 5 tháng và đang giao dịch quanh vùng giá cao nhất kể từ đầu năm, thậm chí NT2 còn đang ở trên mức đỉnh lịch sử.


Cổ phiếu của các doanh nghiệp có tỷ trọng nhiệt điện cao đều tranh thủ bứt tốc
Cổ phiếu của các doanh nghiệp có tỷ trọng nhiệt điện cao đều tranh thủ bứt tốc

Điện khí “lên ngôi” cùng Quy hoạch điện VIII

Trong báo cáo mới đây, Chứng khoán VNDirect cho rằng, việc Quy hoạch điện VIII được chính thức phê duyệt đã đánh giá toàn diện và đưa vào cân đối nhiều loại nguồn điện linh hoạt hơn.

Về cơ bản, Quy hoạch điện 7 và Quy hoạch điện 8 đều được xây dựng để đáp ứng kịch bản phát triển kinh tế với tốc độ tăng trưởng GDP khoảng 7% cùng với tăng trưởng tiêu thụ điện trung bình là 9% trong giai đoạn 2021 - 2030, nhưng đã có sự thay đổi đáng kể trong cơ cấu nguồn điện.

Cụ thể, Quy hoạch điện 8 đẩy mạnh phát triển các giải pháp xanh hơn với nỗ lực hoàn thành các thỏa thuận trong “Đối tác chuyển đổi năng lượng công bằng” (JETP) đã ký kết trong năm 2022. Tuy nhiên, Quy hoạch điện 8 sẽ khó thực hiện hơn so với Quy hoạch điện 7 điều chỉnh, bởi tỷ trọng lớn của nhóm điện khí cà điện gió, trong khi các công nghệ nhiên liệu thay thế như hydro, amoniac cho các nhà máy nhiệt điện hiện vẫn đang trong giai đoạn nghiên cứu, chưa đủ hiệu quả để đưa ra thị trường.


 
 

Đối với nhiệt điện, điện khí dự kiến sẽ là nguồn điện mũi nhọn trong giai đoạn 2021 - 2030 với tăng trưởng kép đạt khoảng 26%, đây là mức cao nhất trong số các nguồn điện chính và chiếm 27% tổng công suất điện. Tăng trưởng điện khí trong giai đoạn 2030 - 2050 có thể sẽ chậm lại đạt 4%, chiếm 15% tổng công suất. Đặc biệt, nhằm đẩy nhanh tiến độ giảm phát thải, điện khí cần phải chuyển đổi một phần nhiên liệu đầu vào sang đốt kèm với hydro sau 20 năm hoạt động.

Trong khi Quy hoạch điện 8 chính thức loại bỏ tổng cộng 13.220 MW điện than, qua đó đánh dấu hồi kết sớm cho nguồn điện này. Bên cạnh đó, phương án phát triển nguồn cung hiện cũng đã tính đến trường hợp 6.800 MW  được bổ sung vào quy hoạch nhưng có rủi ro không thể triển khai được do những khó khăn về việc thu xếp vốn, được bù đắp bằng việc tiếp tục nâng cao tỷ trọng điện gió và điện khí.

Trong thời gian tới, các nhà máy điện than hoạt động trên 40 năm sẽ bị loại bỏ, còn các nhà máy khác sẽ phải nghiên cứu đến việc đốt kèm thêm ammoniac sau 20 năm hoạt động. Công suất hiện than dự kiến sẽ tăng 2% trong giai đoạn 2021 - 2030 và giảm 1% vào giai đoạn 2030 - 2050, tỷ trọng giảm từ 19% tổng công suất trong năm 2030 xuống còn 4% vào năm 2050.


