meeyland app
Meey Land
Cổng thông tin bất động sản xác thực 4.0
Tải ứng dụng

Cloud services là gì? Lợi ích của Cloud services

Thứ tư, 08/06/2022-00:06
Cloud Services là một loại hình dịch vụ có tên tiếng anh Platform as a Service (PaaS). Nó Cho phép người dùng nâng cấp dễ dàng mà không ảnh hưởng đến các dữ liệu đang được vận hành. Bởi vậy Cloud Services có thể đáp ứng nhu cầu hoạt động của các website lớn. Bài viết dưới đây chúng ta cùng tìm hiểu rõ xem Cloud Services là gì và các vấn đề liên quan nhé.

1. Cloud Services là gì?

Cloud Services là gì là vấn đề được nhiều chủ doanh nghiệp, người dùng công nghệ quan tâm. Theo chuyên gia Cloud service hay còn gọi là máy chủ đám mây. Đây là hệ thống cơ sở hạ tầng ảo được xây dựng để thực hiện việc lưu trữ, xử lý thông tin và ứng dụng. Cloud Server là một sản phẩm máy chủ tương tự như máy chủ ảo VPS. Tuy nhiên điểm khác biệt là nó được thiết lập thêm công nghệ Cloud Computing- công nghệ điện toán đám mây. 

Trên thực tế khi doanh nghiệp cần được triển khai dự án thiết lập một ứng dụng nào đó mà cần có máy chủ thì chúng ta buộc phải thuê hoặc mua hệ thống mới. Bạn không thể dùng chung với các máy chủ đang chạy những dự án khác. Cloud Services không chỉ mang đến không gian lưu trữ dữ liệu rộng lớn mà còn có khả năng nâng cấp tài nguyên đơn giản và nhanh gọn.

Quá trình nâng cấp chỉ diễn ra trong vòng vài phút. Trong thời gian hoạt động này diễn ra thì không cần phải bảo trì máy chủ.  Tất cả dự án đều có thể triển khai trên cùng một máy chủ Cloud Services. Nếu không đủ tài nguyên thì có thể nâng cấp thêm, gần như không có giới hạn. 


Cloud service hay còn gọi là máy chủ đám mây dùng để lưu trữ, xử lý thông tin và ứng dụng
Cloud service hay còn gọi là máy chủ đám mây dùng để lưu trữ, xử lý thông tin và ứng dụng

2. Ưu điểm và hạn chế của Cloud Services

2.1. Ưu điểm của Cloud Services

Cloud Services được thiết lập thêm công nghệ điện toán đám mây nên có nhiều tính năng vượt trội hơn so với hệ thống máy chủ thông thường. Một số tính năng nổi bật như:

  • Tính sẵn sàng cao: Máy chủ có cơ chế tự theo dõi trạng thái của các đám mây trong hệ thống. Nếu một trong các hệ quản trị gặp phải sự cố thì client sẽ nhanh chóng chuyển tự động sang server khác.
  • Dễ dàng nâng cấp: Trong trường hợp khách hàng cần thêm tài nguyên thì chỉ cần nâng giới hạn trên các server. 
  • Thuận tiện trong việc tạo thêm máy chủ ảo mới trong nội bộ nhằm hỗ trợ cho việc kinh doanh hay quản lý doanh nghiệp. 
  • Trình quản lý thân thiện: Giao diện Cloud Server dựa trên nền tảng web 2.0. Nó được trang bị đầy đủ mọi tiện ích để phục vụ các đối tượng người dùng khác nhau. 
  • Khả năng truy cập từ xa hiệu quả: Tất cả mọi server đều cung cấp dịch vụ truy cập từ xa. Người dùng có thể truy cập, quản lý mọi lúc mọi nơi vô cùng tiện lợi. 
  • Sao lưu dữ liệu an toàn: Hệ thống Cloud Server được “backup” và thực hiện lưu trữ hàng tuần dưới dạng “snapshot”. Nhờ vậy tất cả dữ liệu đều được bảo vệ an toàn. 
  • Bảo mật nâng cao: Cloud Server áp dụng hệ thống bảo mật nhiều lớp mới nhất. Hệ thống có khả năng bảo vệ toàn thời gian. Cùng với đó là việc bảo mật toàn diện dữ liệu ra/vào trên khi giao tiếp với bên ngoài.

