Chuyên gia: Tình trạng đình trệ của thị trường BĐS có sự tác động lớn nhất bởi những vướng mắc pháp lý
BÀI LIÊN QUAN
Chuyên gia: "Thị trường bất động sản không thể khó khăn hơn được nữa mà chỉ tốt lên thôi"Chuyên gia chứng khoán: Ưu tiên hạ hết dư nợ margin và bán ra những cổ phiếu vừa và nhỏ đã tăng "nóng"Chuyên gia nhận định về một loại hình bất động sản từng được ví như kênh đầu tư siêu lợi nhuậnTheo Nhịp sống thị trường, phát biểu ở hội thảo, Chủ tịch Hiệp Hội bất động sản Việt Nam - TS Nguyễn Văn Khôi cho biết, hai năm qua, thị trường bất động sản đã xuất hiện những nút thắt lớn khiến cho doanh nghiệp cũng như các nhà đầu tư bị suy giảm mạnh. Đáng chú ý, từ nửa cuối năm 2022, các doanh nghiệp bất động sản đã rơi vào cảnh tiến thoái lưỡng nan khi mà dự án bị đình trệ và dòng tiền bị tắc nghẽn, áp lực trả nợ đè nặng.
Và tình trạng đình trệ của thị trường bất động sản có sự tác động lớn nhất bởi những vướng mắc về mặt pháp lý (ghi nhận chiếm đến 70% khó khăn, vướng mắc của các dự án). Và theo thông tin từ Bộ Xây dựng thì chỉ riêng ở Hà Nội, TP. Hồ Chí Minh ước tính có khoảng 400 dự án gặp vướng mắc về thủ tục triển khai. Cũng theo đó, những ách tắc này đã kéo dài rất nhiều năm tuy nhiên chưa được giải quyết.
Trong thời gian vừa qua, Chính phủ cũng như các Bộ, Ngành đã ban hành nhiều cơ chế, chính sách tác động trực tiếp, gián tiếp đến lĩnh vực bất động sản như là Nghị quyết số 33/NQ-CP; Nghị định 08/2023/NĐ-CP; Quyết định số 338/QĐ-TTg; Nghị định số 10/2023/NĐ-CP.
TS. Cấn Văn Lực - chuyên gia Kinh tế trưởng BIDV cho biết, hiện nay có 6 yếu tố chính tác động trực tiếp đến bất động sản đó là kinh tế vĩ mô, môi trường pháp lý, cách thức quản lý và giám sát bất động sản; quy hoạch cũng như kết cấu hạ tầng; cung cầu - giá cả; thông tin dữ liệu minh bạch.
Đến thời điểm hiện tại, thị trường đang chú trọng chính vào pháp lý cũng như tài chính. Trong đó thì pháp lý chính là rào cản, khó khăn lớn nhất là xuất phát từ nhiều quy định còn chồng chéo, thiếu đi tính nhất quán, đồng bộ và quy định pháp lý chưa được đầy đủ, chưa được hướng dẫn kịp thời, chưa sát với thực tiễn. Song song với đó, chính là tâm lý sợ sai, sợ trách nhiệm và đùn đẩy, làm chậm hay thậm chí là làm ách tắc nhiều dự án.
Cũng theo TS. Cấn Văn Lực, bất động sản cần phải quyết liệt hơn trong công tác cơ cấu lại các khoản đầu tư và hoạt động quản trị của doanh nghiệp. Đứng trước bối cảnh thị trường khó đủ đường thì doanh nghiệp bất động sản cần phải hạn chế đầu tư trải dài, mạnh tay tái cơ cấu doanh nghiệp để có thể vượt qua được qua nghịch cảnh.
Còn Luật sư Nguyễn Hồng Chung - Phó Chủ tịch câu lạc bộ Bất động sản Việt Nam cho hay, việc giao đất nhưng không tính tiền sử dụng đất sẽ ảnh hưởng nhiều đến cả Nhà nước lẫn nhà đầu tư. Có nhiều dự án đã giao đất trên giấy tờ nhưng lại không tổ chức giao đất ở thực địa cũng như không tính tiền sử dụng đất nhiều năm đã dẫn đến giá trị tiền sử dụng đất ở thời điểm giao đất trên giấy tờ và trên thực tế quá khác xa nhau. Và điều này cũng dẫn đến việc Nhà nước và nhà đầu tư không thể thống nhất được về giá.