Cổ nhân dạy “nam dựa vào ăn, nữ dựa vào ngủ”: Tại sao lại có quan niệm như vậy?
BÀI LIÊN QUAN
Cổ nhân dạy “30 lông dài thì 40 đột tử, 50 lông mọc là mệnh trường thọ”: Khoa học giải thích càng thêm bất ngờCổ nhân dạy: Đến tuổi trung niên thực hiện “5 không quá”, cuộc sống ắt an nhiên, tự tạiCổ nhân dạy “Nghèo không đi đường thủy, giàu không nói chuyện ngoại tình”: Tại sao nói như vậy?Theo quan niệm của trung y, nam thuộc dương, nữ thuộc âm, vận động sinh dương, tĩnh sinh ra âm nên nam phải dựa vào ăn uống để duy trì năng lượng vận động và tích tụ dương, còn nữ cần ngủ để duy trì sự tĩnh lặng, để dưỡng âm.
Giữa nam và nữ nên có sự khác biệt, nam dễ nóng giận, nữ hao tổn nhiều máu nhất; vì thế nam nên chú ý bồi bổ nguyên khí, nữ chú ý dưỡng huyết. Chỉ khi nắm được các nguyên tắc cơ bản về sức khỏe của nam giới và nữ giới thì mới có được cơ thể khỏe mạnh và cuộc sống hạnh phúc hơn.
Tại sao nói “nam dựa vào ăn”?
Rối loạn khí dẫn đến bệnh tật, thiếu khí dẫn đến triệu chứng bệnh còn khí suy kiệt dẫn đến tử vong. Trong “Nam Kinh” có câu rằng: Khí là gốc rễ của con người, nếu diệt gốc thì thân và lá đều khô héo.
Điều này có nghĩa rằng, nếu so sánh con người với một cái cây, hơi thở chính là gốc rễ của cây, thân người là thân và lá của cây. Rễ ăn sâu xuống đất, lá sinh sôi nảy nở thì sức sống mới lâu bền.
Khi khí cơ thể con người suy giảm, khí huyết không thông suốt, âm dương không hòa hợp sẽ khiến cho bệnh tật xâm nhập. Nam giới thiếu hụt khí phần lớn là nói đến chứng thiếu khí ở thận, người ta thường gọi là thận hư.
Ngày nay, đàn ông có thói quen uống rượu bia, hút thuốc, thức khuya, ham muốn tình dục vô độ, thường xuyên nóng giận. Nếu kéo dài như thế sẽ dẫn tới tình trạng gan nhiễm mỡ, cao huyết áp, tiểu đường, bệnh tim, viêm tuyến tiền liệt… Cuối cùng, một người vừa bước qua tuổi trung niên nhưng khí và thận đều kém thì cơ thể sẽ bệnh tật đầy mình.
Những người bị thiếu khí thường hụt hơi và mệt mỏi, đầy bụng, hay đổ mồ hôi, chóng mặt, bất tỉnh, khó tập trung, lời nói chậm chạp, khô mắt, đắng miệng, đau lưng, chân tay yếu, táo bón hoặc tiêu chảy, nước tiểu vàng và đau, chân tay lạnh, kém ăn, rối loạn giấc ngủ…
Vì thế, là nam giới cần chú ý đến việc bổ sung khí huyết thông qua chế độ ăn uống, ngủ nghỉ đúng giờ, sinh hoạt đều đặn. Trong đó câu nói “nam dựa vào ăn” ý nói đấng mày râu cần chú ý đến ăn uống để tăng cường sức khỏe. Có thể bổ sung món ăn từ ngải cứu, củ sen để bổ sung chất dinh dưỡng.
“Nữ dựa vào ngủ” có nghĩa là gì?
Khí và huyết là nguồn gốc của sự sống, việc bổ sung máu huyết là việc cả đời đối với người phụ nữ. Về mặt sinh lý mà nói, phụ nữ rất dễ bị thiếu máu. Theo như cách nói của y học cổ truyền Trung Quốc thì: “Khi khí chuyển thì huyết chuyển, khi “khí tắc thì huyết ứ”, chính là mất máu. Thiếu máu sẽ khiến con người dễ mắc nhiều bệnh, do đó, phụ nữ phải bổ máu và việc bổ máu là việc cả đời.