2.2. Nhược điểm của Cloud Services

Bên cạnh những ưu điểm, tính năng vượt trội thì Cloud Server cũng có hạn chế nhất định. Điển hình như chế độ bảo mật của hệ thống này kém hơn so với việc dùng máy chủ riêng. Nếu bạn sử dụng Cloud Server Linux có thể sẽ bảo mật tốt hơn Cloud Server Windows. 

Tuy nhiên doanh nghiệp, tổ chức sẽ phải chi ra một khoản phí lớn khi sử dụng dịch vụ. Đồng thời chúng ta nên tìm hiểu kỹ để chọn nhà cung cấp công nghệ điện toán đám mây thực sự uy tín để đảm bảo chất lượng cho hệ thống. 


Cloud Services được thiết lập thêm công nghệ điện toán đám mây 
Cloud Services được thiết lập thêm công nghệ điện toán đám mây 

3. Lợi ích của Cloud Server mang lại cho người dùng

Sau khi tìm hiểu Cloud Server là gì thì người dùng cũng muốn biết những giá trị, lợi ích mà công nghệ này mang đến. Theo chuyên gia công nghệ, Cloud Server là hệ thống máy chủ ảo vô cùng hữu ích, cụ thể:

3.1. Bảo mật dữ liệu an toàn, riêng tư

Trong môi trường ảo mọi sự cố về phần mềm đều được cách ly. Do đó các thông tin, dữ liệu trên hệ thống luôn đảm bảo tính bảo mật cao. Bên cạnh đó những máy chủ ảo khác cũng không làm ảnh hưởng đến máy chủ ảo của bạn và ngược lại. Ngay cả khi người dùng khác gây quá tải cho máy chủ thì nó vẫn không tác động gì đến khả năng vận hành của Cloud Server.

3.1. Hạn chế sự cố xảy ra ở máy chủ vật lý

Cloud Server hoạt động rất ổn định, tốc độ nhanh chóng và tính bảo mật cực cao. Chúng giúp người dùng hạn chế tối đa những vấn đề phần cứng xảy ra với máy chủ vật lý. Hơn nữa nó còn trở thành giải pháp hiệu quả nhất cho những doanh nghiệp muốn giảm thiểu chi chí cho mảng IT.

3.2. Tạo sự linh hoạt trong công việc và quản lý

Trên thực tế việc mở rộng hay giảm các máy chủ ảo rất dễ dàng, thuận tiện. Hệ thống Cloud Server không chỉ cho phép nâng cấp bộ nhớ mà còn có thể thêm không gian ổ đĩa nhanh chóng. Đây là lợi ích được các chuyên gia, người dùng đánh giá cao. Bởi nó mang đến sự linh hoạt cho công việc và quá trình quản lý của công ty, doanh nghiệp.

3.3. Người dùng nhận được nhiều tài nguyên hơn

Máy chủ ảo Cloud Server cung cấp các dịch vụ nhanh hơn. Mặc dù mức giá của nó tương đương với máy chủ vật lý nhưng người dùng sẽ nhận được nhiều tài nguyên hơn. Nhờ đó các trang Web được Host trên đám mây cũng có tốc độ chạy nhanh hơn so với máy chủ thông thường.


Cloud Server hoạt động ổn định, tốc độ nhanh chóng và tính bảo mật cực cao
Cloud Server hoạt động ổn định, tốc độ nhanh chóng và tính bảo mật cực cao

4. Các mô hình công nghệ triển khai Cloud Server

Hiện nay mô hình công nghệ điện toán đám mây Cloud Server thường tập trung theo mô hình IaaS. Một đám mây có sự kết hợp giữa công nghệ ảo hóa máy chủ và các công nghệ. Các công đoạn triển khai mô hình máy chủ ảo được thực hiện gồm những bước sau:

4.1. Ảo hóa máy chủ vật lý

Khi triển khai đám mây thì đầu tiên nhà cung cấp dịch vụ sẽ tiến hành ảo hóa các máy chủ vật lý. Ảo hóa gồm hai loại: ảo hóa dựa vào hệ điều hành (phần mềm) và ảo hóa dựa vào phần cứng. Khi hiểu được các định nghĩa này chúng ta sẽ nắm rõ cách thức vận hành của công nghệ triển khai đám mây.

