meeyland app
Meey Land
Cổng thông tin bất động sản xác thực 4.0
Tải ứng dụng

Có bắt buộc phải thành lập ban quản trị nhà chung cư không?

Thứ năm, 29/09/2022-09:09

Hỏi: Năm ngoái, chung cư chúng tôi đã tổ chức Hội nghị nhà chung cư và bầu ra Ban quản trị với 9 thành viên. Tuy nhiên, sau một thời gian ngắn, 8/9 thành viên Ban quản trị đồng loạt có đơn từ nhiệm tập thể, điều này khiến cho các hoạt động chung bị đình trệ, nhiều vấn đề không được giải quyết. Suốt nhiều tháng qua, chung cư chúng tôi không có Ban quản trị. Tôi muốn hỏi, có bắt buộc phải thành lập Ban quản trị nhà chung cư hay không?

Xin cảm ơn!.

(Nhóm cư dân tại chung cư Hateco Xuân Phương, Hà Nội)

Trả lời: Cảm ơn nhóm cư dân đã gửi câu hỏi tới chuyên mục Hỏi đáp pháp luật. Đây cũng là vấn đề mà chúng tôi nhận được nhiều thắc mắc của bạn đọc trong thời gian qua. Về vấn đề này, luật sư Nguyễn Huy An (Đoàn Luật sư TP. Hà Nội) sẽ tư vấn như sau:

1. Ban quản trị nhà chung cư là gì?

Trước hết, để tìm hiểu chung cư có bắt buộc phải thành lập ban quản trị hay không thì cần phải biết đây là tổ chức gì trong các hoạt động của nhà chung cư.

Ban quản trị (BQT) nhà chung cư là một tổ chức đại diện toàn bộ các chủ sở hữu nhà chung cư. Ban quản trị có nhiệm vụ thực hiện các công việc quản lý và vận hành nhà chung cư theo quy định pháp luật về nhà ở.

Yêu cầu về việc thành lập Ban quản trị nhà chung cư được đặt ra tại khoản 1, 2 Điều 103 Luật Nhà ở 2014. Theo đó, trường hợp nhà chung cư có một chủ sở hữu hoặc nhà chung cư có nhiều chủ sở hữu nhưng có dưới 20 căn hộ thì chủ sở hữu, người sử dụng nhà chung cư thống nhất quyết định việc thành lập Ban quản trị nhà chung cư hoặc không thành lập Ban quản trị nhà chung cư. Trường hợp nhà chung cư có nhiều chủ sở hữu mà có từ 20 căn hộ trở lên thì việc yêu cầu thành lập Ban quản trị nhà chung cư là bắt buộc.


Nếu chung cư có trên 20 căn hộ thì bắt buộc phải thành lập ban quản trị
Nếu chung cư có trên 20 căn hộ thì bắt buộc phải thành lập ban quản trị

Thành phần Ban quản trị nhà chung cư bao gồm đại diện chủ sở hữu và người sử dụng nhà chung cư (đối với nhà chung cư có một chủ sở hữu) hoặc đại diện các chủ sở hữu nhà chung cư, đại diện chủ đầu tư (nếu có) và người sử dụng nhà chung cư tham gia hội nghị nhà chung cư trong một số trường hợp (đối với nhà chung cư có nhiều chủ sở hữu).

Đặc biệt, ban quản trị nhà chung cư có tư cách pháp nhân, có con dấu và thực hiện các quyền cũng như trách nhiệm được quy định tại Luật Nhà ở.

Ngoài ra, việc bầu, bãi nhiễm thành viên của ban quản trị được thực hiện thông qua hội nghị nhà chung cư mà không phải thành lập công ty cổ phần hoặc hợp tác xã.

Không chỉ thế, theo khoan 3 Điều 17 Quy chế ban hành kèm theo Thông tư 02/2016/TT-BXD, ban quản trị nhà chung cư có nhiệm kỳ hoạt động 03 năm và được bầu lại tại hội nghị nhà chung cư thường niên của năm cuối nhiệm kỳ trừ trường hợp có hội nghị bất thường để thay thế ban quản trị.

2. Có bắt buộc phải thành lập ban quản trị chung cư không?

Khoản 3 Điều 103 Luật Nhà ở năm 2014 có quy định về việc tổ chức ban quản trị nhà chung cư như sau:

- Chung cư có một hoặc nhiều chủ sở hữu nhưng chỉ có dưới 20 căn hộ: Có thể quyết định việc thành lập Ban quản trị hoặc không. Nếu thành lập thì ban quản trị sẽ là:

- Chung cư có một chủ sở hữu: Ban quản trị gồm đại diện chủ sở hữu và người sử dụng nhà chung cư, hoạt động theo mô hình tự quản, không có tư cách pháp nhân, không có con dấu.

- Chung cư có nhiều chủ sở hữu: Từ 20 căn hộ trở lên bắt buộc phải thành lập ban quản trị gồm các chủ sở hữu nhà chung cư, đại diện chủ đầu tư (nếu có) hoặc có thể bao gồm cả người sử dụng chung cư nếu có tham gia Hội nghị nhà chung cư; hoạt động theo mô hình Hội đồng quản trị của công ty cổ phần/ban chủ nhiệm của hợp tác xã.

Căn cứ các quy định này có thể thấy, ban quản trị chung cư không phải tổ chức bắt buộc phải thành lập trong mỗi khu chung cư mà chỉ khi trên 20 căn hộ trở lên mới bắt buộc thành lập ban quản trị chung cư. Ngược lại, nếu dưới 20 căn hộ thì không cần, có thể lập hoặc không theo thoả thuận của các chủ sở hữu chung cư.

Trên đây là toàn bộ nội dung tư vấn của luật sư về vấn đề mà quý vị quan tâm, hy vọng những nội dung này sẽ góp phần hỗ trợ quý vị trong quá trình giải quyết sự việc.

LS. Nguyễn Huy An
Theo: Reatimes.vn
Copy link
Chia sẻ:

Cùng chủ đề

Đất nhận chuyển nhượng năm 2008 chưa có sổ đỏ thì có được sang tên quyền sử dụng đất không?

Giải quyết tranh chấp đất đai khi đã có giấy chứng nhận quyền sử dụng đất

Hỏi về điều kiện, thủ tục chuyển nhượng quyền sử dụng thửa đất có nhiều mục đích sử dụng?

Không có di chúc có được nhận thừa kế không? Thủ tục khai nhận di sản như thế nào?

Ủy Ban nhân dân xã có quyền ra quyết định giải quyết tranh chấp đất đai không?

Hỏi về quyền và lợi ích của chủ sở hữu đất 

Đất đang sử dụng không có sổ đỏ từ năm 1978 có được bồi thường khi bị thu hồi không?

Hỏi về quyền sử dụng đất của mẹ khi bố đã mất không để lại di chúc

Tin mới cập nhật

"Nhập cuộc" đường đua NOXH, Nam Định sắp có dự án hơn 900 tỷ đồng với 1.100 căn hộ

11 giờ trước

Thấy gì từ gần 26.000 sản phẩm tồn kho của doanh nghiệp bất động sản?

11 giờ trước

Thí điểm mở rộng đất xây dựng nhà ở thương mại: Tránh tạo cơ chế xin cho

11 giờ trước

Kết thúc đấu giá đất Hoài Đức: 2 lô đắt nhất 15 tỷ đồng/lô, gấp 14 lần khởi điểm

11 giờ trước

Công nghệ đang định hình tương lai cho người mua nhà lần đầu như thế nào?

1 ngày trước