Sống trong xã hội hiện đại bận rộn, ngày càng nhiều phụ nữ gặp phải những nguy cơ về sức khỏe do ảnh hưởng của môi trường sống, áp lực công việc cùng với các yếu tố khác.
Nhiều phụ nữ vốn có nước da hồng hào, mắt sáng, răng trắng nhưng trước ngưỡng 40 tuổi lại trở nên cáu gắt, da dẻ khô cằn, tóc chẻ ngọn, hoa mắt chóng mặt, da xỉn màu, mỗi khi nhìn vào trong gương lại càng chán nản, buồn bã, kém tự tin.
Theo quan điểm của y học cổ truyền Trung Quốc, phụ nữ chú trọng đến việc dưỡng huyết. Nếu như không chú trọng vấn đề này, cơ thể sẽ dễ dàng xuất hiện những triệu chứng tiêu cực như môi tái nhợt, da mặt hơi vàng, tóc khô xơ vàng vọt, đau đầu, suy nhược…
Nếu thiếu máu quá nặng, cơ thể sẽ dễ lão hóa sớm, dẫn đến các triệu chứng như bạc tóc sớm, có nhiều nếp nhăn và rụng răng. Khi đầy đủ khí huyết, phụ nữ sẽ trở nên trẻ trung hơn, da dẻ mịn màng, sắc mặt hồng hào mà người xưa vẫn hay ví von là “da trắng hồng hào”, “da như mỡ đông”. Vì thế, dưỡng huyết chính là “thần dược chống lão hóa” hữu hiệu nhất cho phụ nữ.
Một số công thức y học cổ truyền Trung Quốc để bổ sung máu:
Canh long nhãn hạt sen: Hạt sen và long nhãn mỗi thứ 30g, táo đỏ 20g, đường phèn một lượng thích hợp. Hạt sen sau khi ngâm, gọt vỏ, rửa sạch lòng cho vào nồi hầm với thịt long nhãn đã rửa sạch và táo đỏ. Thêm nước vào nấu cho đến khi hạt sen chín mềm, nêm đường phèn cho vừa ăn. Uống canh này trước khi đi ngủ, 1-2 lần/tuần sau đó ăn hạt sen, hồng táo, long nhãn. Công thức này giúp dưỡng huyết, cường tráng kiện tỳ, ích khí, dùng chữa thiếu máu, mệt mỏi, suy nhược thần kinh, hồi hộp, hay quên, ngủ không yên giấc.
Cháo gan heo: Gan lợn khoảng 100-150g, 100g gạo tẻ. Gan heo rửa sạch, thái nhỏ, cho vào nồi cùng gạo tẻ, sau đó thêm 1 lít nước cùng hành, gừng, dầu, muối vừa đủ và đun với lửa lớn, cho đó vặn nhỏ lửa cho chín thành cháo. Uống 1 chén mỗi ngày. Món ăn này có tác dụng ích khí, dưỡng gan, cải thiện thị lực, thích hợp với người bệnh huyết hư do huyết hư, thiếu máu, viêm gan mãn tính , quáng gà, tăng nhãn áp...
Trứng gà với hạt câu kỷ tử và táo đỏ: 20 gam câu kỷ tử, 10 quả táo đỏ, 2 quả trứng gà, trứng gà sau khi chín bỏ vỏ, cho lại vào canh nấu cùng các nguyên liệu khác trong khoảng 10 phút. Ăn trứng uống canh, 1 lần/ngày hoặc cách ngày. Món ăn này có tác dụng bổ dưỡng thiếu hụt, dưỡng khí bổ huyết, cường tráng tỳ vị, dạ dày, có thể điều trị bệnh thiếu máu và suy nhược cơ thể, chóng mặt, hay quên, mất ngủ, giảm thị lực.
Súp thịt dê núi đương quy: 400 gram thịt dê cắt miếng, hoàng kỳ, đảng tham, đương quy (bọc trong túi vải xô) mỗi thứ 25 gam. Cho tất cả vào nồi hầm với 1 lít nước, đun nhỏ lửa đến khi thịt dê nhừ thì cho thêm 25 gam gừng và lượng muối thích hợp, sau đó ăn thịt uống nước canh. Món ăn này giúp bổ sung khí và tăng cường sinh lực thiếu hụt, làm ấm thận và tăng sinh lực cho máu.