4.2. Triển khai đám mây

Tiếp theo, chúng ta sẽ đưa máy chủ ảo lên đám mây bằng công nghệ triển khai điện toán đám mây. Nó có 3 chức năng chính bao gồm: Compute Virtualization, Network Virtualization và Storage Virtualization. Ngoài ra, người dùng có thể thêm một số tính năng bảo mật, tường lửa. Sau đó đồng bộ với hệ thống Cloud Server nhằm tăng độ ổn định.

4.3. Vận hành và quản lý đám mây

Công đoạn tiếp theo của công nghệ triển khai điện toán đám mây là bạn sẽ hỗ trợ thực hiện việc khởi tạo. Sau đó tiến hành cấp phát, phân tán, sao lưu, di chuyển, phục hồi tài nguyên dưới dạng máy chủ ảo. Mỗi nhà cung cấp dịch vụ Cloud Server sẽ ứng dụng công nghệ riêng hoặc dùng phần mềm có sẵn.


Công nghệ điện toán đám mây Cloud Server tập trung theo mô hình IaaS
Công nghệ điện toán đám mây Cloud Server tập trung theo mô hình IaaS

Lời kết

Trên đây là những thông tin giải đáp thắc mắc Cloud services là gì và ưu nhược điểm của mô hình điện toán đám mây này. Mặc dù mô hình máy chủ ảo Cloud services mang đến rất nhiều lợi ích. Tuy nhiên trước khi ứng dụng vào bộ máy của doanh nghiệp bạn vẫn cần nghiên cứu kỹ lưỡng. Đồng thời bạn nên hỏi rõ mức phí dịch vụ để chủ động hơn về tài chính. 

Theo: Reatimes.vn
Copy link
Chia sẻ:

Cùng chủ đề

Meey Group chia sẻ kinh nghiệm về proptech tại Hội nghị Thượng đỉnh Khoa học và Kinh tế toàn cầu

Chủ nhân giải VinFuture 2024 khuyên người trẻ chấp nhận rủi ro và luôn tò mò

Liên danh FPT Nha Trang muốn làm khu đô thị công nghệ rộng hơn 50ha tại "hòn ngọc biển Đông"

Từng chỉ sống với 72 nghìn mỗi ngày, làm việc 100 giờ/tuần với 3 công việc: Nhiều năm sau "lội ngược dòng" thành doanh nhân thành đạt, nắm giữ khối tài sản tỷ đô

Mã độc lây lan qua Facebook có nguồn gốc từ Việt Nam NodeStealer lại “tái xuất giang hồ”

Ứng dụng AI trong “số hoá” bất động sản, Meey Group gây ấn tượng tại Diễn đàn Chuyển đổi số Hải Phòng 2024

Chưa thể cấm ngay Temu, 1688 và Shein, Bộ Công Thương và Tổng cục Thuế nói gì?

Mạng 5G lúc nhanh, lúc chậm: Viettel lý giải nguyên nhân?

Tin mới cập nhật

Hà Nội: Năm 2025 nguồn cung căn hộ bất ngờ giảm nhẹ

23 giờ trước

Thủ tục pháp lý “cản bước” M&A bất động sản

23 giờ trước

Cho vay mua nhà dự kiến sẽ tăng trưởng 15% trong năm 2025

23 giờ trước

Bất động sản nghỉ dưỡng vẫn "nằm im" trong cuộc đua phục hồi

23 giờ trước

Nhà sản xuất thiết bị bán dẫn Trung Quốc bất ngờ được loại khỏi “danh sách đen” của Mỹ

23 giờ trước