meeyland app
Meey Land
Cổng thông tin bất động sản xác thực 4.0
Tải ứng dụng

Chuyên gia nhận định dòng tiền chảy vào thị trường bất động sản sẽ tốt hơn vào năm 2023

Thứ hai, 26/12/2022-17:12
Sang năm 2023, dự kiến thị trường bất động sản sẽ có nhiều khởi sắc nhờ vào những mặt tích cực từ chính sách pháp luật đất đai, nhà ở được sửa đổi, nhất là chính sách về tín dụng…

Tại diễn đàn "Dự báo thị trường bất động sản 2023" được tổ chức bởi Tạp chí Diễn đàn Doanh nghiệp phối hợp với Hiệp hội Bất động sản Việt Nam (VnREA), PGS.TS Trần Kim Chung - Nguyên Phó Viện trưởng Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương phát biểu: Năm 2023 sẽ có các luồng tiền chảy vào thị trường bất động sản thể hiện tín hiệu tích cực. 

Tín dụng năm 2023 tốt hơn 

PGS.TS Chung cho rằng, luồng tiền trước tiên là tín dụng năm 2023 sẽ tốt hơn năm 2022 nhờ quyết định nới hạn mức tín dụng thêm từ 1,5 - 2% cho ngân hàng thương mại, điều này tạo đà cho doanh nghiệp vận hàng. Sang năm mới, tín dụng chắc chắn chưa giảm. 

Luồng tiền thứ 2 là chứng khoán với xu hướng tăng, cung cấp vào nền kinh tế và thị trường bất động sản một lượng tiền khổng lồ. “Nếu chỉ tăng 25% thì quả thực rất tốt, nhưng cũng có thể tăng tới 30 - 40%, thậm chí là 50%. Vì khi đã xuất hiện đỉnh thì khả năng vượt đỉnh là có thể xảy ra” - Vị chuyên gia nói. 


Tín dụng năm 2023 sẽ tốt hơn năm 2022 nới thêm room từ 1,5 - 2% cho ngân hàng thương mại
Tín dụng năm 2023 sẽ tốt hơn năm 2022 nới thêm room từ 1,5 - 2% cho ngân hàng thương mại

Cùng với đó, luồng tiền thứ 3 là trái phiếu đang được phục hồi trở lại. Năm tới vẫn còn một lượng trái phiếu đáo hạn, tuy nhiên nếu được phản ứng bằng các chính sách phù hợp kịp thời sẽ kiểm soát được vấn đề. 

Luồng tiền thứ 4 là kiều hối vẫn được duy trì ổn định, Việt Nam nằm trong nhóm 10 quốc gia nhận kiều hối lớn nhất thế giới, ước tính có 25% lượng kiều hối được đầu tư vào lĩnh vực bất động sản. Luồng tiền thứ 5 là từ những nhà đầu tư tiềm năng không bị hạn chế bởi tâm lý “có tích lũy sẽ đầu tư vào đất đai, nhà ở”. 

Bên cạnh đó, các luồng tiền còn lại gồm: Việc doanh nghiệp kinh doanh bất động sản đang dần vượt qua thời kỳ khó khăn; M&A bất động sản sôi động; Nhiều nhà đầu tư chiến lượng mới xuất hiện và trở thành “sếu đầu đàn” giúp thay đổi cục diện của một địa phương, một vùng kinh tế ở mức ổn định… 

Đáng chú ý, theo ông Chung, vào năm 2023 sẽ có nguồn tiền tới từ nguồn vốn đầu tư nước ngoài vô cùng tươi sáng. Bởi, có hơn 200 đại diện cap cấp của những công ty đầu tư hàng đầu bình chọn Việt Nam là một điểm đến đầu tư được ưu tiên nhất, nhì trong nhóm những thị trường mới nổi. Đồng thời, đây cũng là lần đầu tiên Việt Nam lọt Top 20 nền kinh tế về thu hút FDI trên toàn cầu. 

Về luồng vốn FDI, Tổng giám đốc Điều hành Savills Việt Nam - Ông Neil MacGregor chia sẻ thêm, ông thừa nhận Việt Nam đang được rất nhiều nhà đầu tư quốc tế quan tâm. “Sau hơn 30 năm thực hiện chính sách mở cửa thu hút vốn FDI, hiện tại Việt Nam đang nhận được đầu tư từ 140 quốc gia, vùng lãnh thổ trên toàn cầu, đi đầu nhóm ngành sản xuất - chế tạo và bất động sản. Phải khẳng định rằng đây là một trong những nguồn lực rất quan trọng để thúc đẩy tăng trưởng kinh tế khi đặt trong bối cảnh hiện tại” - Chuyên gia Savills nhận định.


Nguồn tiền tới từ vốn đầu tư nước ngoài vô cùng tươi sáng hơn vào năm 2023
Nguồn tiền tới từ vốn đầu tư nước ngoài vô cùng tươi sáng hơn vào năm 2023

Về vấn đề này, Tổng giám đốc Cushman & Wakefield Việt Nam - Bà Trang Bùi cho hay: “Dòng vốn ngoại vào Việt Nam đã giúp người dân nói chung cải thiện thêm thu nhập. Việc thu hút vốn đầu tư FDI tại miền Bắc chiếm 37%, còn tại miền Nam, nhất là khu vực Đông Nam bộ chiếm tới 41% cũng ảnh hưởng khá nhiều tới thị trường bất động sản”. 

