Cổ nhân dạy “Rượu là thuốc độc xuyên ruột, sắc là đao thép cạo xương”: Phũ phàng nhưng lại là sự thật
BÀI LIÊN QUAN
Cổ nhân dạy “Kẻ yếu báo thù, kẻ mạnh tha thứ, kẻ trí tuệ không thèm để tâm”: Cảnh giới trí tuệ để thành côngCổ nhân dạy “Nước không thử chẳng biết nông sâu”: Câu sau mới là triết lýCổ nhân dạy “Lấy vợ lấy đức chẳng lấy sắc, kết bạn kết thân không kết tài”: Tại sao lại khẳng định như thế?“Rượu là thuốc độc xuyên ruột”
Từ cách đây mấy nghìn năm trước, người cổ đại đã phát minh ra cách ủ rượu. Trong đó, Đỗ Khang được coi là ông tổ nghề ủ rượu. Cụ thể, bên trong “Thuyết văn giải tự” có ghi chép: “Đỗ Khang chính là người đầu tiên ủ rượu bằng gạo nếp, ông còn có tên gọi khác là Thiếu Khang, sinh ra trong thời nhà Hạ”. Các văn nhân mặc khách thời cổ đại hầu hết đều rất thích uống rượu, điển hình như Thi Tiên Lý Bạch, lúc nào cũng cầm ly rượu không rời tay.
Thời đại ngày nay, uống rượu cũng là sở thích và thói quen chung của nhiều người. Những khi gặp gỡ, ăn uống với nhau chắc chắn không thể thiếu ly rượu. Không những thế, trong gia đình Việt hầu hết nhà nào cũng có bình rượu thuốc, rượu sâm… để uống hàng ngày, mỗi khi có khách hoặc ngày nào trọng đại thì ôm bình rượu ra mời khách.
Nhiều người cho rằng hàng ngày chỉ uống chút rượu ngon, rượu thuốc chính là phương pháp giúp cải thiện sức khỏe. Cũng có người nghĩ rượu thuốc chính là thuốc bổ, vì thế họ sử dụng rất cảm tính. Tuy nhiên, thói quen sử dụng rượu thuốc cùng với những loại dược liệu “có gì ngâm nấy” đã để lại hậu quả quả nặng nề.
Khi đau lòng và buồn bã, họ có thể dùng rượu để giải sầu. Những khi tâm tình vui vẻ, họ lại dùng rượu để nhân đôi niềm vui. Thế nhưng, chất cồn khi vào người sẽ khiến đầu óc không tỉnh táo, uống say cũng không thể kiểm soát được hành vi của mình, dẫn đến những tai nạn hoặc sự việc không mong muốn, có hại cho sức khỏe bản thân và cả những người khác. Chính vì thế, dù trong bất kỳ trường hợp nào đi chăng nữa đều không nên uống quá nhiều rượu, nếu không chẳng khác nào “thuốc độc xuyên ruột”.
“Sắc là đao thép cạo xương”
Trong lịch sử, có nhiều vị vua vốn dĩ có thể làm nên một minh quân lưu truyền sử sách, thế nhưng cuối cùng chỉ vì một chữ “sắc” mà đánh mất cả giang sơn, trở thành hôn quân bị nhiều người lên án. Điển hình như vua Kiệt nhà Hạ, hay như Chu U Vương – chỉ vì muốn đổi lấy một nụ cười của nàng Bao Tự mà sẵn sàng đốt lửa báo hiệu chiến tranh cho các nước chư hầu làm trò đùa giỡn. Những người này đều trầm mê trong sắc đẹp đến mức mất hết lý trí, tinh thần sa sút. Cuối cùng, họ biến bản thân thành những vị vua mất nước.
Hiểu một cách khách quan, dục vọng là điều mà ai cũng có. Tuy nhiên, nếu có thể xem nhẹ mọi thứ, giống như các vị cao tăng nhìn thấu hồng trần, rũ bỏ được dục vọng, con người cũng không thể nào phát triển được như ngày hôm nay. Thế nhưng, mọi thứ đều phải kiểm soát một cách có chừng mực, đừng nên quá sa sút và đắm chìm trong đó.
Từ trước đến nay “anh hùng khó qua ải mỹ nhân”. Tuy nhiên, nếu như muốn làm nên nghiệp lớn, nhất định phải học được cách dứt bỏ nữ sắc. Nếu không, một khi thân thể yếu nhược, vận mệnh sa sút thì vận mệnh cùng vì thế mà lao dốc không phanh. Nói về phương diện giới trừ nữ sắc thì ‘thiên cổ đệ nhất hoàn nhân’ (người hoàn mỹ bậc nhất nghìn đời) Tăng Quốc Phiên có thể coi là một tấm gương sáng trong lịch sử.
Tăng Quốc Phiên dành cả đời mình để nghiên cứu Nho học thực tiễn, nỗ lực hoàn thiện chính mình trong việc ‘tu thân, tề gia, trị quốc, bình thiên hạ’. Ông cũng dành cả đời để theo đuổi những tiêu chuẩn cao nhất của một nhân sĩ nhà Nho, đó chính là ‘lập đức, lập công, lập ngôn’. Vì thế, người đời mới lưu truyền câu nói: Nếu muốn vào chính trị phải học Tăng Quốc Phiên, muốn kinh doanh buôn bán nên học Hồ Tuyết Nham.
Vậy, làm thế nào để khống chế được sắc dục của bản thân? Tăng Quốc Phiên đã nghĩ ra 2 biện pháp vô cùng hiệu quả.
Biện pháp thứ nhất là viết nhật ký. Trong “Tăng Quốc Phiên gia huấn”, Tăng Quốc Phiên có đề cập đến vấn đề quan trọng, người trẻ tuổi càng phải nghiêm khắc để kiềm chế bản thân. Trong đó, điều đầu tiên cần làm chính là dứt bỏ nữ sắc. Nếu như có thể tách bản thân ra khỏi nữ sắc, người này nhiều khả năng sẽ làm nên sự nghiệp. Tăng Quốc Phiên từng tự đặt ra cho mình 3 điều cấm kỵ, đó chính là giới cấm nữ sắc, không hút thuốc phiện và không nói năng xằng bậy. Đáng chú ý, ‘giới sắc’ đã được ông đặt ở vị trí đầu tiên. Tăng Quốc Phiên quan niệm, sắc tâm nếu không bỏ, việc lớn khó thành. Do đó, nếu như muốn hoàn thành đại nghiệp, ông phải lập chí quyết tâm dứt bỏ điều này.
Biện pháp thứ hai chính là khiến cho bản thân trở nên thật bận rộn, đến mức sẽ không còn thời gian và tâm trí để nghĩ đến sắc dục nữa. Bên cạnh việc xử lý chính sự trong triều, chỉ cần có thời gian là Tăng Quốc Phiên sẽ luyện viết thư pháp. Một mặt, hành động này để tu thân dưỡng tính, mặt khác là để chuyển dời lực chú ý khỏi những chuyện nhỏ nhặt, không cần thiết.
Cứ như thế, Tăng Quốc Phiên đã có thể khống chế được dục vọng của mình và ‘con đường giới sắc’ của ông cuối cùng cũng đã thành công. Sau này, bởi vì ông một lòng đọc sách luyện chữ nên đã trở thành một bậc thánh hiền của cả thời đại.