Cổ nhân dạy “Nghèo không trách cha, khổ không mắng vợ”: Ý nghĩa vô cùng thâm sâu
BÀI LIÊN QUAN
Cổ nhân dạy “Uốn lưỡi bảy lần trước khi nói”: Nói chuyện không chỉ là nghệ thuật mà còn là học vấnCổ nhân dạy “Bảy không biếu, không tặng”: Đó là những thứ gì?Cổ nhân dạy “Người quân tử kết giao bình lặng, thanh đạm như nước, kẻ tiểu nhân kết giao nồng nàn, ngọt ngào như rượu ngon”: Cách chọn bạn mà chơi không phải ai cũng biếtĐể có thể xây dựng và bồi đắp được một gia đình hạnh phúc, nuôi dưỡng được một tình thân tốt đẹp trong gia đình là điều không hề dễ dàng. Đây là môn học khá hóc búa mà mọi người phải mất rất nhiều thời gian mới có thể hiểu được. Người xưa có câu “Nghèo không trách cha, khổ không mắng vợ”, vậy tại sao lại răn dạy như thế?
Nghèo không trách cha
Người xưa có câu nói rằng: “Chó cũng không chê chủ nghèo”. Chính cha mẹ là người đã ban cho chúng ta hình hài và cuộc sống này, vì thế, họ cũng luôn mong mỏi những điều tốt đẹp nhất sẽ đến với con cái của mình. Tuy nhiên, không phải cha mẹ nào cũng có khả năng để mang đến cho con cái một điều kiện sống sung túc, giàu có. Nếu cha mẹ có nghèo khó, chúng ta không thể trách cứ họ, càng tuyệt đối không thể coi thường họ.
Cha mẹ có thể nuôi dưỡng ta khi còn trẻ, nhưng không thể theo con cái đến hết cuộc đời. Chính vì thế, nếu như mong muốn điều gì, thứ gì, hãy tự mình nỗ lực để đạt được. Đừng vì một chút khó khăn hay phiền phức là trách móc cha mẹ không thể giúp mình, hoặc là trách móc họ không thể mang đến cho mình một cuộc sống giàu có, thuận lợi như bản thân vẫn hằng mong muốn.
Những bậc làm cha làm mẹ đều muốn con mình có một tương lai tươi sáng, chỉ cần họ có năng lực, họ sẽ làm mọi cách để mang lại những điều tốt đẹp nhất cho con cái. Do đó, phận làm con làm cái, hãy đối xử hiếu thuận và tử tế với cha mẹ mình.
Hiếu thuận không so đo
Tục ngữ có câu rằng: Bách thiện hiếu vi tiên. Hiếu thuận với cha mẹ chính là cái gốc để làm người, điều mà mọi người cần phải làm cho trọn vẹn. Quan trọng nhất, sự hiếu thảo này là thật lòng, không phải giả tạo hay qua loa. Đừng chỉ vì thấy anh em trong nhà không hiến thuận với cha mẹ mà cảm thấy bất bình khó chịu, suy nghĩ bản thân mình đã chịu nhiều thiệt thòi.
Hiếu thuận với cha mẹ cũng cần phải xuất phát từ thành ý. Nếu như chỉ việc hiếu thuận với bậc sinh thành mà cũng phải cân đo đong đếm, so sánh với anh chị em trong nhà, điều này sẽ hoàn toàn vô nghĩa.
Phận làm con cái, chăm sóc và báo hiếu cha mẹ là việc đương nhiên phải làm. Dù anh chị em đối xử với cha mẹ thế nào, điều này dựa vào điều kiện kinh tế và thành ý của họ. Đừng lấy sự hiếu thuận làm thước đo để so sánh thiệt hơn, hãy đối xử thật tốt với cha mẹ khi còn có thể, đừng để sau này phải hối tiếc.
Khổ không mắng vợ
Trong cuộc sống, những chuyện không như ý có thể chiếm từ 8 cho đến 9 phần. Những người phụ nữ có thể nguyện ý cùng bạn ‘đồng cam cộng khổ’ chính là người chân thành và hết lòng vì bạn. Do đó, nếu có gặp phải khó khăn hoặc thử thách, tuyệt đối đừng trút sự xấu hổ, thất vọng lên vợ, càng không được quở mắng và đánh đập họ.
Phàn nàn và chửi bới trong những tình cảnh khó khăn chỉ khiến oán hận, tranh chấp và đau khổ nảy sinh. Đồng thời, nó cũng chỉ khiến cuộc sống của mỗi người ngày càng u ám. Chỉ khi sống với lòng bao dung và sự lạc quan, cuộc sống mới tốt đẹp và tươi sáng hơn.
Đặc biệt, trong quá trình chung sống với nửa kia của mình, bên cạnh việc yêu thương che chở thì phải biết cách nâng đỡ lẫn nhau, cùng nhau kề vai sát cánh qua những ngày cả hạnh phúc lẫn khổ đau. Trách nhiệm lớn nhất của một người chồng là gánh vác, lo toan những công việc đại sự trong gia đình, chứ không phải hơi khó khăn một chút là trách móc và đổ lỗi cho vợ.
Tức giận không quát con
Trong cuộc sống này, có khá nhiều người mỗi khi tức giận là trút hết lên người con cái. Nếu như cha mẹ liên tục xả những cảm xúc tiêu cực lên con trẻ, chúng sẽ ngày càng xa cách cha mẹ, có chuyện gì cũng giấu giếm và không dám sẻ chia.
Những bậc cha mẹ thường xuyên “giận cá chém thớt”, luôn tùy tiện trách móc con cái của mình là biểu hiện của những người kém cỏi và bất lực nhất. Những thành viên trong gia đình thường sẽ không thể khống chế được cảm xúc của mình, dần dần hòa khí trong nhà sẽ ngày càng mất đi, ảnh hưởng đến tính cách và cuộc đời của trẻ. Vì thế, đừng tùy tiện trút giận lên con cái bởi sẽ khiến trẻ bất an và sợ hãi. Thay vào đó, hãy biến cơn giận thành yêu thương cùng với sự lý trí, để con cái sẽ cảm nhận được sự quan tâm cùng với ấm áp của gia đình.
Trong cuộc sống, mỗi người hãy kiềm chế thật tốt cơn nóng giận của mình, bồi dưỡng nên một tâm thái tốt thì mọi sự mới hưng thịnh, may mắn cũng vì thế mà đến với gia đình. Mỗi thành viên, người thân đều là món quà tuyệt vời mà Thượng đế đã ban tặng cho chúng ta, cũng là mối lương duyên mà mỗi người từng kết từ bao nhiêu kiếp trước. Gia đình là nơi chan hòa và ấm áp, là nguồn động lực giúp chúng ta cố gắng hoàn thiện bản thân từng ngày. Nền tảng của sự thành công đến từ việc yêu thương, quan tâm các thành viên trong gia đình, khiến họ cảm thấy hạnh phúc và vui vẻ.