 
 

Đối với năng lượng tái tạo, dự kiến phát triển điện gió sẽ là mục tiêu quan trọng nhất trong cả ngắn hạn và dài hạn, đặc biệt khi nước ta có những động lực nhằm đạt được những tiêu chuẩn của JETP đề ra với nỗ lực huy động những nguồn vốn xanh và rẻ. Theo đó, trong giai đoạn 2021 - 2030, điện gió sẽ tăng trưởng kép 25% và trong giai đoạn 2030 - 2050 sẽ là 6%, lần lượt chiếm 13% và 14% tổng công suất trong 2 giai đoạn này.

Thêm vào đó, dự kiến Việt Nam sẽ đưa vào vận hành 6.000 MW điện gió ngoài khơi đầu tiên trong giai đoạn 2021 - 2030, sau đó bắt đầu phát triển mạnh mẽ hơn nguồn điện này với tăng trưởng kép đạt 15% trong 2030 - 2050, tương đương chiếm 16% tổng công suất nguồn điện.

Mặt khác, sau giai đoạn phát triển ồ ạt 2020 - 2021, dự kiến tăng trưởng công xuất điện mặt trời sẽ chậm lại từ nay cho đến năm 2030. Tuy nhiên, Quy hoạch điện 8 vẫn khuyến khích phát triển không giới hạn điện mặt trời với mục đích tự tiêu thụ. Theo đó, dự kiến công suất điện mặt trời sẽ tăng trưởng khiêm tốn trong giai đoạn 2021 - 2030 và tăng mạnh trở lại 15% từ năm 2030 trở đi, chiếm 33% tổng công suất nguồn điện trong năm 2050.

Đối với thủy điện, dự kiến công suất thủy điện tăng trưởng kép 1% trong 2021 - 2050, do về cơ bản nguồn điện này đã hết tiềm năng khai thác, chỉ còn dư địa để phát triển các dự án thủy điện vừa và nhỏ. Ở góc độ khác, Quy hoạch điện 8 đã mạnh dạn đề cao việc phát triển các nguồn điện linh hoạt khác hơn như thủy điện tích năng, pin lưu trữ và các nguồn điện sinh khối. Như vậy, VNDirect có thể tin rằng sự bổ trợ của các nguồn điện mới này sẽ củng cố thêm sự ổn định của hệ thống điện Việt Nam trong dài hạn.

Chia sẻ:

Cùng chủ đề

Tập đoàn Foxconn tiếp tục rót thêm 551 triệu USD đầu tư phát triển công nghệ tại Việt Nam

Lideco và Hà Đô sẽ hợp tác xây tòa tháp đôi 47 tầng tại Khu đô thị mới Dịch Vọng

Thừa Thiên - Huế: "Siêu" dự án gần 5.000 tỷ chính thức về tay "ông trùm" vàng bạc đá quý Doji

Đón đầu xu thế thể thao giải trí, Đồng Nai dành đất làm 6 sân golf

Thanh tra đề nghị xử phạt chủ khu đô thị An Huy- Bắc Giang

Bán "lúa non" khi chưa được cấp phép, dự án The Landmark Nha Trang bị Sở Xây dựng "tuýt còi"

TP. HCM: Tái khởi động gói thầu then chốt của dự án trung tâm triển lãm sau nhiều năm "đắp chiếu"

Siêu dự án nghỉ dưỡng 4 tỷ USD đang được Quảng Nam gỡ vướng giải phóng mặt bằng

Tin mới cập nhật

Một số dự án treo bất ngờ được thoát "khai tử" nhờ Hà Nội tung "phao cứu sinh"

2 ngày trước

Quy định cấm bán bảo hiểm "gắn" dịch vụ ngân hàng: Doanh nghiệp bảo hiểm muốn có hướng dẫn cụ thể

2 ngày trước

Gặp khó với "danh phận", Condotel cắt lỗ cả tỉ đồng nhưng thanh khoản vẫn mất hút

2 ngày trước

Tập đoàn Foxconn tiếp tục rót thêm 551 triệu USD đầu tư phát triển công nghệ tại Việt Nam

2 ngày trước

Thương mại điện tử bùng nổ, nhà phố cho thuê đìu hiu, ế ẩm

3 ngày trước