Cổ nhân dạy “Kẻ yếu báo thù, kẻ mạnh tha thứ, kẻ trí tuệ không thèm để tâm”: Cảnh giới trí tuệ để thành công
BÀI LIÊN QUAN
Cổ nhân dạy “Nước không thử chẳng biết nông sâu”: Câu sau mới là triết lýCổ nhân dạy “Lấy vợ lấy đức chẳng lấy sắc, kết bạn kết thân không kết tài”: Tại sao lại khẳng định như thế?Cổ nhân dạy “Đàn ông không lấy vợ năm, đàn bà không lấy chồng sáu”: Tại sao lại nói như thế?Albert Einstein từng có câu nói rằng: “Kẻ yếu báo thù, kẻ mạnh tha thứ, kẻ trí tuệ không thèm để tâm”. Con người sống trên đời khó tránh những lúc gặp phải mâu thuẫn. Đáng chú ý, có một vài kẻ yếu vốn thù hằn rất dai, một lòng muốn báo thù người khác và dần dần trở thành một kẻ ác táng tận lương tâm. Nhưng cũng có những kẻ mạnh, họ nhìn thấy được nguyên nhân phía sau của sự việc, thật lòng tha thứ cho người khác và tu được thiện tâm. Những người trí tuệ sẽ xem nhẹ mọi thứ, chỉ chuyên tâm vào bản thân mình, họ mỉm cười và sống một cách thoải mái, nhẹ nhõm.
Thực tế, đây chính là 3 lập trường trong việc đối nhân xử thế, cũng là 3 tầng cảnh giới của đời người. Nếu như bạn đứng ở lập trường nào để nhìn nhận người khác, điều đó sẽ quyết định bạn cuối cùng sẽ đặt chân ở tầng cảnh giới nào.
“Kẻ yếu báo thù” có nghĩa là gì?
Vào mùa đông năm ngoái, giáo viên mầm non đã sắp xếp một bài tập về nhà cho con trai của chị họ, đó là mỗi ngày đều phải tập đánh bóng rổ. Vì sợ con ở bên ngoài lạnh, người chị họ để con tập bóng trong nhà, nghĩ đơn giản rằng mới có 8h tối nên sẽ không ảnh hưởng đến ai.
Không ngờ, có một người hàng xóm tên L. phải đi làm ca 1h sáng, cứ lúc nào định đi ngủ lại bị người chị họ kia làm ồn, cảm thấy rất bực mình nên đã cố ý làm ồn lại vào lúc nửa đêm. Sau vài ngày, cả nhà người chị họ không thể chịu nổi nên đã tìm đến L. để thương lượng. Kết quả, đôi bên chẳng ai chịu nhường ai nên mâu thuẫn càng thêm căng thẳng.
Cả hai tranh nhau khu vực hành lang của khu chung cư, người chị họ mang xe máy điện nhà mình để ngoài hành lang khiến cho L. đi lại khó khăn. L. cũng chẳng phải dạng vừa, dùng điếu thuốc lá dụi chết hoa nhà chị họ, nhà chị kia lại vứt đồ sang nhà L. Tức giận vô cùng, có một tối trước khi đi làm, L. cố ý bật đài rồi để loa to cả đêm. Chồng người chị họ cả đêm không ngủ được, hôm sau tìm L. để nói chuyện. Hai người lời qua tiếng lại, cuối cùng xông vào ẩu đả. Đến khi bảo an đến, cả hai đã bầm dập nằm trên sàn.
Cuối cùng, cả hai đều phải lên đồn công an, không những bị thương mà còn phải nộp phạt và bồi thường cho nhau. Thực tế, thái độ của chị họ với người hàng xóm là một kiểu “lập trường ích kỷ”. Cũng giống như trẻ con khi bị bạn cướp đồ chơi, chúng sẽ lập tức giành lại hoặc làm ầm ĩ đến khi nào đòi được lại thì mới thôi. Đây là lập trường đối nhân xử thế vô cùng thiển cận. Nếu vừa gặp vấn đề đã để cảm xúc chi phối, oan oan tương báo rơi vào ngõ hẹp, kết cục sẽ khiến đôi bên tổn thương, bản thân ngày càng ích kỷ, hẹp hòi. Thông thường, những người này sẽ gặp thất bại trong cuộc sống.
“Kẻ mạnh tha thứ” có nghĩa là gì?
Lúc trước, tôi có đi thực tập ở một công ty và phạm một lỗi lầm rất lớn. Lúc mới vào, biểu hiện của tôi khá tốt, lãnh đạo yên tâm nên thường giao cho những nhiệm vụ quan trọng. Một lần, công ty tổ chức hội nghị với các bên hợp tác, sếp phụ trách của tôi phải lên sân khấu thuyết trình. Vì khá bận rộn, sếp đã gửi bản thảo để tôi làm PPT.
Kết quả, tôi đã nhập sai cả tên công ty cùng với số liệu của một trang rất quan trọng. Vì khá vội, sếp chỉ nhìn qua một lần nên không phát hiện ra lỗi sai. Kết thúc buổi họp, rất nhiều người lấy chuyện này để trêu chọc lão tổng, khiến lão tổng cảm thấy vô cùng mất mặt. Lão tổng nhanh chóng gọi sếp lên mắng cho một trận, nói ra những lời hết sức khó nghe. Thời điểm thấy mặt sếp đỏ như gấc, tôi nghĩ mình xong đời rồi.