Tiếp tục xây dựng chính sách khởi thông dòng tiền

Trước các triển vọng tích cực về luồng vốn chảy vào thị trường bất động sản, PGS.TS Trần Kim Chung nhìn nhận, cần tiếp tục có các chính sách khởi thông dòng chảy của luồng tiền. Thay vì hỗ trợ tài chính từ phía cung (người làm) thì nay chuyển sang phái cầu (người mua). Từ những điều kiện vay vốn ưu đãi dành cho một số đối tượng khách hàng nhất định khi có giao dịch được thực hiện. Ngoài ra, hướng tới việc hỗ trợ thị trường một cách chuyên nghiệp, trưởng thành và thực chất hơn. 

Bên cạnh đó, xét về dài hạn, cần hoàn thiện hệ thống pháp luật liên quan tới lĩnh vực bất động sản, cùng những chỉ báo thị trường như: chỉ số giá đất, chỉ số thị trường nhà, chỉ số giá nhà…; Huy động tất cả nguồn lực tiềm năng; Tăng sự minh bạch cho thị trường vì “Chúng ta luôn nói rằng thị trường đang nóng nhưng chưa biết là 38 độ hay 42 độ” - Ông Chúng nói. 


Cần sớm hoàn thiện hệ thống pháp luật liên quan tới lĩnh vực bất động sản
Cần sớm hoàn thiện hệ thống pháp luật liên quan tới lĩnh vực bất động sản

Hiệu trưởng Trường đại học Kinh tế Quốc dân - GS.TS Phạm Hồng Chương cũng đề nghị đẩy nhanh tiến độ phê duyệt cấp tín dụng cho những dự án sản xuất kinh doanh đạt hiệu quả, nhiều khả năng thu hồi vốn. Đồng thời, tích cực chủ động xử lý, trình cơ quan có thẩm quyền quyết định việc cấp tín dụng vượt giới hạn cho phép đối với những dự án trọng điểm quốc gia, dự án phục vụ mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội. 

Đặc biệt, theo đề xuất của GS.TS Chương, nên rà soát, đánh giá về khả năng trả nợ của các khách vay, trong đó có doanh nghiệp kinh doanh bất động sản nhằm cơ cấu lại nợ một cách hợp lý. Các khách hàng cần có phương án đầu tư, kinh doanh khả thi và khả năng bán được sản phẩm. Theo đó, tổ chức tín dụng mới xem xét cơ cấu lại nợ và tiếp tục cho vay để phục vụ sản xuất. 

Nhà nước cũng cần ban hành về tiêu chí cho vay đối với mỗi loại bất động sản khác nhau, hạn chế tập trung tín dụng vào nhiều dự án bất động sản, nhà ở phân khúc cao cấp. Cần đẩy nguồn vốn tín dụng đầu tư và dự án nhà ở xã hội, nhà ở cho công nhân, nhà ở thương mại tiêu thụ tốt, hiệu quả cao, đáp ứng nhu cầu thực. 

“Nhu cầu thực chính là điểm sáng để gỡ khó nên các chủ đầu tư cần có chính sách để bán hàng, tập trung vào phục vụ nhu cầu của đối tượng này. Từ đó phần nào để dòng vốn khơi thông” - Ông Chương nhấn mạnh. 

Theo: Reatimes.vn
Copy link
Chia sẻ:

Cùng chủ đề

Nghịch lý thị trường bất động sản: Giá cao, tỷ lệ hấp thụ tốt nhưng kết quả kinh doanh èo uột

Người dân TP.HCM bức xúc về cách tính tiền sử dụng đất

Mở rộng quỹ đất xây dựng nhà ở thương mại: Chỉ nên thí điểm ở phạm vi hẹp

Cơ hội tăng giá nhiều lần của đất nền phía Nam sẽ khó xuất hiện

Đất đấu giá “hạ nhiệt” nhưng vẫn bán chênh cả tỷ đồng

Lãi suất “ghìm cương” nhà ở xã hội

ĐBQH lo ngại “cơn sóng sốt đất” nếu thí điểm mở rộng đất cho nhà ở thương mại

Bảng giá đất làm chi phí chuyển đổi một nền đất từ 200-300 triệu lên 1-2 tỷ đồng

Tin mới cập nhật

Vì sao khó giảm lãi suất cho vay mua NOXH?

1 ngày trước

Khách hàng “ngậm đắng nuốt cay” vì dự án bất động sản vướng pháp lý

3 ngày trước

Người dân TP.HCM bức xúc về cách tính tiền sử dụng đất

4 ngày trước

Nghịch lý thị trường bất động sản: Giá cao, tỷ lệ hấp thụ tốt nhưng kết quả kinh doanh èo uột

4 ngày trước

Cơ hội tăng giá nhiều lần của đất nền phía Nam sẽ khó xuất hiện

4 ngày trước