Cổ nhân dạy “Lấy vợ lấy đức chẳng lấy sắc, kết bạn kết thân không kết tài”: Tại sao lại khẳng định như thế?
BÀI LIÊN QUAN
Cổ nhân dạy “Người nghèo không nói ba lời, không quan tâm ba điều”: Tại sao lại nói như vậy?Cổ nhân dạy “Nghèo không trách cha, khổ không mắng vợ”: Ý nghĩa vô cùng thâm sâuCổ nhân dạy “Nghèo gặp 3 người, mã đáo thành công”: Đó là 3 kiểu người nào?Được biết, câu nói này là một triết lý được đúc kết từ trí huệ của tổ tiên, ẩn chứa tinh hoa của văn hóa truyền thống. “Lấy vợ lấy đức chẳng lấy sắc, kết bạn kết thân không kết tài” như một lời nhắc nhở của người xưa dành cho những thế hệ sau về cách chọn bạn đời cũng như bạn bè để kết thân.
Lấy vợ lấy đức chẳng lấy sắc
Cổ nhân có câu nói "Lấy vợ lấy đức không lấy sắc", ý muốn khuyên dạy người đời sau khi lấy vợ nhất định phải để ý và quan sát thật tinh tường, tỉ mỉ. Điều mà mọi người cần coi trọng chính là đức hạnh cũng như phẩm cách chứ không phải là dung mạo bạn đời.
Lấy vợ chẳng lấy đức theo đúng như suy nghĩ của con người ngày nay thì "đức" chính là đức hạnh. Tính nội hàm của chữ này không phải ai cũng có thể hiểu nổi. Người xưa vốn coi trọng chữ hiếu, người phụ nữ biết đối xử với bố mẹ chồng, đó chính là một người vợ tốt, có giáo dưỡng và đức hạnh.
Người xưa vẫn truyền nhau câu chuyện về người con dâu hiếu thuận có thể cảm hóa Trời xanh, khiến kỳ tích xuất hiện. Cụ thể, vào tháng 3 năm Gia Vũ, niên hiệu Thuận Chí thời nhà Thanh, con trai của Cố Thành là một cư dân của huyện Vũ Tiến (Cổ Danh Tấn Lăng) tại tỉnh Giang Tô, Trung Quốc có kết hôn với một cô gái tên Tiến Chi. Một lần, Tiễn Chi về thăm họ hàng bên ngoại nhưng không bao lâu sau, ở quê chồng của cô bất ngờ bùng phát dịch bệnh, lây lan với diện tích rộng, nhiều người không qua khỏi vì bệnh tình quá nặng. Mọi người luôn lo sợ sẽ bị nhiễm bệnh đến nỗi bà con ruột thịt đều cố gắng tránh thật xa, không dám đến thăm.
Không may mắn, cả Cố Thành và vợ của ông đều đã bị nhiễm bệnh, sau đó cả con trai và con gái đều bị, trong nhà tổng cộng cả 8 người đều bị bệnh. Nghe tin cả nhà chồng mắc dịch bệnh, Tiễn Chi đang ở nhà mẹ đẻ vô cùng nóng lòng muốn quay trở về nhà chồng để chăm nom. Cha đẻ của Tiễn Chi cũng vô cùng sốt ruột, lo sợ con gái về nhà chồng cũng sẽ bị lây bệnh nên một mực giữ cô ở lại.
Tuy nhiên, vốn là người thấu hiểu lẽ phải và sống trọng tình nghĩa, Tiễn Chi nói với cha rẳng: Vợ chồng con lấy nhau mong muốn có thể phụng dưỡng cha mẹ hai bên khi tuổi già sức yếu, bây giờ cha mẹ chồng con lâm bệnh, con không thể bỏ mặc không chăm nom, nếu như thế sẽ cảm thấy vô cùng áy náy.
Sau đó, mặt cha mẹ đẻ phản đối, khuyên ngăn, Tiễn Chi vẫn một mình trở về quê chồng. Có thể nói, một chữ hiếu nghe chừng đơn giản nhưng để thực hành được lại không dễ dàng. Thực hành chữ hiếu sẽ không thể hời hợt và chiếu lệ. Chỉ khi nào biết nghĩ cho người khác và xuất phát từ nội tâm, kỳ tích mới có thể xuất hiện.
Có thể thấy, Tiễn Chi không màng nguy hiểm, dù trong hoàn cảnh nguy hiểm nhưng trong thâm tâm vẫn luôn suy nghĩ và lo lắng cho sự nguy nan của gia đình chồng, cố gắng để hoàn thành trách nhiệm của một người con dâu. Chính lòng hiếu thảo cùng với đức hạnh của Tiễn Chi đã khiến trời cao cảm động.
Ngày nay, một số người quan niệm nhan sắc là tất cả, coi đây là tiêu chuẩn quan trọng nhất để chọn vợ. Tuy nhiên, tục ngữ có câu "Tốt gỗ hơn tốt nước sơn", nội tâm cùng với sự tu dưỡng còn quan trọng hơn dung mạo, vẻ đẹp xuất phát từ nội tâm mới có thể tạo nên giá trị đích thực của một người.
Tham khảo thêm
- Biến động thị trường mua bán nhà đất
- Biến động thị trường cho thuê nhà đất
- Biến động thị trường sang nhượng nhà đất
Kết bạn kết tâm không kết tài
Cổ nhân trong quá trình kết bạn thường quan tâm đến tính cách, sự đồng điệu trong tâm hồn cũng như cảnh giới tinh thần. Một người sở hữu cảnh giới tinh thần cao thượng mới là một người bạn tốt, mới có thể tin tưởng. Khi kết bạn cần nhìn danh phẩm, coi trọng danh tiếng.
Chân Bân vốn là người triều Lương, trước đây có cuộc sống vô cùng khó khăn. Chân Bân từng lấy một đám gai để làm thế chấp, sau đó vay tiền của chùa Trường Sa. Sau đó, ông chuộc đám gai về liền phát hiện trong đó có 5 lượng vàng được kết giấu cẩn thận. Chân Bân liền nghĩ rằng: "Đây không phải thứ thuộc về bản thân. Khi làm người cần phải ưu tiên công bình chính trực là hàng đầu, không nên nhìn thấy cái lợi trước mắt mà làm việc trái với đạo nghĩa, bán rẻ lương tâm". Do đó, ông quyết định trở về chùa để gửi lại 5 lượng vàng.
Khi hoàng đế Lương Vũ vẫn còn là một thường nhân đã nghe câu chuyện của Chân Bân đã rất ngưỡng mộ phẩm chất con người ông. Vì thế sau khi lên ngôi, Lương Vũ vô cùng tin tưởng và ban chê Chân Bân làm huyện lệnh. Đồng thời, Lương Vũ cũng bổ nhiệm thêm 4 người huyện lệnh khác. Trước khi rời đi, ông đã triệu tập 4 huyện lệnh rồi nhắc nhở: "Là một quan huyện, quan trọng là phải chính trực, thận trọng ưu tiên lên hàng đầu".
Không những thế, Lương Vũ tín nhiệm Chân Bân, đồng thời coi ông như một người bạn tri giao và có cảnh giới tâm hồn đồng điệu.
Có thể nói rằng, người xưa coi tiền tài là vật ngoài thân, kết bạn luôn coi trọng về tư cách và phẩm chất. Coi trọng của cải và vật chất không phải là bạn bè chân chính, trong cuộc đời nếu như có thể kết giao với người có phẩm chất đạo đức tốt, đáng tin cậy thì chính là điều may mắn nhất trong cuộc đời, cần phải trân trọng.