Thế nhưng, sếp lại không hề tức giận với tôi, ngược lại còn nói một câu rằng: “Lần sai sót này không phải do cậu mà là vì tôi lơ là. Cậu không cần phải cảm thấy áp lực, thanh niên sai lầm là chuyện bình thường. Tuy nhiên, lần sau làm việc nhỡ kiểm tra kỹ càng hơn một chút”.
Nghe xong câu này, tôi vừa cảm kích vừa thấy xấu hổ. Từ lần đó trở đi, mỗi lần làm gì tôi đều kiểm tra một cách cẩn thận. Mới đây, biết được tin sếp đã thăng chức, tôi cảm thấy vô cùng bất ngờ. Lập trường mà sếp đối với tôi chính là kiểu “lập trường lý tính”. Cũng giống một người, khi đối mặt với chiếc đồng hồ hết pin, không thể đi làm muộn mà phạt chiếc đồng hồ đó được. Thay vào đó, hãy tìm nguyên nhân từ chính mình, hiểu rằng không phải chiếc đồng hồ cố tình hết pin, đây mới là kiểu lập trường xử thế đỉnh cao.
Đối mặt với mọi chuyện, cần nhìn nhận bình tĩnh, thấu hiểu nguyên nhân tại sao người khác lại như thế, từ đó hành xử độ lượng rộng rãi, khoan dung chân thành. Đó mới là những kẻ mạnh chân chính trong cuộc sống.
Tại sao nói “Kẻ trí tuệ không thèm để tâm”?
Thời điểm Thế chiến thứ 2 nổ ra, Mahatma Gandhi vì không thể chịu được sự tàn phá dã man của thực dân Anh nên đã muốn có thể dẫn dắt người Ấn Độ đứng lên. Tuy nhiên, mong muốn này chẳng khác nào nằm mơ giữa ban ngày. Bởi khi đó, Ấn Độ vô cùng lạc hậu, các Tôn giáo liên tục phân tranh, nhiều người nghèo đói. Muốn dẫn dắt những người này chống lại thực dân Anh còn khó hơn hái sao trên trời. Thế nhưng, một người tay không tấc sắt như Mahatma Gandhi đã làm được.
Ông đã triệu tập một nhóm người dân trắng tay giống như mình đến nơi đóng quân của dân Anh, kháng nghị trong im lặng. Ông nói với mọi người rằng, dù quân Anh có đánh như thế nào, hãy coi như không hề có chuyện gì xảy ra. Sau khi dùng vũ lực để trấn áp, lấy súng đánh liên tiếp vào người dân, quân Anh thấy người dân chẳng những không đánh trả mà còn không né tránh, cứ thế tiến về phía trước.
Họ cứ ngã rồi lại đứng dậy, một người chết thì người phía sau đi lên, vô số người thay nhau không hề lo sợ. Từ họ đã tỏa ra một khí thế vô hình vô cùng mạnh mẽ. Khí thế này khiến quân Anh hoang mang. Khi chuyện này truyền đến nước Anh, người dân cảm thấy chuyện này quá tàn nhẫn nên đã biểu tình chống đối. Trong khi đó, số lượng người theo Mahatma Gandhi chống đối cũng càng ngày càng đông. Cuối cùng, giới chức Anh Quốc không chịu được áp lực từ nhiều phía nên buộc phải rút lui khỏi Ấn Độ.
Khi biết được sự việc, Einstein đã phải cảm thán: “Con cháu đời sau có lẽ rất khó tin được, trên thế giới không ngờ lại thực sự tồn tại một con người như vậy”. Có thể nói, cảnh giới cao nhất trong đối nhân xử thế chính là không quan tâm đến những tổn thương bên ngoài. Chính vì thế, Mahatma Gandhi đã lựa chọn đứng trên “lập trường vật lý” để đối mặt với người Anh. Đây chính là cảnh giới lập trường đối nhân xử thế cao nhất.
Không để thế giới bên ngoài tác động, luôn dùng con mắt đơn thuần khách quan để đối đãi với tất cả mọi người và mọi việc. Càng không để tâm, bạn sẽ càng lớn mạnh, điều này tương tự như “vô vi” ở trong Phật pháp. Chỉ những người như thế mới được coi là kẻ trí tuệ, thế giới cũng vì họ mà thay đổi.
Julian Paul Assange - một lập trình viên nổi tiếng người Úc từng nói rằng: “Câu chuyện nó vẫn luôn ở đó, quan trọng là câu chuyện bạn trông thấy đó là câu chuyện nào. Nếu như muốn đạt đến cảnh giới nhân sinh cao hơn, trước tiên cần học cách thay đổi góc nhìn và thay đổi lập trường của bản thân”.
Hãy suy nghĩ giống như kẻ mạnh, hành động giống như một người trí tuệ, chỉ như thế bạn mới nhanh chóng vươn tới được thành công. Hi vọng rằng, bạn sẽ sớm trở thành người như vậy.